Mục lục
Mô hình 7Ps trong marketing là một hình mở rộng của Marketing 4Ps cổ điển, bổ sung thêm 3 thành tố mới bên cạnh 4 thành tố cơ bản. Cha đẻ của mô hình 7P chính là E. Jerome McCarthy. Công chúng lần đầu được tiếp cận, biết đến công thức này thông qua cuốn Basic Marketing. A Managerial Approach.
Marketing mix là gì?
Vậy thì marketing mix là gì? Marketing mix, hay còn gọi là marketing hỗn hợp, là tập hợp các công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu trong việc tiếp thị trên thị trường ngày nay.
Marketing mix ban đầu được phân loại theo mô hình 4P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) thường được sử dụng trong hoạt động marketing hàng hóa.
Tuy nhiên, với sự phát triển của marketing hiện đại, mô hình này đã được cải tiến thành 7Ps để đáp ứng nhu cầu tiếp thị của thị trường và tăng cường sức mạnh của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp.
Cơ sở hình thành và ứng dụng mô hình Marketing 7Ps vào kinh doanh
Mô hình Marketing 7Ps được cải tiến từ mô hình 4Ps cổ điển
Trước nhu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức kinh doanh dịch vụ, mô hình 4Ps bộc lộ những thiếu sót (do được thiết kế vào thời điểm doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm hàng hóa). Mô hình 7Ps hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và xác định được các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến việc marketing cho cả sản phẩm và dịch vụ. Nhấn mạnh đến khách hàng và những lợi ích mang lại từ trải nghiệm khách hàng hoàn hảo.
Mô hình 7Ps được chia thành 3 cấp độ, cụ thể:
- Cấp độ 1 (Market Solution): P1-> P4, Product – Price – Place – Promotion
- Cấp độ 2 (Management Solution): P5->P6, People – Process
- Cấp độ 3 (Leadership Solution): Philosophy
Trong đó 4 yếu tố cơ bản ở mô hình 4Ps được giữ nguyên và bổ sung 3 thành tố bổ sung bao gồm: People (con người), Physical evidence (điều kiện vật chất) và Processes (quy trình) kết hợp với 4Ps cơ bản hỗ trợ tối ưu giúp nhà kinh doanh thiết lập được các chiến lược Marketing toàn diện mang lại hiệu quả cao hơn.
Mô hình 7Ps cải tiến từ mô hình cổ điển đem đến hiệu quả tiếp thị toàn diện hơn
Vai trò của mô hình 7Ps trong marketing
Chiến lược 7P là một chiến lược tiếp thị toàn diện có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Mô hình này sẽ xuất hiện trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ giai đoạn hình thành ý tưởng sản xuất cho đến giai đoạn sản phẩm được chuyển giao cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, chiến lược 7P còn giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, thu hút khách hàng và thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Mô hình 7P trong marketing giúp doanh nghiệp thích nghi với những biến đổi của thị trường. Phản ứng lại các yếu tố từ môi trường bên ngoài và tạo ra sự phát triển kéo dài.
Ngoài ra, mô hình 7Ps chỉ ra cho doanh nghiệp những yêu cầu của thị trường và tổ chức các hoạt động để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng. Thông qua việc tìm kiếm và khám phá thị trường qua các phương pháp khác nhau. Trong 7P’s, có những hoạt động như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và rất nhiều hoạt động khác.
Marketing mix giúp người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ vượt xa sự mong đợi. Thông qua chiến lược 7P, người tiêu dùng trong nước có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ từ các quốc gia khác và ngược lại. Điều này giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, tăng cường hiệu quả trong việc giao lưu kinh doanh với bạn bè quốc tế.
Áp dụng thực tế mô hình Marketing 7Ps
Ngày nay, các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình 7P vào thiết lập các mục tiêu, phân tích mức độ cạnh tranh và SWOT. Dựa trên những chỉ tiêu để giúp đánh giá hoạt động Marketing tổng thể của doanh nghiệp.
- Products/Services: Làm thế nào để phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ
- Prices/Fees: Tôi có thể điều chỉnh giá bằng cách nào?
- Place/Access: Đa dạng/ thay đổi các hình thức phân phối mới thuận tiện nhất cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm (Online, Cửa hàng, Ứng dụng…)
- Promotion: Làm thế nào để thêm hoặc thay thế việc kết hợp giữa Paid, Owned và earned media?
- Physical Evidence: Bạn có thể cam kết với khách hàng điều gì trở nên tốt đẹp hơn (dịch vụ, website…)
- People: Các cá nhân trong mỗi hoạt động bao gồm những ai và kĩ năng của từng cá nhân là gì?
Phạm vi ứng dụng mô hình 7Ps
Marketing 7P có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy nó chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh ít có sự can thiệp của các cơ chế độc quyền/ không lành mạnh.
Bài viết liên quan: “Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng tự động nhờ ứng dụng Marketing Automation”
Giải pháp chiến lược Marketing toàn diện
Nó được coi như là một tập hợp giải pháp chiến lược Marketing toàn diện, chìa khóa sử dụng cho toàn thể chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp tối ưu hiệu quả quản trị với điều kiện doanh nghiệp lấy những mục tiêu thị trường, khách hàng và người tiêu dùng làm trọng tâm.
Cơ sở lượng hóa mục tiêu và giá trị doanh nghiệp
Cần lưu ý rằng lượng hóa là một tiêu chí quan trọng của quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả. Xét về khía cạnh giá trị, P7 (Philosophy) hình thành luận điểm chứng minh một tổ chức cần có một tinh thần chủ đạo và giá trị gốc để mọi cá nhân nhắm đến.
Cơ sở đánh giá doanh nghiệp và lượng giá thương hiệu
Marketing 7P là cơ sở vững chắc để lượng giá thương hiệu, tiến hành đánh giá marketing và lượng giá thương hiệu một cách toàn diện. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp hay định giá tài sản thương hiệu.
Hình mẫu của một Marketing Plan
Mô hình 7P là cơ sở cho một kế hoạch marketing đầy đủ. Là kế hoạch trong đó bao gồm 7P được lượng hóa theo tiêu chí SMART. Bao gồm: Các giải pháp sản phẩm mới/ sản phẩm toàn diện, Hoạch định giá chiết khấu kinh doanh, Hoạch định phân phối cần thiết trong tất cả các kế hoạch Marketing thực thi sứ mệnh mang lợi ích đến với con người, Quảng bá thương hiệu sản phẩm. Phần còn lại là các giải pháp Con người, Quy trình hệ thống, Triết lý…
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Phương pháp quảng bá hình ảnh, thương hiệu hấp dẫn cho doanh nghiệp”
Case study: Coca Cola đã ứng dụng thành công mô hình 7Ps marketing mix
1. Product – Sản phẩm
Coca Cola có một danh sách sản phẩm rất đa dạng với 500 nhãn hiệu khác nhau. Họ cung cấp gần 3.900 lựa chọn đồ uống cho người tiêu dùng. Coca Cola cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng và có giá trị trên toàn thế giới.
Hiện tại, Coca Cola đã có 21 thương hiệu trị giá hàng tỷ đô la trong danh sách đầu tư của họ, trong số đó có 19 thương hiệu với các lựa chọn ít calo hoặc không calo.
Dưới đây là một số loại nước uống nổi bật của Coca Cola mà bạn có thể quan tâm:
- Coca-Cola: Là loại nước giải khát phổ biến và bán chạy nhất trong lịch sử, cũng là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên toàn cầu.
- Sprite: Một loại nước giải khát với vị chanh phổ biến được ra mắt từ năm 1961.
- Fanta: Thương hiệu lâu đời thứ hai của Coca Cola, được ra mắt từ năm 1940 và có hương vị cam.
- Diet Coke: Được gọi là Coca Cola light và được bán ở nhiều thị trường khác nhau. Đây là loại nước ngọt không đường và không calo, ra mắt từ năm 1982.
- Coca Cola Zero: Ra mắt từ năm 2005, thương hiệu không đường này đã trở thành một thương hiệu triệu đô vào năm 2007.
- Coca Cola life: Một loại đồ uống ít calo với chiết xuất từ đường mía và lá Stevia.
- Và vô vàn các sản phẩm khác phù hợp với văn hóa và truyền thống của người dân tại các nước trên thế giới.
2. Place – Phân phối
Coca Cola ứng dụng mô hình 7Ps hiệu quả khi có mạng lưới phân phối nước giải khát toàn cầu, đến tận hơn 200 quốc gia trên 6 khu vực hoạt động như Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương, Châu Á và Châu Phi.
Các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, người bán hàng rong, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim và công viên giải trí,… là những đối tác phân phối chặt chẽ của Coca Cola với khách hàng.
Xem thêm ngay bài viết: “Lựa chọn chiến lược marketing phù hợp theo phân khúc thị trường”
3. Price – Giá bán
Pepsi và Coca Cola là hai đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực đồ uống. Cả hai thương hiệu này đều giá sản phẩm của họ ở mức cạnh tranh, không quá cao để phù hợp với người tiêu dùng thông thường và không quá thấp để đảm bảo chất lượng.
Coca Cola áp dụng chiến lược giá nhằm tạo lòng trung thành với thương hiệu của mình. Đồng thời, do nhu cầu sử dụng soda giảm đi, sự cạnh tranh về giá giữa Coca Cola và Pepsi ngày càng gay gắt hơn. Mức giá sẽ rẻ hơn khi trọng lượng sản phẩm tăng lên.
4. Promotion – Quảng bá
Vì sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành sản xuất nước ngọt, các thương hiệu hàng đầu đều chi một số tiền lớn vào quảng cáo để thúc đẩy doanh số và doanh thu cao hơn. Ngoài việc quảng cáo trên TV và tổ chức các chiến dịch quảng cáo ngoài trời, công ty còn sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội để phân phối quảng cáo của mình. Họ sử dụng tài khoản mạng xã hội để kết nối với người hâm mộ và những người theo dõi thương hiệu, đồng thời thu hút sự tham gia của khách hàng.
Coca Cola cũng đang đầu tư rất nhiều vào việc làm tốt cho xã hội (CSR) và tính bền vững, cùng với việc phát triển chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất bền vững. Việc đầu tư vào các dự án có ích cho xã hội đã chứng minh được lợi ích cho công ty và củng cố uy tín của công ty trên thị trường.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Bộ câu hỏi định hướng nên chiến dịch Promotion hiệu quả”
5. People – Con người
Coca Cola cũng là một công ty lớn có chuyên môn trong việc quản lý nguồn nhân lực. Vì vậy họ tập trung vào việc phát triển sự nghiệp và đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Để đạt được điều này, Coca Cola đã thực hiện các chiến lược quản lý nhân sự, cho phép nhân viên tự quyết định và tận dụng tối đa công việc của mình. Hơn nữa, công ty còn thiết lập hệ thống khen thưởng và công nhận để khuyến khích nhân viên ở lại công ty.
6. Process – Quy trình
Hệ thống Coca Cola bao gồm tất cả các công ty Coca Cola trên khắp thế giới cùng với nhiều đối tác đóng chai khác. Hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty được hỗ trợ bởi các đối tác này và mạng lưới phân phối rộng lớn.
Công ty Coca Cola bán sản phẩm cô đặc và siro mà họ sản xuất cho các đối tác đóng chai của mình. Đây là nguồn chính để công ty thu được từ hoạt động kinh doanh. Các đối tác này chịu trách nhiệm sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng cho khách hàng trên toàn thế giới.
7. Physical Evidence – Bằng chứng hữu hình
Đây hoạt động marketing cuối cùng trong mô hình 7Ps của Coca Cola lan rộng khắp thế giới. Công ty có cơ sở hạ tầng vật chất bao gồm các nhà máy sản xuất, trụ sở chính và các văn phòng khu vực ở nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Ngoài chai Coca Cola và tài liệu quảng cáo, các cửa hàng bán lẻ khác cũng có nhiều hàng hóa khác được coi là bằng chứng thực tế của công ty.
Logo Coca Cola xuất hiện trên bao bì, quảng cáo và tài liệu quảng cáo. Trên toàn thế giới, không có khu vực nào mà bạn không thể tìm thấy một số dấu hiệu về hoạt động kinh doanh của Coca Cola, cho dù đó là một biển quảng cáo lớn hay một chai nhỏ của sản phẩm Coca Cola.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ ràng về mô hình 7Ps,vai trò và ứng dụng thực tế từ thương hiệu Coca Cola với chiến lược 7P. Bám sát và lên kế hoạch marketing mix ngay hôm nay và chờ xem những hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp của bạn nhé!
>> Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho doanh nghiệp
Tags: marketing mix, mô hình 7Ps