Mục lục
Thị trường TMĐT đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt, mở ra vô số cơ hội cho những ai biết nắm bắt. Bước sang năm 2024, ngành thương mại điện tử sẽ vẫn tiếp tục phát triển hơn nữa. Vậy xu hướng thương mại điện tử năm 2024 là gì? Bạn sẽ vận dụng để phát triển doanh nghiệp của mình ra sao? Cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để dẫn đầu trong cuộc chơi đầy sôi động này!
1. Báo cáo thống kê xu hướng thương mại điện tử 2024
Kết thúc năm 2023 – giai đoạn bứt phá của thương mại điện tử với sự gia tăng về doanh số và các xu hướng mua sắm mới. Theo báo cáo của Metric, tổng doanh thu của toàn thị trường TMĐT trong quý III/2023 đạt 63 nghìn tỷ đồng và đạt mức tăng trưởng 54,42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, TikTok Shop mang về 25 nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ tính trên doanh thu 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo (TikTok Shop ra mắt vào cuối tháng 4/2022), tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ là 33%.
Năm 2023 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho thương mại điện tử Việt Nam với sự tăng trưởng mạnh mẽ và những xu hướng mới nổi bật mở ra cho 2024.
Việt Nam hiện tại đang là quốc gia có tốc độ phát triển mua sắp trực tuyến nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Dự kiến trong năm 2024 doanh thu và sản lượng bán ra trên các trang web mua sắm B2C tại Việt nam sẽ tiếp tục tăng mạnh. Theo đó, dự báo rằng 5 trang TMĐT hàng đầu tại Việt Nam có thể đạt đến hơn 310 ngàn tỷ đồng vào 2024, tăng khoảng 35% so với năm 2023.
Hiện nay, 3 ngành dẫn đầu về doanh thu số lượng bán gồm: Làm đẹp, nhà cửa – đời sống, thời trang nữ. Đây là những sản phẩm có tuổi thọ ngắn và tỷ lệ khách hàng quay lại mua cao.
Ngoài ra, top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất hiện nay trên tổng số 5 trang TMĐT chủ yếu là các Shop Mall, hai ngành hàng chính là làm đẹp, điện thoại, máy tính bảng.
Vậy làm sao để nắm bắt được xu hướng và ứng dụng vào phát triển cho doanh nghiệp của bạn. Cùng theo dõi tiếp bài viết!
2. Dự đoán các xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024 “làm mưa làm gió”
Báo cáo Xu hướng Tiêu dùng Toàn cầu năm 2023 của Qualtrics hé lộ những đòi hỏi mới của người tiêu dùng trong tương lai. Họ mong muốn trải nghiệm những sản phẩm và dịch vụ tiện lợi, an toàn, chất lượng và thân thiện với môi trường. Dưới đây là dự đoán về 5 xu hướng thị trường nổi bật trong năm 2024.
2.1. E-Retail: Sân chơi sôi động của các “ông lớn” và cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ
Thị trường bán lẻ trực tuyến (E-Retail) tiếp tục là “ngôi sao sáng” trong bức tranh TMĐT 2024, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến bởi sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các “ông lớn” như Shopee, Lazada, Tiktok,… không ngừng đầu tư, mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để củng cố vị thế dẫn đầu.
Cùng với đó, E-Retail cũng tạo ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) về các giải pháp hỗ trợ tham gia TMĐT ngày càng được hoàn thiện, giúp họ dễ dàng tiếp cận và khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
2.2. E-Grocery: Bữa ăn “online hóa” – Xu hướng tất yếu
Nhu cầu đặt hàng thực phẩm trực tuyến và giao hàng tận nhà tăng cao, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ngành thực phẩm (E-Grocery). Các nền tảng E-Grocery như Shopee Food liên tục mở rộng mạng lưới đối tác, tăng cường sự đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Xu hướng này mang đến lợi ích cho người tiêu dùng như việc tiết kiệm thời gian, công sức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đa dạng hóa lựa chọn.
2.3. Dịch vụ vận chuyển và logistics trực tuyến: Nền tảng cho sự phát triển của TMĐT
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao do sự bùng nổ của TMĐT thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ vận chuyển và logistics trực tuyến. Các công ty logistics liên tục đầu tư vào công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và mở rộng mạng lưới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
2.4. E-Real Estate: Cánh cửa mới cho thị trường bất động sản:
Ngành bất động sản cũng bắt kịp xu hướng TMĐT với sự ra đời của các nền tảng thương mại điện tử bất động sản (E-Real Estate). E-Real Estate tạo ra cơ hội mới cho người mua và người bán, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng như giới thiệu dự án, tư vấn pháp lý, hỗ trợ tài chính,… giúp cho việc giao dịch và cho thuê bất động sản trở nên hiệu quả và minh bạch hơn.
2.5. E-Services: Tiện lợi và linh hoạt trong tầm tay
Các dịch vụ trực tuyến như đặt vé máy bay, khách sạn, vé xem phim,… ngày càng phổ biến trên các nền tảng TMĐT. Người tiêu dùng ưa chuộng E-Services bởi sự tiện lợi, linh hoạt và khả năng so sánh giá cả dễ dàng. Nó góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, giải trí.
3. Cơ hội và thách thức đan xen cho doanh nghiệp trong năm 2024
Với những xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024 vừa qua, doanh nghiệp của bạn có những cơ hội và khó khăn ra sao? Và làm thế nào để phát triển doanh nghiệp trong hoàn cảnh đó.
Cơ hội thúc đẩy cho doanh nghiệp:
- Nền kinh tế toàn cầu phục hồi: Nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới. Nắm bắt được điều này doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện các chiến lược kinh doanh mới (mở rộng thị trường, mở rộng quy mô doanh nghiệp, khởi nghiệp, ra mắt sản phẩm mới,…).
- Thu nhập trung bình tăng: Số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Điều này sẽ tạo ra một nhu cầu lớn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, bao gồm cả thương mại điện tử. Dựa vào cơ hội này bạn có thể cho ra mắt các dòng sản phẩm chất lượng có giá thành cao khai thác được tối đa tệp khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cân nhắc mở rộng quy mô kinh doanh, cung cấp sản phẩm cho tệp khách hàng có thu nhập cao ở các nước đang phát triển.
- Thương mại điện tử bùng nổ: Mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ. Doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng các trang thương mại điện tử để tiếp cận tệp khách hàng của mình. Bạn có thể nhìn thấy ví dụ điển hình về việc các doanh nghiệp hợp tác với các TikToker livestream bán sản phẩm. Vừa gia tăng nhận diện thương hiệu vừa thúc đẩy doanh số bán.
Bạn có thể tham khảo thêm về xu hướng kinh doanh TikTok Shop và bật mí cách giúp doanh nghiệp của bạn có thể vận dụng vào phát triển doanh nghiệp của mình.
Bên cạnh những cơ hội ngành TMĐT cũng phải đối mặt với thách thức:
- Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp: Một trong những thách thức mà các doanh nghiệp cần vượt qua đầu tiên đó là lựa chọn một sàn thương mại điện tử có tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Để làm được điều này bạn cần nắm chắc được thế mạnh của các sàn thương mại điện tử, đối tượng khách hàng chủ yếu là gì?,… Ví dụ doanh nghiệp bạn bán các thiết bị điện tử, đồ công nghệ có thể lựa chọn nền Lazada để phát triển cửa hàng online của mình.
- Khách hàng không thể thử trước khi mua hàng: Đây có lẽ là vấn đề của rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ. Để hạn chế được điều này bạn cần tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến khích khách hàng sau mua quay trở lại đánh giá. Hoặc bạn có thể làm rõ ràng chính sách đổi trả kết hợp với hình ảnh sản phẩm thật (có thể kết hợp quay video thực tế và livestream bán hàng). Điều này sẽ gây dựng được lòng tin, thuyết phục được khách hàng “móc túi” mua sản phẩm của bạn.
- Khách hàng có thể mất kiên nhẫn khi mua hàng: Tại cửa hàng, khách hàng có thể hỏi trực tiếp nhân viên bán về các thông tin sản phẩm, tư vấn 1:1 để đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, đối với các shop online thì tình trạng phản hồi khách hàng trễ khiến tỷ lệ mua bị ảnh hưởng. Để khách hàng của bạn dễ dàng ra quyết định mua hãy đặt thông báo tin nhắn shop và trực 24/7 trả lời mọi thắc mắc của khách hàng đồng thời tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.
4. Tạo “bước đệm” nhảy vọt cho doanh nghiệp của bạn với các ý tưởng kinh doanh độc đáo
Nhìn chung, TMĐT vẫn là một ngành kinh tế đầy tiềm năng trong năm 2024. Trước muôn vàn rủi ro và thách thức cạnh tranh khắc nghiệt, các doanh nghiệp có thể tham khảo những ý tưởng kinh doanh thành công từ 2023 để làm tiền đề cho chiến lược phát triển sau này.
- Kết hợp bán hàng đa kênh: Với mô hình bán hàng online và offline để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Minh chứng thành công đó là các sàn TMĐT lớn như Shopee, TikTok, Lazada đều đã triển khai mô hình omni channel này thành công với hệ thống cửa hàng trải nghiệm, tích hợp kênh bán hàng online và offline.
- Dropshipping: Với mô hình bán hàng không cần sở hữu hàng hóa chỉ cần kết nối nhà cung cấp và xử lý đơn hàng. Một số thương hiệu Việt Nam đã sử dụng rất thành công với mô hình này là Heramo, the Noir, Boo.
- Sản phẩm handmade: Với mô hình sử dụng là bán các sản phẩm thủ công độc đáo và đầy sáng tạo. Minh chứng cho thành công của mô hình này là: Chợ tết handmade, Vua hàng hiệu, hội chợ xuân,…đang nổi lên và được khách hàng rất ưa chuộng.
- Thực phẩm organic: Các thương hiệu như Organica, Ba Vì Fam, Vườn xanh,… đang phát triển mạnh mẽ nhờ sử dụng mô hình bán thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ theo yêu cầu: Các dịch vụ như giao đồ ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc thú cưng,…tại nhà theo yêu cầu của khách hàng đang được đẩy mạnh phát triển với những ví dụ điển hình là Grabfood, Befood, Petbacker, Paws & Claws,…
Bên cạnh những chiến lược trên, bạn cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu, tham gia các chương trình khuyến mãi và tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Hãy “biến hình” shop của bạn trở thành điểm đến lý tưởng cho khách hàng bằng cách áp dụng những bí quyết sau:
- Nâng tầm trải nghiệm người dùng:
- Giao diện đẹp mắt: Thiết kế shop thu hút, dễ sử dụng, thể hiện thương hiệu độc đáo của bạn.
- Thông tin rõ ràng: Cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm, hình ảnh chất lượng cao, chính sách vận chuyển và thanh toán minh bạch.
- Dịch vụ khách hàng chu đáo: Hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình, giải quyết khiếu nại hiệu quả.
- Đa dạng hóa phương thức thanh toán:
- Cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán: Tiện lợi cho khách hàng với thanh toán trực tuyến, thanh toán khi nhận hàng, thanh toán qua ngân hàng,…
- Đảm bảo tính bảo mật: Sử dụng cổng thanh toán uy tín, an toàn thông tin khách hàng.
- Tiếp thị hiệu quả:
- Sử dụng đa dạng kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Tạo nội dung thu hút, Tận dụng influencer marketing, luân cập nhật năm bắt xu hướng marketing mới nhất, cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm và dịch vụ.
- Tăng cường tương tác với khách hàng:
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, phù hợp nhu cầu khách hàng.
- Tạo dựng cộng đồng khách hàng thân thiết, giao lưu trải nghiệm trực tiếp với khách hàng.
Trong bài viết này, chúng ta đã đi sâu vào xu hướng TMĐT trong năm 2024, dự đoán về tương lai của ngành công nghiệp này, và cung cấp một số ý tưởng kinh doanh và giải pháp tối ưu hóa shop. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới của TMĐT và tạo ra cơ hội kinh doanh thành công trong tương lai.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn nắm bắt được xu hướng thương mại điện tử năm 2024, các ý tưởng kinh doanh độc đáo và giải pháp tối ưu hóa shop. Từ đó chuẩn bị cho doanh nghiệp một tâm thế vững trãi, một chiến lược kinh doanh bứt phá.
Theo dõi Getfly CRM ngay để đọc nhiều kiến thức hay về marketing, kinh doanh bạn nhé!
Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!
Tags: Thương mại điện tử, TMĐT, Xu hướng thương mại điện tử, Xu hướng TMĐT 2024