Phân biệt và so sánh các dạng phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay

CRM là giải pháp chuyển đổi số phổ biến được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm tối ưu các hoạt động marketing – bán hàng – chăm sóc khách hàng. Vậy có bao nhiêu loại CRM trên thị trường hiện nay? Bạn đã biết hiểu rõ những ưu nhược điểm của các từng loại CRM, cùng Getfly tìm hiểu trong bài viết sau đây:

CRM On Premise 

Đặc điểm nổi bật nhất của CRM On premise là phần mềm có cơ sở hạ tầng, phần cứng, hệ điều hành và phần mềm bổ sung được đặt tại cơ sở của khách hàng. Hệ thông CRM này được thiết lập dựa theo quy mô của tổ chức triển khai, mọi thứ đều thực thi nội bộ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và tác động vào những cơ sở tài liệu bên trong một cách trực tiếp. Bộ phận công nghệ thông tin nội bộ sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm duy trì sever và không có sự tham gia của bên thứ ba.

Các hệ thống phần mềm CRM lưu trữ dữ liệu tại chỗ yêu cầu chi phí khởi tạo, đầu tư ban đầu khá cao. Các chi phí điển hình có thể kể đến như: thuê nhân sự quản lý server, chi phí thuê thiết kế phần mềm, mua/setup phần cứng, ngân sách cho bảo dưỡng và update thường xuyên,…  Do vậy, những giải pháp CRM này thường được ứng dụng ở các công ty có nhiều dữ liệu nhạy cảm, quan trọng như ngân hàng, các công ty tài chính, bảo hiểm.

Ưu điểm

  • Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát tất cả dữ liệu và hệ thống của mình. Chủ động đưa ra quyết định và lập kế hoạch nâng cấp, thời gian ngưng hoạt động và các tùy chỉnh mới.
  • Giảm các rủi ro bị đánh cắp dữ liệu gây nên do bên thứ 3.
  • Nếu doanh nghiệp có một số lượng lớn người dùng, thì khi sử dụng CRM On Premise sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Do một số bên thứ 3 cung cấp CRM tính phí dựa trên số lượng người dùng. Xây dựng hệ thống CRM của riêng bạn phải đảm bảo tính an toàn, lưu trữ thông tin lâu dài và ít chi phí phát sinh hơn so với dự tính ban đầu.

Nhược điểm 

  • Thiếu tính linh hoạt, người sử dụng không thể truy cập vào hệ thống từ bất cứ đâu. Bởi thông thường các hệ thống này sẽ chặn các truy cập bất thường và kiểm soát dựa trên vị trí hoặc địa chỉ IP.
  • Cần đầu tư nhiều chi phí tài chính và thời gian. Do cần ngân sách xây dựng/ duy trì/ cập nhật phần mềm lớn và việc triển khai có thể mất một thời gian dài.

Phần mềm CRM Cloud

phan-biet-va-so-sanh-cac-dang-phan-mem-crm-pho-bien-nhat-hien-nay-1
Phần mềm CRM trên nền tảng điện toán đám mây

CRM đám mây (CRM cloud) là phần mềm lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Phần mềm này có thể được truy cập, sử dụng thông qua một website. Cụ thể hơn, các CRM dạng này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý thông tin và thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi, miễn là tài khoản người dùng có thiết bị di động và kết nối được Internet.

Thông thường, việc áp dụng hệ thống CRM điện toán đám mây chỉ đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ. Bởi những doanh nghiệp này thường gặp khó khăn trong việc bỏ ra một khoản chi phí ngân sách lớn để đầu tư các nguồn lực và cơ sở hạ tầng để tiến hành xây dựng hệ thống trong khi họ vẫn phải quản lý thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng cũ và làm việc với các đối tượng khách hàng tiềm năng mới mỗi ngày.

Với CRM Cloud, doanh nghiệp không cần phải mua thêm bất kể hạ tầng hoặc giấy phép nào. Bạn phải trả phí theo quý định kỳ để duy trì sever, mạng và ứng dụng cho những người dùng trong doanh nghiệp.

Ưu điểm

  • Không cần phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ vì chi phí thiết lập. Vì tất cả phần cứng và máy chủ để chạy CRM đều do nhà cung cấp lưu trữ.
  • Doanh nghiệp không phải lo lắng về việc bảo trì và các chi phí và rắc rối đi kèm với nó, vì đó là trách nhiệm của nhà cung cấp.
  • Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quan tâm đến việc nâng cấp và các trục trặc công nghệ khác. Vì các nâng cấp này được xử lý bên ngoài, thời gian triển khai các cập nhật cũng ít hơn.
  • Vì tất cả dữ liệu được lưu trữ trên cloud, nhân sự của bạn có thể dễ dàng truy cập vào nó mọi lúc, mọi nơi.\
  • Tùy chỉnh phần mềm dễ dàng và có sẵn thông qua các dịch vụ đám mây (cloud service) và có thể được triển khai gần như ngay lập tức.

Nhược điểm

  • Bạn không có toàn quyền kiểm soát dữ liệu và hệ thống của mình. Dữ liệu vẫn được lưu trữ trên một máy chủ khác (bên thứ ba) một số ngành nghề nhạy cảm thì rất khó đặt niềm tin để một bên thứ 3 kiểm soát dữ liệu nội bộ.
  • Quyền tự chủ khi bạn muốn nâng cấp hệ thống không nằm trong tay bạn.
  • Thời gian ngưng hoạt động (downtimes) có thể xảy ra khi máy chủ được nâng cấp hoặc sửa chữa. Những điều này không nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp và có thể gây nên những thiệt hại nhất định.
  • Bạn có thể phải mất thời gian liên hệ với bộ phận hỗ trợ của nhà cung cấp để hoàn thành công việc.

CRM Open Source

phan-biet-va-so-sanh-cac-dang-phan-mem-crm-pho-bien-nhat-hien-nay-1
Hệ thống CRM mã nguồn mở

CRM open source là phần mềm CRM được một cá nhân hoặc tổ chức xuất bản mã công khai. Cá nhân hoặc doanh nghiệp được quyền sử dụng mã nguồn mở miễn phí để thiết kế phần mềm CRM riêng của mình với điều kiện bất kỳ ai sử dụng mã và cải tiến đều phải đưa mã đó cho cộng đồng cùng sử dụng.

Nhà cung cấp mã nguồn mở cho phép người dùng phát triển, tùy chỉnh, tùy biến hay nâng cấp phần mềm linh hoạt mà không cần xin phép. Tuy nhiên, nhà phát triển dựa trên CRM open source vẫn cần tuân theo một số nguyên tắc chung khi sử dụng mã nguồn mở.

Những nhà cung cấp mã nguồn mở có thể yêu cầu các nhà phát triển trên hệ thống của mình trả chi phí về đào tạo, bảo hành, tư vấn,… hay chi phí về dịch vụ lưu trữ dữ liệu.

Ưu điểm 

  • Tuy vẫn phải dựa vào mã nguồn mở của nhà cung cấp khác nhưng cơ bản doanh nghiệp CRM open source vẫn sở hữu hệ thống CRM của riêng mình.
  • Nhiều nhà phát triển/doanh nghiệp thích CRM open source do tính dễ sử dụng và điều hướng. Đa số phần mềm đều dễ dàng giúp đội ngũ kỹ thuật thực hiện các thao tác thay đổi, điều chỉnh, nâng cấp.
  • Kể cả nhà phát triển tự sử dụng hay thương mại thì CRM open source đều có chi phí khá thấp khi không cần đầu tư nghiên cứu công nghệ từ đầu.

Nhược điểm

  • So với các phần mềm tự phát triển hoặc đóng gói các phần mềm CRM mã nguồn mở nói chung đều được đánh giá ít trải nghiệm trực quan hơn do quá trình thiết kế không chú trọng tối ưu các yếu tố UI/UX.
  • Để sử dụng phần mềm CRM mã nguồn mở, doanh nghiệp cần một hoặc một nhóm nhân sự hiểu rõ về hệ thống mã nguồn mở để thiết kế, tùy chỉnh tính năng hay cài đặt.
  • Phần mềm này cung cấp đầy đủ tính năng quản lý khách hàng, nhưng lại hạn chế dung lượng lưu trữ. Khi muốn mở rộng số lượng dữ liệu về khách hàng hoặc số lượng người dùng thì thường khó khăn hoặc mất nhiều chi phí.

Mỗi loại CRM đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, hiện nay các đơn vị cung cấp hệ thống CRM đã đưa ra rất nhiều gói dịch vụ đa dạng để doanh nghiệp có thể lựa chọn và chuyển đổi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để lựa chọn phân mềm CRM nào phù hợp nhất với nhu cầu thực tế.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp CRM giúp tối ưu hoạt động quản lý, chăm sóc khách hàng phù hợp với quy mô doanh doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Getfly CRM qua hotline 0965 593 953 hoặc để lại thông tin liên lạc trong form dưới đây để nhận được tư vấn chi tiết và bản dùng thử miễn phí phần mềm của chúng tôi! 

Tags: , ,