Những xung đột và hướng giải quyết mâu thuẫn giữa Sales và Marketing

Ở nội dung các bài viết trước chúng tôi đã đề cập đến những mâu thuẫn/ xung đột giữa Sales và Marketing thường thấy ở các doanh nghiệp và một số cách giải quyết.Vẫn tiếp tục bài toán quản trị doanh nghiệp, nội dung bài này sẽ cụ thể hóa “những xung đột và hướng giải quyết mâu thuẫn giữa Sales và Marketing” tối ưu, hiệu quả nhất!

Những xung đột và hướng giải quyết mâu thuẫn giữa Sales và Marketing

Truy tìm căn nguyên những xung đột Sales – Marketing?

Hầu hết các xung đột bắt nguồn từ khác biệt tư duy, thiếu sự thấu hiểu về công việc/ nhiệm vụ giữa bộ phận Sales – Marketing. Bên cạnh đó, áp lực về doanh số cũng là nguyên nhân quan trọng đẩy mâu thuẫn lên cao. Cụ thể:

  • Sales cho rằng Marketing hoạt động không hiệu quả, là bộ phận chỉ biết tiêu tiền. Lead mang về đắt nhưng lại không chất lượng, khách không có nhu cầu
  • Marketing lập luận rằng Sales truyền thông sai thông điệp sản phẩm với khách hàng, Sales chỉ muốn bán được hàng, đảm bảo doanh số nên  hứa hẹn với khách hàng nhiều ưu đãi mà không quan tâm đến khả năng thực hiện. Điều này vô hình trung ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu và định vị sản phẩm
  • Do Sales không biết cách tư vấn, leads Marketing đem về Sales không xử lý ngay nên bị đối thủ cướp mất
  • Trong các cuộc họp, doanh số không đủ, hai bộ phận quay ra đổ lỗi, quy trách nhiệm cho đối phương.

Giải quyết vấn đề mâu thuẫn Sales – Marketing ra sao?

Thực ra mâu thuẫn giữa Sales – Marketing đều xoay quanh vấn đề: không đo lường được hiệu quả truyền thông, chất lượng tư vấn khách hàng. “Sales nghĩ” – “Marketing nghĩ”, đây đều là những suy nghĩ chủ quan, không dựa trên công cụ, đánh giá cụ thể nào. Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi cần có công cụ kiểm tra chéo giữa hai bộ phận.

Giải quyết vấn đề mâu thuẫn Sales – Marketing ra sao?
Giải quyết vấn đề mâu thuẫn Sales – Marketing ra sao?

Sales đánh giá chất lượng lead do Marketing mang về dựa trên các chỉ số:

  • Chỉ số Khách hàng Chốt / khách hàng mới
  • Chỉ số khách hàng Nóng/tổng số khách hàng mới đưa về.
  • Chỉ số khách hàng Sai đối tượng mới / khách hàng mới.
  • Chỉ số khách hàng đã tiếp cận được/khách hàng mới.
  • Chỉ số khách hàng tiềm năng/ khách hàng mới.

Marketing kiểm tra và đánh giá hiệu quả làm việc của Sales

Bộ phận Marketing cần vẽ được chân dung khách hàng tiềm năng trên các form báo cáo mẫu, Sales cần lấy được đầy đủ thông tin theo mẫu đó xem khách hàng là đúng/ sai đối tượng.

Bằng việc kiểm tra lịch sử chăm sóc khách hàng, kiểm tra xem liệu lead man về Sales có xử lý ngay không? Nghe lại file ghi âm của sales đã tư vấn để kiểm tra chất lượng telesale

Marketing kiểm tra và đánh giá hiệu quả làm việc của Sales
Marketing kiểm tra và đánh giá hiệu quả làm việc của Sales

Thay đổi nhận thức giữa 2 bộ phận

Điều này thoạt nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Bộ phận  Sales – Marketing cần phải ngồi lại với nhau để đôi bên hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm mỗi bên.

Trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án, Sales và Marketing sẽ bàn bạc trực tiếp với nhau để xây dựng kế hoạch truyền thông, chân dung khách hàng và thông điệp truyền thông từng giai đoạn ra sao. Bằng cách này, đôi bên sẽ hiểu hơn về công việc, phạm vi quyền hạn công việc của nhau. Đồng thời có những hỗ trợ kịp thời khi cần.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong giải quyết mâu thuẫn Sales – Marketing!

Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:

– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile

– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình

– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác

– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả

>> Làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến không hồi kết giữa Sales và Marketing?

Tags: , ,