Mục lục
Business Proposal – Bản đề xuất kinh doanh chính là “chìa khóa” giúp bạn “thể hiện” doanh nghiệp của mình trước khách hàng. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm business proposal là gì cũng như bật mí cách viết một bản đề xuất kinh doanh khiến khách hàng tiềm năng “gật đầu” đồng ý. Cùng tìm hiểu cụ thể bài viết ngay dưới đây!
1. Business Proposal là gì?
Đề xuất kinh doanh (Business Proposal) là một tài liệu chính thức được phác thảo cho một giải pháp cụ thể để thuyết phục đối tác/khách hàng mua một sản phẩm dịch vụ. Bản đề xuất kinh doanh thường được sử dụng trong các doanh nghiệp B2C, tổ chức chính phủ/phi chính phủ, cá nhân.
Bản đề xuất kinh doanh của bạn có thể là một phần của hợp đồng nếu như đề xuất của bạn được khách hàng đồng ý ngay lập tức. Hơn nữa, Business Proposal thành công cũng giúp bạn thu hẹp khoảng cách với khách hàng tiềm năng của mình.
Hiện tại có 2 loại Business Proposal (BP) phổ biến:
- Solicited Business Proposals – Bản đề xuất kinh doanh được khách hàng tiềm năng chủ động yêu cầu
- Unsolicited Business Proposals – Doanh nghiệp đề xuất sản phẩm/dịch vụ với khách hàng tiềm năng của mình.
Một bản Business Proposal xuất sắc sẽ mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp của bạn, vừa giúp thu hút khách hàng/ nhà đầu tư mới vừa có thể vạch ra hiện trạng và kế hoạch chi tiết cho doanh nghiệp trong mô hình kinh doanh hiện tại.
3. Cách viết Business Proposal đơn giản – chuyên nghiệp nhất
Tuy có 2 loại đề xuất kinh doanh khác nhau nhưng về cơ bản thì cách viết của chúng cũng tương tự nhau. Bạn có thể tham khảo cách viết hiệu quả dưới đây áp dụng vào BP của doanh nghiệp của mình:
3.1. Đột phá với trang bìa
Trang bìa của bản đề xuất kinh doanh đóng vai trò như một lá thư ngỏ. Trang bìa BP phải ngắn gọn – thu hút và giải thích được lý do tại sao bạn gửi đề xuất. Thành phần không thể thiếu trong một trang bìa: Tên doanh nghiệp/ tên cá nhân, tên đối tác/khách hàng gửi đề xuất, ngày gửi đề xuất, mục đích chính của bản đề xuất.
Lưu ý nhỏ: Nếu khách hàng gửi Solicited Business Proposals (Bản đề xuất kinh doanh được khách hàng tiềm năng chủ động yêu cầu).
Trước đó thì ngay trên trang bìa bạn cần đề cập đến việc này. Tuy trang bìa yêu cầu sự chuyên nghiệp nhưng bạn cũng có thể viết nói ở ngôi thứ nhất để làm làm gia tăng mối quan hệ thân thiết với đối tác/ khách hàng tiềm năng của mình.
3.2. Lập mục lục chuyên nghiệp
Chắc chắn việc bạn thêm mục lục vào bản đề xuất kinh doanh của mình là không thể bỏ qua. Mục lục vừa thể hiện tính chuyên nghiệp vừa tóm tắt nhanh nội dung chi tiết trong Business Proposal. Đồng thời giúp cho đối tác/khách hàng tiềm năng của bạn đọc bản đề xuất kinh doanh nhanh, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Lưu ý nhỏ: Nếu bạn gửi Business Proposal online hãy liên kết mục lục tới nội dung tương ứng trong BP để điều hướng đơn giản – nhanh cho người đọc.
3.3. Bản tóm tắt về giải pháp của bạn gây ấn tượng
Bản tóm tắt về nội dung bản đề xuất kinh doanh cần ngắn gọn và mô tả được bản là ai? Tại sao bạn gửi BP? Thông thường, đối tác của bạn sẽ ít khi đọc hết toàn bộ nội dung bản đề xuất kinh doanh bởi nó quá dài. Vì vậy bản tóm tắt của bạn cần gây ấn tượng và đưa ra ngay những lợi ích mà khách hàng nhận được.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn là Agency dịch vụ Marketing và khách hàng tiềm năng yêu cầu đề xuất về các dịch vụ marketing phù hợp. Bạn có thể thảo luận về những cách khác nhau để có thể tăng cường mức độ tương tác, khả năng hiển thị trực tuyến và gia tăng đơn hàng của khách hàng tiềm năng.
Tùy vào nhu cầu và mục tiêu cụ thể từ phía khách hàng mà bạn có thể đưa ra bản đề xuất phù hợp nhất.
Một bản tóm tắt cơ bản sẽ bao gồm một số mục sau:
- Mục tiêu: Mục tiêu cụ thể có thể là: doanh thu, hiệu quả sản xuất, thị phần, hiệu quả kinh doanh,….
- Sứ mệnh: Những cam kết (giá trị/lợi ích) mà doanh nghiệp bạn có thể đem lại cho khách hàng tiềm năng của mình
- Lợi thế cạnh tranh: Đây cũng có thể được coi là USP (lợi thế cạnh tranh) của doanh nghiệp bạn, bạn cần kết hợp một số yếu tố: Lịch sử hình thành, mục tiêu, thành tích,… để làm gia tăng tính thuyết phục
- Thực trạng: Phần này sẽ được coi là việc doanh nghiệp bạn tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng và thể hiện việc bạn hiểu về khách hàng của bạn được bao nhiêu.
3.4. Nội dung chính đầy đủ & rõ ràng
Nội dung chính của đề xuất phải có tất cả thông tin mà khách hàng tiềm năng yêu cầu, bao gồm:
- Nêu vấn đề: Cung cấp nhanh nội dung tóm tắt về vấn đề và nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi gợi ý sau: Dự án của bạn đang giải quyết vấn đề gì? Đã có ai từng giải quyết vấn đề này trước kia không? Lý do tại sao những bản đề xuất trước đó không giải quyết được vấn đề?
- Đề xuất giải pháp: Đây chính là “sân chơi” cho bạn “bày ra” hết những giải pháp sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu/ mong muốn của khách hàng. Một giải pháp “đánh trúng” tâm lý khách hàng cần bao gồm một số yếu tố sau: tầm nhìn dự án, dấu mốc quan trọng của dự án, vai trò/trách nhiệm của nhóm phụ trách dự án, kế hoạch xử lý, sản phẩm cụ thể bàn giao dự án, các công cụ báo cáo mà bạn định sử dụng trong suốt dự án.
- Cung cấp các chứng nhận uy tín của thương hiệu: Khi bạn bán hàng bạn cần đưa ra các “bằng chứng” để thuyết phục khách hàng. Business Proposal cũng vậy, bận cần liệt kê một số giải thưởng/ chứng nhắn để gia tăng sự uy tín và tạo được niềm tin cho khách hàng tiềm năng của mình.
- Đề xuất giá cả: Mức giá cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng tiềm năng khi đọc bản đề xuất kinh doanh của bạn. Vì vậy bạn cần nêu rõ ràng và chi tiết: thời gian dự án, giá và lịch thanh toán. Lưu ý nhỏ: Nếu bạn chủ động gửi Business Proposal trước thì nên để mức giá chung và yêu cầu thảo luận thêm về mức giá chi tiết sau lần tương tác đầu tiên với khách hàng.
3.5. Điều khoản sử dụng tường minh
Các điều khoản và điều kiện là nơi doanh nghiệp của bạn có thể rõ ràng trong thời hạn dự kiến của án, phương thức thanh toán, tiến độ và các kỳ vọng khách đối với khách hàng. Hợp đồng của bạn cũng có thể phác thảo các mốc quan trọng trong suốt quá trình hợp tác.
Lưu ý nhỏ: Tại mục này bạn cần nêu rõ ràng, minh bạch nhất hết sức có thể để trong quá trình hợp tác sau này sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
3.6. Kết luận
Phần kết luận tóm tắt đề xuất kinh doanh, nhắc lại vấn đề của khách hàng và giải pháp của bạn. Bạn cũng nên cảm ơn họ vì đã dành thời gian cho dù họ có chọn ký hợp đồng hay không.
3.7. Chữ ký
Tùy thuộc vào thủ tục thỏa thuận của bạn với khách hàng, đối tác/khách hàng có thể ký trực tiếp vào đề xuất của bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các đề xuất đều cần chỗ cho chữ ký. Lưu ý nhỏ: Đối với các bản đề xuất kinh doanh khách hàng chủ động yêu cầu (solicited proposals) thì bạn cần để một vị trí trống cho chữ ký. Bởi bạn đã trò chuyện với khách hàng trước đó khi họ yêu cầu bạn gửi Business Proposal.
3. Mẫu Business Proposal chuyên nghiệp và hiệu quả nhất năm 2024
Bạn có thể tham khảo mẫu Business Proposal cơ bản và phổ biến nhất có thể áp dụng cho Agency và Project:
Mẫu Business Proposal Agency
Mẫu 1:
Link tải về file pptx: https://s.net.vn/1q9j
Mẫu 2:
Link tải về file pptx: https://s.net.vn/YHZN
Mẫu 3:
Link tải về file pptx: https://s.net.vn/5W1v
Mẫu Business Proposal cho dự án
Mẫu 1:
Link tải về file pptx: https://s.net.vn/JHRO
Mẫu 2:
Link tải về file pptx: https://s.net.vn/8lzX
Mẫu 3:
Link tải về file pptx: https://s.net.vn/XbOM
Sau khi đọc xong bài viết về chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm Business Proposal là gì cũng như cách để triển khai một bản đề xuất kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả. Ngoài ra, với 6 file powerpoint trên bạn có thể tải xuống và điều chỉnh lại nội dung dễ dàng phù hợp với mục đích của mình.
Theo dõi Getfly CRM ngay để đọc nhiều kiến thức hay về marketing, kinh doanh bạn nhé!
Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!