Kỹ năng đàm phán với khách hàng hiệu quả!

Làm sao để thuyết phục khách hàng mang lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp, bạn cần có được kỹ năng đàm phán với khách hàng.

Bart McConley, GĐ KD của tập đoàn Warnock Automotive, Mỹ, cho rằng: “Nếu ai đó không biết về phản ứng giá và đàm phán, đó là người đang điều hành một cửa hàng bán xe hơi thành công. Cách xử lý về phản ứng giá của anh ta là gì? Tất cả là vấn đề nhận thức”- anh nói. “Nhiều người bán xe hơi đã hạ giá ngay tại điểm bán xe, thậm chí trước khi khách hàng bước vào xe. Lúc đó, khách hàng sẽ bỏ qua điều gì để nghĩ về những giá trị mà họ nhận được?”

đàm phán với khách hàng
đàm phán với khách hàng

Kỹ năng đàm phán với khách hàng chính là:

Nắm được thông tin khách hàng

Để chăm sóc và đàm phán với khách hàng hiệu quả, mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng phải thu thập thông tin cơ bản nhất về đối tác.

Qúa trình thu thập thông tin có thể qua tờ gấp,điện thoại…   để biết được họ là ai, họ cần gì. Từ đó xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng phù hợp nhằm thuyết phục khách hàng.

Đừng bao giờ bảo họ phải làm gì

Nhiều saler, nhân viên chăm sóc khách hàng khi đàm phán với khách hàng thường cố tỏ ra hiểu biết về lĩnh vực kinh doanhkhách hàng đang tham gia.  Nên nhớ, bạn và khách hàng là quan hệ đối tác, đôi bên cùng có lợi, lợi ích của bạn gắn liền với lợi ích của khách hàng.

Người đàm phán với khách hàng tốt là người biết cách làm cho khách hàng cảm thấy thỏa mái từ những chia sẻ của mình thay vì khiến khách hàng  khó chịu bằng cách tuyên bố hay ép buộc quan điểm của mình cho khách hàng.

Quan tâm, chân thành giúp khách hàng thiện cảm tốt với bạn. Làm được điều đó giúp cho quá trình đàm phán với khách hàng nhanh chóng – hiệu quả hơn.

Hiểu biết sâu về mình và đối thủ

Đối với mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng, nắm được ưu điểm sản phẩm công ty bạn và công ty đối thủ , tạo ưu thế trong quá trình đàm phán với khách hàng.

Không ít trường hợp khách hàng đặt câu hỏi: “Công ty của anh khác công ty đối thủ ra sao? Tôi được gì khi mua sản phẩm bên bạn?” Đây là một câu hỏi khó, những người còn non kinh nghiệm.  thường đưa ra câu trả lời bằng cách vạch ra nững yếu điểm doanh nghiệp đối thủ và cho rằng, bằng cách đó vị thế doanh nghiệp mình sẽ được nâng lên. Cách đàm phán với khách hàng này sẽ chí khiến bạn nhận lại thất bại. Nên nhớ, khách hàng thừa thông minh để hiểu và cân nhắc vấn đề.

Khi đặt ra câu hỏi ấy, khách hàng  không hề có ý nghe bạn nói xấu đối thủ mà chỉ hy vọng bạn hiểu vấn đề họ đang gặp phải và giải pháp là gì? Làm được điều đó, bạn đã khiến mình trở nên chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, và quá trình đàm phán với khách hàng trở nên đơn giản hơn.

Ngoài những yếu tố kể trên, để đàm phán với khách hàng hiệu quả nhất, cá nhân mỗi nhân viên phải cố gắng học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm và vận dụng vào những tình huống cụ thể.

Tags: , ,