Phương pháp nắm thóp tâm lý khách hàng

Nắm bắt tâm lý khách hàng là chìa khóa chốt deal thành công. Vì vậy các nhà kinh doanh, các nhân viên bán hàng không thể bỏ qua các đặc điểm tâm lý khách hàng thường gặp và các nghệ thuật hiểu tâm lý khách hàng. Việc nắm bắt được tâm lý của những “vị thượng đế” chính là yếu tố quan trọng để giúp người bán hàng kích thích được nhu cầu của con người, thúc đẩy doanh số tốt lên. Cùng bài viết tìm hiểu những phương pháp phổ biến giúp nắm thóp tâm lý khách hàng.

Phương pháp nắm thóp tâm lý khách hàng 0

Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại trong kinh doanh. Để nắm bắt được yếu tố tâm lý khách hàng các nhà quản trị kinh doanh cần đặt biệt lưu ý đến tâm lý học và những ứng dụng của tâm lý học.

Những nguyên lý và mô hình nghiên cứu về con người của tâm lý học được sử dụng khá phổ biến khi nghiên cứu về nhu cầu, nhận thức, ảnh hưởng của cá tính, nhân cách tới hành vi mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh, các marketer, salesman hiểu biết về nhu cầu và tâm lý khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ.

Các phương pháp nắm bắt tâm lý khách hàng

Nhấn mạnh những ưu điểm của sản phẩm

Dù khách hàng thuộc kiểu nào thì tâm lý chung là vẫn muốn sở hữu một sản phẩm thực sự tốt về cả chất lượng lẫn giá cả. Cách nắm bắt tâm lý khách hàng cơ bản và mấu chốt nhất đó chính là sự tự tin của bạn (người bán) cùng với việc nhấn mạnh được những điểm mạnh trong sản phẩm của bạn. Khi bạn cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin, làm nổi bật các tính năng vượt trội để đánh bại những sản phẩm tương tự của đối thủ thì phần lớn bạn sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng dành cho bạn.

Phương pháp nắm thóp tâm lý khách hàng 1
Nhấn mạnh những ưu điểm của sản phẩm

Đặt mình vào vị trí người mua

Điều đầu tiên mà các nhà quản trị  kinh doanh, các nhân viên bán hàng cần làm trong việc tìm hiểu tâm lý khách hàng đó là đặt mình vào vị trí người mua. Nếu không đặt mình vào tình huống của người mua, bạn không thể biết được khách hàng nghĩ gì và cần gì. Hãy đóng vai người mua hàng, dùng thử và trải nghiệm thực tế các sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang cung cấp. Khi đó bạn mới có thể biết được khách hàng thật sự cần gì ở sản phẩm, dịch vụ của mình, có vấn đề gì bất cập khi sử dụng hay không.

Đồng thời nhận ra được sự khác nhau và điểm hài lòng nào từ các sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Từ đó bạn có thể có được các phương án cải thiện sản phẩm, dịch vụ cũng như dự đoán được các bước đi tiếp theo của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, bạn có thể tổ chức những chương trình thực tế trải nghiệm với mục đích hướng tới các khách hàng mục tiêu, nói chuyện với họ về một ngày làm việc của họ ra sao, những mối bận tâm lo lắng của họ là gì. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến giành giật các khách hàng tiềm năng trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Khi giao dịch, bạn không chỉ làm mỗi một việc là đem sản phẩm ra cho khách hàng là xong mà đó là cả một quá trình giao tiếp cả trước, trong và sau khi bán hàng. Để chốt đơn hàng thành công đòi hỏi người bán cần có kỹ năng nắm bắt khách hàng và giao tiếp tốt. Kỹ năng này bạn có thể vừa học hỏi vừa thực hành để tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình.

Chính vì vậy, hãy cố gắng trau dồi cho mình thật nhiều những giao dịch, những đoạn hội thoại để giúp bạn phát triển kỹ năng thuyết phục khách hàng hơn nữa. Đây là cách nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Xây dựng chiến lược khảo sát tâm lý khách hàng

Các bảng khảo sát đơn giản với chi phí nhỏ sẽ giúp các nhà kinh doanh, nhân viên bán hàng tìm hiểu xem tâm lý khách hàng của mình suy nghĩ gì và cảm thấy như thế nào qua các câu hỏi mở như: “Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn?”, “Nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn là gì?”… Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp các nhà kinh doanh vượt qua dòng thông tin hồ sơ nhân khẩu để hiểu về những cảm xúc và hành vi của khách hàng.

Biết được cảm nhận của khách hàng sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải đáp câu hỏi làm thế nào để thỏa mãn họ về mặt tinh thần, phương án chăm sóc khách hàng tốt hơn đồng thời giúp cho trải nghiệm thương hiệu của bạn có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của họ.

Phương pháp nắm thóp tâm lý khách hàng 2
Xây dựng chiến lược khảo sát tâm lý khách hàng

Khách hàng ngày càng có nhiều tiếng nói về nhu cầu của họ. Bạn cần hiểu tâm lý của khách hàng và chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng là bạn đã thành công.

Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm. 

 Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM 30 NGÀY