Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh giúp bạn chiến thắng mọi cuộc thương lượng

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn nâng cao lợi thế trong những cuộc hợp tác, giao dịch, hoặc là có mục tiêu đạt được vị thế đặc biệt trên thương trường thì nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh là một yêu cầu vô cùng cần thiết. Đây là một kỹ năng không chỉ quan trọng đối với cấp giám đốc, quản lý mà bất cứ nhân viên nào cũng nên trang bị để nâng cao năng lực và phát triển tốt hơn.

Đàm phán trong kinh doanh là gì? 

Đàm phán trong kinh doanh là gì?
Đàm phán trong kinh doanh là gì?

Trong quá trình xây dựng, vận hành và phát triển một doanh nghiệp, có nhiều trường hợp đặt ra yêu cầu nhà quản lý, nhân viên phải vận dụng nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh. 

Đàm phán trong kinh doanh là quá trình trao đổi, thỏa thuận giữa hai bên để cùng đi đến một sự cam kết, hợp tác hoặc là để giải quyết những xung đột, xích mích và tìm tiếng nói chung. Luôn tồn tại sự khác biệt, trái chiều trong kinh doanh như là: chính kiến, quyền lợi, ngôn ngữ, tư duy, pháp luật… Do đó, nghệ thuật đàm phán là một kỹ năng vô cùng cần thiết mà bất cứ cá nhân nào trong doanh nghiệp, từ cấp quản lý cho đến nhân viên cũng đều cần chú trọng. 

Các giai đoạn khi đàm phán trong kinh doanh

Đàm phán một quá trình mà người tham gia vào cuộc đàm phán cần phải thật sự tập trung và cẩn trọng khi thực hiện để đảm bảo khả năng thành công. Dưới đây là những giai đoạn cụ thể của một cuộc đàm phán:

Giai đoạn chuẩn bị

Bước chuẩn bị trước khi bước vào một cuộc đàm phán quyết định phần lớn khả năng thành công. Có nhiều thông tin và hành động bạn cần thực hiện trong giai đoạn này:

  • Mục tiêu, lợi ích doanh nghiệp của bạn muốn đạt được từ cuộc đàm phán
  • Đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguồn lực doanh nghiệp.
  • Thông tin về đối tác 
  • Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến buổi đàm phán
  • Đưa ra và tự giải quyết một số giả thuyết về mong muốn của đối tác.

Giai đoạn tiếp xúc

Giai đoạn tiếp xúc
Giai đoạn tiếp xúc

Đây là giai đoạn để xây dựng những cảm nhận đầu tiên, là nền tảng quan trọng cho buổi đàm phán chính thức. Dưới đây là một số kỹ năng bạn cần rèn luyện để có thể thực hiện tốt bước tiếp xúc trước đàm phán:

  • Tạo thiện cảm đầu tiên: Hai bên có thể bàn về sở thích hay những vấn đề liên quan trước khi đi vào vấn đề chính để tạo ra bầu không khí thoải mái.
  • Xây dựng niềm tin: Sự tin tưởng trong kinh doanh là một yêu cầu tối thiểu, vì vậy hãy thể hiện cho đối tác thấy mặt nhất quán, đáng tin cậy của bạn.
  • Thăm dò đối tác: Tinh ý quan sát và thăm dò thái độ, tinh thần của đối tác sẽ giúp bạn nắm bắt được thiên hướng và ý định của đối tác. Điều này sẽ giúp cho quá trình đàm phán được thuận lợi hơn. 
  • Điều chỉnh chiến lược: Nếu chiến lược đàm phán mà bạn xây dựng từ trước không mang lại hiệu quả trong tình hình thực tế thì bạn nên ứng biến linh hoạt sao cho phù hợp.

Giai đoạn đàm phán

Đây chính là lúc mà doanh nghiệp của bạn sẽ trực tiếp đưa ra lời đề nghị, đặt vấn đề. Giai đoạn này yêu cầu sự bình tĩnh, tự tin, chắc chắn và nhất quán trong việc đưa ra quan điểm. Không những thế, đồng thời với việc đưa ra quan điểm bạn cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của đối tác. 

Bạn cần giữ thái độ khách quan và tỉnh táo để cân nhắc dung hòa lợi ích hai bên. Không nên giữ cái tôi quá cao sẽ dẫn đến tình trạng đối kháng và khiến cho tình hình trở nên tệ hơn. Trong trường hợp xấu nhất mà cả hai không thể tìm được tiếng nói chung thì có thể nên tìm đến bên thứ ba để phân xử.

Giai đoạn ký kết

Sau khi đạt được một thỏa thuận, giai đoạn ký kết là bước cuối cùng trong quá trình đàm phán. Ở giai đoạn này, các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận được chính thức xác nhận và ký kết. Bạn cần kiểm tra kỹ các điều khoản và cam kết để đảm bảo rằng chúng phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của mình.

Khi hợp đồng đã được ký kết thì các bên liên quan cần phải tuyệt đối tuân thủ các điều khoản đã thảo luận và chịu trách nhiệm với các điều khoản trong hợp đồng. 

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Nắm bắt được nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh sẽ giúp bạn có những ưu thế đặc quyền, tự tin và vững vàng hơn trong cuộc đàm phán. Nếu có thể áp dụng một cách hợp lý và thành thạo những tips dưới đây sẽ giúp cho bạn nâng cao lợi ích đạt được sau buổi đàm phán.

Hiểu rõ đối phương

Hiểu rõ đối phương
Hiểu rõ đối phương

Để đàm phán hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về đối phương, bao gồm quan điểm, mục tiêu, lợi ích và giá trị của họ. Những thông tin này sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc chuẩn bị sẵn những kịch bản ứng xử khi đối phương đưa ra những luận điểm bất ngờ trong buổi đàm phán. Trong trường hợp cả hai đã có thiện chí hợp tác, tìm hiểu trước có thể giúp bạn tìm ra các điểm chung và xây dựng một cơ sở để dễ dàng đạt được sự đồng thuận.

Là người lèo lái câu chuyện

Dù trong trường hợp nào thì vị thế của người dẫn dắt câu chuyện vẫn luôn có lợi hơn trong một buổi đàm phán. Vì vậy, bạn hãy cố gắng trở thành người mở lời và điều khiển quá trình. Bằng cách lựa chọn và trình bày thông tin một cách logic và hấp dẫn, bạn có thể tạo sự ảnh hưởng và thuyết phục đối tác về lợi ích của việc đồng ý thỏa thuận.

Tận dụng mọi thứ trong khả năng 

Trong quá trình đàm phán, hãy tận dụng mọi thứ có sẵn trong khả năng của bạn để tạo ra lợi thế. Điều này bao gồm sử dụng thông tin, tài nguyên, mối quan hệ và kỹ năng của bạn để tạo ra giá trị và thuận lợi trong thương lượng.

Kiềm chế cảm xúc

Đàm phán có thể gây áp lực và tạo ra những cảm xúc mạnh. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần kiềm chế cảm xúc và giữ mình điềm tĩnh. Bằng cách duy trì sự bình tĩnh và tập trung vào mục tiêu chung, bạn có thể đưa ra quyết định thông minh và tránh các hành động hoặc phản ứng không cần thiết.

Phải có kiến thức

Để đàm phán hiệu quả, bạn cần có kiến thức vững về các khía cạnh kinh doanh liên quan, bao gồm thị trường, sản phẩm/dịch vụ, kỹ thuật, pháp lý và tài chính. Kiến thức này giúp bạn có sự tự tin và khả năng đưa ra các lập luận và đề xuất chính xác. Hãy chuẩn bị sẵn sàng trước khi bước vào đàm phán bằng cách trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức. Lỗ hổng về kiến thức có thể khiến cho bạn bị lép vế, bối rối và đưa ra những quyết định sai lầm.

Không thương lượng quá nhiều

Trong quá trình đàm phán, quá trình thương lượng có thể kéo dài và dẫn đến mất thời gian và năng lượng. Bạn cần biết giới hạn và không thương lượng quá nhiều vào những yếu tố không quan trọng. Tập trung vào những yếu tố cần thiết nhất và tìm hiểu cách tạo ra giá trị chung cho cả hai bên.

Lợi ích cho cả 2 bên

Lợi ích cho cả 2 bên
Lợi ích cho cả 2 bên

Thắng thế không phải là mục tiêu duy nhất trong cuộc đàm phán. Đôi khi, nhượng bộ sẽ không khiến bạn thất bại. Nên nhớ rằng điều quan trọng chính là những giá trị chung mà đôi bên cùng có lợi và hãy hướng đến một cam kết thiện chí, hợp lý và có ích cho cả đôi bên.

Không vội vàng chấp nhận đề nghị

Trong quá trình đàm phán, hãy tránh vội vàng chấp nhận một đề nghị mà không xem xét kỹ. Hãy cân nhắc và xem xét các yếu tố khác nhau, như lợi ích dài hạn và tiềm năng phát triển của thỏa thuận. Đảm bảo rằng thỏa thuận cuối cùng là hợp lý và đáng tin cậy.

Phân tích và ghi nhận nhu cầu của đối tác với Getfly CRM 

Đảm bảo duy trì liên tục mối quan hệ với khách hàng

Nhờ tính năng thông minh, Getfly CRM cho phép tập hợp và lưu trữ toàn bộ thông tin và lịch sử giao dịch với khách hàng trên cùng một hệ thống. Getfly CRM hỗ trợ quy trình đàm phán trong việc xác định tiềm năng của từng khách hàng, phân tích và đánh giá nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Với mỗi nhóm đối tượng khách hàng lại có những dòng sản phẩm, mức giá và chương trình ưu đãi phù hợp. Đối với chủ doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh, những thông tin đầy đủ  này giúp họ dễ dàng đánh giá được tình hình kinh doanh, khả năng đạt mục tiêu và đưa ra được những giải pháp kịp thời.

Đọc thêm bài viết về những chiến lược trong kinh doanh:

Phương án hữu hiệu giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu nhanh và bền vững

7 Bước Bán Hàng Hoàn Hảo Cho Doanh Nghiệp Không Thể Bỏ Qua

Giải quyết khó khăn về định vị chiến lược cho doanh nghiệp

Kết

Việc hiểu rõ và áp dụng thông minh nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được nhiều lợi ích trước mắt và kể cả thành công dài hạn trên thương trường. Qua bài viết này, hy vọng Getfly đã giúp bạn nắm rõ một cách cụ thể những giai đoạn cần chú ý trong quá trình đàm phán và những tips đàm phán hữu ích. 

Nếu bạn còn thắc mắc về các tính năng hãy nhấc mấy lên và gọi ngay cho hotline: 0965 593 953 của chúng tôi!

Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM 30 NGÀY

Getfly – để khách hàng mua hàng trọn đời

Tags: , ,