Mục lục
Các chuyên gia marketing sử dụng các kênh khác nhau để giao tiếp với khách hàng tiềm năng về sản phẩm và dịch vụ của họ. Các kênh marketing khác nhau sẽ nhằm phục vụ các chiến lược khác nhau, từ phân phối sản phẩm đến truyền thông đại chúng. Nếu quan tâm đến marketing, bạn có thể thu được vô vàn lợi ích to lớn chỉ từ việc hiểu sâu hơn về các loại kênh khác nhau này.
Trong bài viết này, Getfly sẽ giúp bạn xác định các kênh marketing, quản trị kênh marketing và cung cấp danh sách 9 kênh marketing thường gặp nhất mà bạn có thể triển khai vào chiến lược tiếp thị của mình.
Kênh Marketing Là Gì?
Định nghĩa kênh marketing
Nói một cách đơn giản thì kênh marketing là các kênh, các phương tiện được sử dụng để quảng cáo công ty của bạn. Tìm hiểu cách chọn kênh tiếp thị phù hợp cho doanh nghiệp của bạn tại đây.
Kênh tiếp thị có thể hiểu là những công cụ, những nền tảng và những điểm tiếp xúc khác nhau mà doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với một phân khúc thị trường và hướng dẫn họ trong hành trình của khách hàng thương hiệu vạch sẵn. Các kênh tiếp thị có thể rất đa dạng, từ các kênh kỹ thuật số (website, mạng xã hội, email,…), các kênh hữu hình (OOH, flyer,…) và các kênh vô hình (truyền miệng).
Phân loại các loại kênh marketing
Có rất nhiều cách phân chia các kênh marketing khác nhau, miễn là phù hợp với các tính chất của chiến dịch và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để các bạn có thể thấy được một cách tổng quát và kỹ lưỡng nhất thì theo Getfly các bạn nên phân loại theo các kênh marketing online và offline.
- Đối với kênh marketing online: Đây là kênh marketing hoạt động trên mạng internet, ví dụ như kênh quảng cáo, kênh Facebook, kênh tiếp thị qua email, kênh social media,…
- Đối với kênh marketing offline: Đây là kênh marketing hoạt động trực tiếp qua các kênh truyền thống để tiếp cận khách hàng, ví dụ như thông qua các biển quảng cáo ngoài trời, thông qua các chương trình TV, qua tờ rơi,…
Nhiều người nghĩ hai kênh này có vẻ không liên quan đến nhau nhưng thực tế lại ngược lại. Hai kênh này liên quan mật thiết và luôn bổ trợ lẫn nhau. Để tối đa hóa hiệu quả của cả hai kênh này bạn cần đưa ra các chiến lược có tính tích hợp cao.
13 Kênh Marketing Hiệu Quả Nhất 2023 Với Số Liệu Chứng Minh
#1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Đầu tiên là SEO, nhờ vào tầm quan trọng của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… đây là một trong các kênh digital marketing nổi tiếng nhất trong những năm gần đây.
Nếu bạn chưa nghe về SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) thì đây là phương pháp marketing tác động đến sự hiện diện của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm bằng cách cải thiện xếp hạng của bạn trong các kết quả tìm kiếm có liên quan.
Với xếp hạng đủ cao, chẳng hạn như trên trang một, công ty của bạn có thể sử dụng SEO để mang lại lưu lượng truy cập chất lượng cho trang web của bạn, điều này có thể dẫn đến nhiều khách hàng tiềm năng, bán hàng và doanh thu hơn cho doanh nghiệp của bạn.
Ưu điểm:
- Tạo lượt truy cập hoàn toàn tự nhiên
- Tăng khả năng hiển thị của thương hiệu của bạn
- Bán hàng và tạo ra giá trị cho những người thực sự có nhu cầu
- Nó làm cho bạn trở thành một nhà lãnh đạo trên thị trường
- Cung cấp nội dung có giá trị
- Thu hút khách hàng tiềm năng
- Tránh làm phiền những người dùng không quan tâm đến công ty của bạn.
- Tạo ra lợi tức đầu tư cao.
Nhược điểm:
- Nó cần có thời gian.
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là phần còn lại của Internet.
- Kết quả không được đảm bảo mãi mãi.
- Nó đòi hỏi phải bảo trì liên tục.
- Nó không mang lại lợi nhuận ngay từ đầu.
- Chi phí dịch vụ cao (ít chuyên gia cung cấp hơn).
- Có nhiều hình phạt nếu làm sai.
#2. Tiếp thị nội dung
Trước tiên, bạn cần phải hiểu tiếp thị nội dung (hay content marketing) không phải chỉ là các bài viết trên mạng xã hội mà còn là những video clip, những podcast, những bài báo, những bức thư trong email,… Đúng vậy, nói đến đây hẳn bạn đã nhận ra, hiện tại là năm 2023 và nội dung ở khắp mọi nơi.
Các ứng dụng phát trực tuyến video, ứng dụng phát trực tuyến nhạc, tweet, podcast, blog và giờ đây thậm chí là thực tế tăng cường và NFT – nội dung không ngừng phát triển.
Tất cả đều có ít nhất một người sáng tạo nội dung yêu thích của mình.
Chả có lý do gì để các thương hiệu đứng ngoài trong một khả năng kinh doanh tiềm năng béo bở như vậy. Đây là một cơ hội để doanh nghiệp không chỉ là một đơn bị bán hàng, mà còn là những KOL, những “idol” cho khách hàng của họ!
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí và đạt được kết quả tốt hơn
- Tăng cường lưu lượng truy cập và chuyển đổi
- Tăng cường nhận thức về thương hiệu, niềm tin và lòng trung thành
- Giúp xây dựng một cộng đồng tương tác cao
Nhược điểm:
- Mất thời gian
- Khó đo lường và quản lý
- Khó để thấy kết quả ngay lập tức
- Cần sự sáng tạo cao
#3. Email marketing
Tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn qua email là một cách nhanh chóng, linh hoạt và tiết kiệm chi phí để tiếp cận khách hàng mới, thuyết phục khách hàng chưa có nhu cầu và giữ chân khách hàng hiện tại bằng cách khuyến khích các lượt truy cập trang web lặp lại.
Tiếp thị qua email có thể cho phép bạn tạo các thông điệp được nhắm mục tiêu và cá nhân hóa. Điều này có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng của mình. Nó cũng có thể cải thiện tỷ lệ phản hồi cho các chiến dịch tiếp thị trực tiếp của bạn.
Mặc dù email marketing là một trong các kênh marketing B2B hiệu quả, vẫn không nên lạm dụng kênh này. Việc nhận email tiếp thị có thể khiến khách hàng khó chịu nếu nó không liên quan, quá thường xuyên.
Ưu điểm:
- Chi phí hiệu quả
- Thiết kế linh hoạt, độ cá nhân hóa cao
- Có khả năng đo lường
- Tiết kiệm thời gian
- Nhiều tool tự động giúp tối ưu hóa quá trình email marketing
Nhược điểm:
- Thư điện tử spam
- Cạnh tranh liên tục không chỉ với đối thủ cạnh tranh mà còn cả các đơn vị khác được khách đăng ký
- Các thiết bị khác nhau cần cách thiết kế email khác nhau
#4. Influencer marketing
Do sự lên ngôi của các nền tảng chia sẻ video ngắn, influencer marketing hay tiếp thị người ảnh hưởng đang là một trong những xu hướng lớn của ngành marketing.
Thông thường, chiến lược tiếp thị KOL liên quan đến sự hợp tác giữa thương hiệu và một hoặc nhiều KOL để phân phối nội dung giới thiệu sản phẩm của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội quốc tế như Instagram, Facebook và YouTube hoặc WeChat, Xiaohongshu và Weibo của Trung Quốc. Các chiến lược này thường sẽ mang lại hiệu quả cao nhờ tiếp cận trực tiếp đến cộng đồng của người ảnh hưởng.
Ưu điểm:
- Nó giúp bạn tiếp cận đối tượng phù hợp
- Nó giúp bạn xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm
- Nó mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của bạn
- Rẻ hơn so với đa số phương pháp marketing khác
Nhược điểm:
- Rủi ro cao do liên quan trực tiếp đến cách làm việc và uy tín của KOL
- Khó đo lường hiệu quả
- Bắt buộc kết hợp marketing đa kênh
#5. Quảng cáo ngoại tuyến
Khác với các quảng cáo trực tuyến nặng về thu lead và tỉ lệ chuyển đổi, kênh marketing truyền thống này sẽ đặt nặng mục tiêu xây dựng nhận thức về thương hiệu, thiết lập uy tín và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Quảng cáo ngoại tuyến quan trọng vì nó giải quyết hai điểm yếu cố hữu của quảng cáo trực tuyến là bội thực thông tin và chỉ số niềm tin thấp. Điều này đặc biệt đúng với các quảng cáo trên các thiết bị truyền thông đại chúng như TV hoặc đài phát thanh, khách hàng thường có độ tin tưởng rất cao đối với các sản phẩm được quảng cáo tại đây, nỗi lo về vấn đề lừa đảo hoặc sản phẩm quá khác so với quảng cáo thường thì không có.
Ưu điểm:
- Khả năng tiếp cận tốt với khách hàng ở một vị trí địa lý nhất định
- Độ tin cậy cao
- Độ tiếp xúc với thương hiệu tốt
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Khó đo lường, khó đặt mục tiêu số liệu cụ thể
- Tiếp cận hàng loạt, không phân khúc được khách hàng
- Khó thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của thị trường
#6. Quảng cáo ngoài trời OOH
Quảng cáo ngoài trời (OOH) là một trong những hình thức marketing offline lâu đời nhất trên thế giới. Các OOH thường xuất hiện ở những nơi nhiều người qua lại như ngã tư, ngã năm, các điểm đổ xăng, các điểm đợi đèn xanh đèn đỏ,…
Sự gia tăng của quảng cáo trực tuyến đã khiến nhiều người nhận thấy quảng cáo OOH là một lựa chọn kém hấp dẫn hơn trong thị trường ngày nay. Nhiều doanh nghiệp cho rằng các tùy chọn khác mang lại ROI tốt hơn và phạm vi tiếp cận tốt hơn, nhưng điều này là không đúng.
Ngành quảng cáo OOH vẫn tiếp tục phát triển, cung cấp những cách mới và sáng tạo để nhắm mục tiêu người tiêu dùng bằng các thông điệp hấp dẫn và có tác động trực quan. Sự hồi sinh của OOH được thúc đẩy bởi công nghệ — cũng giống như quảng cáo kỹ thuật số — và việc OOH giảm mức độ phổ biến mang lại tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp có thể tận dụng nó đúng cách.
Ưu điểm:
- Phạm vi tiếp cận lớn hơn và CPM thấp hơn
- Tiếp cận thị trường đa dạng
- Độ nhận diện thương hiệu “khủng”
Nhược điểm:
- Khó đánh vào “điểm đau” của khách hàng
- Khó đặt mục tiêu và đánh giá
3 Mẹo Phối Hợp Và Tận Dụng Các Kênh Marketing Hiệu Quả
Kênh tiếp thị Online và Offline cần kết hợp với nhau để tạo hiệu quả
Lên danh sách tất cả các kênh tiếp thị online và offline: Hãy lên danh sách đầy đủ, cụ thể liên quan đến khách hàng tiềm năng và những phòng ban sở hữu những kênh đó (ở một số “ông lớn” mỗi kênh có thể được sở hữu bởi một đội ngũ khác nhau trong khi ở một số tổ chức các kênh có thể lại được chia sẻ bởi một hoặc nhiều đội ngũ). Từ đó phân chia và sử dụng những kênh này một cách hiệu quả.
Mobile marketing: Nếu có thể, bạn nên đặc biệt chú ý đến mobile marketing vì đây là một cầu nối siêu hiệu quả để kết nối giữa kênh marketing online và offline. Hãy để ý, khách hàng liên tục sử dụng điện thoại trong quá trình hoạt động thực tế ngoài đời. Do đó, bạn có thể dễ dàng hướng họ đến các hoạt động trực tuyến thông qua các kênh trực tiếp hơn thông qua điện thoại của họ.
Xác định những kênh bổ sung: Sau khi xác định đủ những kênh tiếp cận trực tiếp với khách hàng, giờ hãy xác định những kênh bổ sung mà bạn có thể có những đoạn hội thoại liên tục với người mua hàng.
Một vài ví dụ phổ biến là email, thư trực tiếp, ứng dụng điện thoại di động, quảng cáo trực tuyến, SMS và website. Tuy nhiên, dù bạn có lựa chọn kết hợp kênh nào với nhau, hãy đảm bảo rằng có sự thống nhất và hướng đến mục đích chung của công ty mà vẫn thỏa mãn mục tiêu riêng của từng kênh.
Thiết lập mục tiêu và các chỉ số thành công
Để tận dụng thành công các kênh marketing, trước khi bạn bắt đầu chạy các chương trình đa kênh bạn nên bắt đầu bằng việc thiết lập các mục tiêu khác nhau, cụ thể và có thể đo lường được.
Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy đặt nhiều mục tiêu hơn cho các kênh online vì các kênh offline thường khá là khó để đo lường. Ngoài ra, dù bạn có đặt ra bất kỳ mục tiêu nào thì cũng đừng có quên hai mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất, đó là tăng đơn hàng và tăng doanh số. Sau đây là một số các ví dụ về các dạng số liệu mà bạn có thể sử dụng để đo lường sự thành công của mình:
- Website: lượt người xem, thời gian lưu trang trung bình, các trang có lượt truy cập nhiều nhất, tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi, xu hướng hành vi, xếp hạng keyword, vv…
- Di Động: số lượng người dùng, thời gian sử dụng, thời gian sử dụng các ứng dụng, hành động cụ thể, sự trung thành, vv…
- Email: tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, bỏ đăng ký,etc.
- Quảng cáo kỹ thuật số: số lượt hiển thị, lượt tiếp cận, nhấp chuột, tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo, tỷ lệ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, vv.
- Dữ liệu offlines: số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng hoặc gian hàng, hỏi hàng qua điện thoại, số tham gia dùng thử, số người mua trực tiếp tại cửa hàng.
Sử Dụng Marketing Automation
Với những người mới thì cụm từ này có thể khá khó hiểu, bạn có thể hiểu đơn giản marketing automation là quá trình sử dụng phần mềm để tự động hóa công việc marketing đơn điệu.
Bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như marketing qua email, đăng bài trên mạng xã hội và thậm chí cả các chiến dịch quảng cáo.
Sử dụng marketing automation không chỉ tiết kiệm công sức và mang lại tính hiệu quả cao mà còn có khả năng cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa hơn cho khách hàng. Ví dụ, với sức mạnh của công cụ, thay vì những từng email hoặc SMS đều sẽ được tự động tích hợp thêm tên của khách hàng. Đặc biệt hơn, vào ngày sinh hay các ngày lễ lớn, hệ thống cũng có thể tự động gửi email đến cho họ.
Ngoài ra, với một số phần mềm đặc biệt như Getfly CRM, bạn còn có thể xây dựng một sơ đồ chiến dịch cho các chiến dịch marketing của bạn. Nhờ vậy, các kênh marketing sẽ hoạt động nhuần nhuyễn và chuẩn xác mà không cần sự quản thúc liên tục từ nhân sự marketing.
Vài Dòng Cuối
Các kênh marketing khác nhau mang lại những lợi ích khác nhau, tuy nhiên, để tối ưu được tiềm năng của tất cả các kênh marketing thì chiến lược phù hợp nhất vẫn là cố gắng phối hơp nhuần nhuyễn tất cả các kênh marketing. Hãy nhớ hầu hết các doanh nghiệp đều có thể tìm cách sử dụng các kênh khác nhau trong chiến lược marketing của mình để đạt được các mục tiêu kinh doanh, do đó bạn sẽ cần thời gian để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trên đây là toàn bộ bài viết về kênh marketing Getfly, hy vọng nó có ích cho bạn, cảm ơn vì đã dành thời gian đọc bài của Getfly!
Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM
THAM KHẢO BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- 8 cách thu hút khách hàng siêu hiệu quả
- 11 cách marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
- Tâm lý khách hàng là gì? Cách phân tích tâm lý khách hàng từ A – Z
Tags: Kênh tiếp thị online và offline, tiếp thị online và offline