Tuyệt chiêu “bất khả chiến bại” khi khách hàng đòi giảm giá

Bạn đau đầu với việc khách hàng hỏi giá sau đó không mua hàng nữa? Bạn không biết làm sao để thuyết phục khách hàng mua hàng mà không giảm giá? Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn mẹo bán hàng hiệu quả khi khách hàng đòi giảm giá. Cùng khám phá ngay dưới đây nhé!

Những sai lầm bạn thường gặp phải với giá bán hàng

Hứa hẹn giảm giá

Thực tế cho thấy khi khách hàng hỏi giá thì cho thấy họ đã có nhu cầu mua hàng. Khi những hình ảnh về mặt hàng, bản mô tả chi tiết,… khiến họ hài lòng chắc chắn sẽ khiến kích thích nhu cầu của khách hàng.

Hứa hẹn giảm giá
Hứa hẹn giảm giá

Tuy nhiên, khi bạn thỏa hiệp và hứa hẹn giảm giá. Điều đó sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình đàm phán và làm cho khách hàng đánh giá thấp giá trị thực của sản phẩm.

Quá cứng nhắc về chính sách giá

Trong quá trình đàm phán về giá bán với khách hàng bạn thường gặp phải vấn đề là quá cứng nhắc về giá. Khách hàng yêu cầu giảm giá nhưng bạn vẫn không hề thay đổi, điều này sẽ khiến khách hàng rời đi ngay tức khắc. 

Hãy nhanh nhạy trong những trường hợp như thế này. Linh hoạt trong việc gia tăng giá trị hoặc giảm bớt đi các thành phần khác của sản phẩm để đạt được mục đích ban đầu của cả 2 bên. Bạn chắc chắn bán được hàng và khách hàng cũng vui vẻ và hài lòng với giá tiền và sản phẩm phù hợp nhận về.

Giá rẻ nhưng chất lượng cao

Một sai lầm thường gặp là sử dụng từ “giá rẻ” để thu hút khách hàng mà không đề cập đến chất lượng sản phẩm. Thay vào đó, hãy tập trung vào lợi ích và giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Điều này sẽ giúp ích bạn trong quá trình đàm phán khi khi khách hàng đòi giảm giá.

Giảm giá hàng ngày

Đôi khi, việc quảng cáo giảm giá hàng ngày có thể gây thiếu uy tín và đánh mất lòng tin của khách hàng. Hãy đảm bảo rằng giá giảm được áp dụng một cách công bằng và không chỉ là một chiêu trò tiếp thị.

Sản phẩm tốt nhất trên thị trường

Tuyên bố này thường mời gọi sự so sánh và có thể không được chứng minh hoặc không chính xác. Hãy sử dụng các tuyên bố mạnh mẽ hơn, như “Sản phẩm được đánh giá cao” hoặc “Sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng”.

Hàng giảm giá cuối cùng

Tuyệt đối tránh sử dụng các từ ngữ có nghĩa tiêu cực hoặc dấu hiệu bán hàng kém chất lượng như “cuối cùng”, “hàng tồn kho”, “hàng lỗi” v.v. Thay vào đó, tạo niềm tin và tạo cảm giác khách hàng đang mua sản phẩm có giá trị thực.

Nghệ thuật ứng phó khi khách hàng đòi giảm giá

So sánh giá trị nổi bật của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh

Khi khách hàng đòi giảm giá vì họ đang mong đợi mức giá tốt hơn. Trong tình huống này người tư vấn cần đưa ra được lợi ích nổi bật của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. 

So sánh giá trị nổi bật của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh
So sánh giá trị nổi bật của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh

Để trang bị cho tình huống này bạn cần nắm rõ được thị trường của sản phẩm đang bán. Những điểm khác biệt của sản phẩm đang bán so với các sản phẩm khác có mặt trên thị trường. Từ đó thuyết phục được khách hàng mức giá đó là phù hợp để họ có thể chi trả.

 Nội dung bài viết này phù hợp với bạn: “Bật mí 9 cách khiến khách hàng tin tưởng ngay cả khi chưa có gì” 

Nêu ra thêm các giá trị nhận được thay vì giảm giá

Từ chối giảm giá cứng nhắc sẽ khiến việc đàm phán rơi vào ngõ cụt thậm chí bạn có thể đã đánh mất đi khách hàng trung thành trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vây, hãy linh hoạt hơn trong việc trao đổi về giá. Khi bạn không thể giảm được giá niêm yết của sản phẩm hãy làm gia tăng thêm giá trị khi cung cấp một lợi ích đi kèm.

Ví dụ: Bạn có thể tạo thêm gói hỗ trợ/ hướng dẫn miễn phí. 

Tùy vào đặc thù của sản phẩm bạn có thể thêm các lợi ích gia tăng để thuyết phục khách hàng có thể hài lòng chi trả cho sản phẩm đó.

Thương lượng khéo léo

Chắc chắn việc đàm phán mềm mỏng, khéo léo sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc chốt đơn hàng. Điều bạn cần chuẩn bị là nắm chắc và rõ ràng về lợi ích sản phẩm đang bán, giá trị nổi trội, thị trường và đối thủ cạnh tranh. Để có thể ứng phó tốt nhất khi khi khách hàng đòi giảm giá.

Trong quá trình hỏi giá khách hàng sẽ so sánh với các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, bạn cần đưa ra một gợi ý báo giá và thuyết phục khách hàng

một cách thông minh để gợi mở cho khách hàng. 

Bạn đặt câu hỏi trực tiếp về trở ngại chi trả cho sản phẩm của khách hàng. Nếu như họ không có đủ ngân sách để thanh toán, bạn có thể giới thiệu đến các sản phẩm tương tự và có giá thành phù hợp hơn. 

Nếu như khách hàng không đồng ý việc chuyển sang sản phẩm mới và giá sản phẩm niêm yết không thể giảm. Đơn giản hơn có thể trả lời trực tiếp là “Không thể” tuy nhiên bạn có thể làm điều đó dễ chấp nhận hơn bằng cách đưa ra lí do xác đáng.

Ví dụ một bài tập tình huống chăm sóc khách hàng: Bạn đưa ra câu trả lời thành thật mà khéo léo như:  

“Em chỉ là nhân viên bán hàng thôi ạ! Giá đã được chị chủ niêm yết nên em không thể giảm được nữa. Mong chị thông cảm cho em ạ.”

Hãy thường xuyên đưa ra các trường hợp xoay quanh sản phẩm của mình từ đó rút ra được bài học tình huống bán hàng hiệu quả. Giúp bạn nhanh nhạy trong việc chốt đơn khách hàng.

Lưu ý đừng quá tham lam giữ khách hàng khi bạn không thể nào đáp ứng được nhu cầu về giá hiện tại của họ. Sau một thời gian, những khách hàng từ chối mua vì không được giảm giá sẽ quay lại vì giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại. 

Cung cấp phạm vi giá cụ thể

Đây cũng là cách đàm phán giá cả khá hiệu quả. Đối với các giao dịch lớn như bất động sản, thì việc giảm giá sản phẩm sẽ là điều cần các môi giới nhà đất cần đặc biệt chú ý. Trong trường hợp này, người môi giới sẽ có thể đưa ra các tùy chọn với các định mức giá phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Cung cấp phạm vi giá cụ thể
Cung cấp phạm vi giá cụ thể

Việc lựa chọn theo gói dịch vụ sẽ khiến khách hàng xem xét rõ ràng hơn trong quá trình thực hiện công việc. Sau đó, họ sẽ nhận ra cần phải chi trả toàn bộ chi phí để người môi giới hoàn thành công việc.

Hứa hẹn khách hàng với đợt giảm giá tiếp theo

Mỗi khách hàng tìm đến doanh nghiệp đều cần được trân trọng. Vì vậy bạn cần chăm sóc kĩ lưỡng tệp khách hàng đã từ chối mua do giá cả không phù hợp. Bằng cách gửi tin nhắn, email trong mỗi dịp sales, chúc mừng sinh nhật hoặc vào các ngày lễ quan trọng. 

Chắc chắn, với dịch vụ chăm sóc tốt và coi trọng khách hàng như vậy. Khách hàng sẽ quay lại mua hàng của bạn. 

Getfly CRM hỗ trợ bạn tối ưu trong việc quản lý và chăm sóc khách hàng duy nhất trên một nền tảng, lên kịch bản chăm sóc khách hàng tự động theo lịch,… Bạn có thể khai thác được tối đa tệp khách đã từ chối mua và khiến khiến khách hàng “hồi tâm chuyển ý”. Đây chắc chắn là điều mà rất nhiều doanh nghiệp mong muốn có thể làm được.

Bạn có thể xem chi tiết cụ thể về các tính năng của phần mềm tại đây. 

Mong rằng với những mẹo nhỏ được bật mí trên bài viết bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được khi khách hàng đòi giảm giá. Và có thể hạn chế được tối đa khả năng khách hàng rời bỏ thương hiệu. Hãy bắt đầu duy trì chăm sóc khách hàng và khai thác tối đa tệp khách từ chối ngay từ hôm nay!

Nếu bạn còn thắc mắc về các tính năng của phần mềm Getfly CRM hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho hotline: 0965 593 953 của chúng tôi!

Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.

Getfly – để khách hàng mua hàng trọn đời!

>>>> Bài viết liên quan:

“Đừng bán sản phẩm hãy bán giải pháp”

“Best seller – có quá khó đối với nhân viên sales?”

Tags: , ,