Khám phá các bước vận dụng mô hình chuỗi giá trị

Để xây dựng một hệ thống kinh doanh bài bản và mở rộng quy mô doanh nghiệp của bạn. Việc xác định và phát triển mô hình chuỗi giá trị chính là việc làm bạn nên ưu tiên hàng đầu. Bằng cách nghiên cứu các yếu tố trực tiếp, gián tiếp,…cụ thể và rõ ràng theo hướng dẫn các bước thực hiện dưới đây. Bạn chắc chắn sẽ có định hướng cho việc tìm ra Value Chain phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình!

Mô hình chuỗi giá trị là gì?

Mô hình chuỗi giá trị (Value Chain) là một khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, mô tả quá trình tạo ra giá trị từ việc sản xuất đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động bao gồm thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối.

Mô hình chuỗi giá trị là gì?
Mô hình chuỗi giá trị là gì?

Michael Porter của Harvard Business School nêu ra quan điểm về khái niệm mô hình hóa chuỗi giá trị trong cuốn sách “Competitive Advantage” của mình vào năm 1985: “là một chuỗi giá trị có mục đích chung mà các doanh nghiệp có thể sử dụng kiểm tra tất các các hoạt động của mình và kiểm tra về mức độ phối hợp, kết nối của các hoạt động trong quy trình. Cách thức thực hiện các hoạt động của chuỗi giá trị sẽ xác định chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, Value Chain giúp bạn xác định được nguồn giá trị cho cho doanh nghiẹp của mình.”

Thay vì xem xét các bộ phận hoặc loại chi phí kế toán, chuỗi giá trị của Porter tập trung vào hệ thống và cách thức chuyển đổi đầu vào thành đầu ra mà người tiêu dùng mua. Sử dụng quan điểm này, Porter đã mô tả một chuỗi các hoạt động chung cho tất cả các doanh nghiệp. Ông chia chúng thành các hoạt động chính và hỗ trợ:

  • Hoạt động chính: vận chuyển đầu vào (Inbound logistics), chế tạo (Operations), vận chuyển đầu ra (Outbound logistics), tiếp thị và bán hàng (Marketing and sales) và dịch vụ (Service).
  • Hoạt động hỗ trợ: mua hàng (Procurement), quản lý nguồn nhân lực (Human resource management), phát triển công nghệ (Technological development), cơ sở hạ tầng (Infrastructure).

Lợi ích của mô hình chuỗi giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp

Mô hình chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của mô hình này:

  • Hiểu rõ quy trình sản xuất và cung ứng: Mô hình chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về quy trình sản xuất và cung ứng của mình. Điều này giúp tăng cường hiệu quả và hiệu suất trong các hoạt động sản xuất và phân phối, từ việc quản lý nguồn cung cấp đến vận chuyển và quản lý kho.
  • Xác định điểm mạnh và yếu: Phân tích mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể nhìn thấy những điểm mạnh và yếu trong quy trình kinh doanh của mình. Các hoạt động quan trọng được tập trung và tối ưu hóa để tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh:  Doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động quan trọng và cải thiện chúng có thể tăng cường chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, cải thiện dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Tối ưu hóa tài nguyên: Bằng cách phân tích các hoạt động và quy trình, doanh nghiệp có thể tìm ra cách sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, giúp tăng cường năng suất và giảm lãng phí.
  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Khi doanh nghiệp của bạn thực hiện tối ưu hóa các hoạt động từ việc cung cấp đến dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và mong đợi của khách hàng, tạo ra sự hài lòng và trung thành.

Các bước vận dụng mô hình chuỗi giá trị của Porter

Để xác định và hiểu chuỗi giá trị của công ty bạn, hãy làm theo các bước sau.

Bước 1 – Xác định các hoạt động phụ cho từng hoạt động chính

Đối với mỗi hoạt động chính, hãy xác định những hoạt động phụ cụ thể nào tạo ra giá trị.

Các bước vận dụng mô hình chuỗi giá trị của Porter
Các bước vận dụng mô hình chuỗi giá trị của Porter

Có ba loại hoạt động phụ khác nhau:

  • Các hoạt động trực tiếp tự nó tạo ra giá trị. Ví dụ: trong hoạt động tiếp thị và bán hàng của nhà xuất bản sách, các hoạt động phụ trực tiếp bao gồm thực hiện các cuộc gọi bán hàng đến hiệu sách, quảng cáo và bán hàng trực tuyến.
  • Các hoạt động gián tiếp giúp các hoạt động trực tiếp diễn ra suôn sẻ. Đối với hoạt động tiếp thị và bán hàng của nhà xuất bản sách, các hoạt động phụ gián tiếp bao gồm quản lý lực lượng bán hàng và lưu giữ hồ sơ khách hàng.
  • Hoạt động đảm bảo chất lượng đảm bảo các hoạt động trực tiếp và gián tiếp đều đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết. Đối với hoạt động tiếp thị và bán hàng của nhà xuất bản sách, hoạt động này có thể bao gồm việc kiểm tra và chỉnh sửa quảng cáo.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Hướng dẫn chuyển đổi số chi tiết cho doanh nghiệp của bạn”

Bước 2 – Xác định các hoạt động phụ cho từng hoạt động hỗ trợ.

Đối với mỗi hoạt động hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và mua sắm, hãy xác định các hoạt động hỗ trợ tạo ra giá trị trong mỗi hoạt động chính. Như ở bước 1, hãy tìm kiếm các hoạt động phụ trực tiếp, gián tiếp và đảm bảo chất lượng để xác định chính xác và hiệu quả.

Sau đó xác định các hoạt động phụ tạo ra giá trị khác nhau trong cơ sở hạ tầng của công ty bạn. Về bản chất, những hoạt động này sẽ có tính chất đa chức năng, thay vì cụ thể cho từng hoạt động chính.

Bước 3 – Xác định các liên kết

Tìm mối liên hệ giữa tất cả các hoạt động có giá trị mà bạn đã xác định. Việc này sẽ mất thời gian nhưng các liên kết là chìa khóa để tăng lợi thế cạnh tranh từ khuôn khổ chuỗi giá trị. Ví dụ: có mối liên hệ giữa việc phát triển lực lượng bán hàng (đầu tư vào nhân sự) và doanh số bán hàng. Có một mối liên hệ khác giữa thời gian xử lý đơn hàng và các cuộc gọi điện thoại dịch vụ từ những khách hàng đang thất vọng vì thời gian chờ giao hàng.

Bước 4 – Tìm kiếm cơ hội gia tăng giá trị

Xem lại từng hoạt động phụ và các liên kết mà bạn đã xác định. Đồng thời suy nghĩ về cách bạn có thể thay đổi hoặc nâng cao nó để tối đa hóa giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng (khách hàng của các hoạt động hỗ trợ có thể là nội bộ cũng như bên ngoài).

Ví dụ về mô hình chuỗi giá trị của các thương hiệu nổi tiếng

1. Mô hình chuỗi giá trị của tập đoàn Samsung

Mô hình chuỗi giá trị của tập đoàn Samsung bao gồm các bước chính sau:

  • Nghiên cứu và phát triển (R&D): 
  • Sản xuất
  • Tiếp thị và bán hàng
  • Dịch vụ sau bán hàng
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Nghiên cứu thị trường và phản hồi khách hàng
Mô hình chuỗi giá trị của tập đoàn Samsung
Mô hình chuỗi giá trị của tập đoàn Samsung

2. Mô hình chuỗi giá trị của Starbucks

Startbuck là ví dụ điển hình trong việc áp dụng mô hình chuỗi giá trị thành công. Bắt đầu từ cửa hàng nhỏ tại Seattle năm 1971, sau đó đã trở thành thương hiệu được yêu mến nhất trên thế giới. 

Mô hình chuỗi giá trị của Starbucks
Mô hình chuỗi giá trị của Starbucks

3. Chuỗi giá trị của Apple

Theo phân tích của Mark và Johnson, Apple quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách sử dụng cách tiếp cận theo hai hướng. Thứ nhất, họ xử lý hoạt động phát triển sáng tạo ở Hoa Kỳ trong khi gia công sản xuất cho các nước châu Á. Ngoài ra, họ lấy nguồn linh kiện từ nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu. 

Những bộ phận này sau đó được vận chuyển nhanh chóng bằng đường hàng không đến các nhà máy lắp ráp đặt tại Trung Quốc – một chiến lược hiệu quả nhằm giảm cả thời gian và chi phí. Từ đó, thành phẩm nhanh chóng được gửi trực tiếp đến khách hàng thông qua các dịch vụ giao hàng đáng tin cậy như UPS hay FedEx dành cho những người mua hàng Apple qua trang web chính thức của họ.

Chuỗi giá trị của Apple
Chuỗi giá trị của Apple

Tuy nhiên, đối với các kênh phân phối bao gồm các cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối, Apple áp dụng cách tiếp cận khác. Họ lưu trữ sản phẩm của mình tại một nhà kho tập trung ở Elk Grove, California, nơi đóng vai trò là trung tâm vận chuyển những hàng hóa này. Cuối cùng, như một phần trong cam kết hướng tới sự hài lòng của khách hàng và trách nhiệm với môi trường, Apple cung cấp dịch vụ bảo hành đồng thời đảm bảo thực hiện các quy trình tái chế phù hợp đối với các sản phẩm bị hư hỏng hoặc không sử dụng được để tái chế

4. Chuỗi giá trị CRM

Mô hình chuỗi giá trị CRM (Customer Relationship Management) là một khung công việc hoặc quy trình sắp xếp các hoạt động và quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách cung cấp giá trị và trải nghiệm tốt nhất cho họ.

5. Mô hình chuỗi giá trị của Grab

Thị trường vận tải Việt Nam từng do các hãng taxi như Mai Linh, VinaSun thống trị cho đến năm 2014. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi Grab bước chân vào thị trường vào cuối tháng 2 năm đó. 

Mô hình chuỗi giá trị của Grab
Mô hình chuỗi giá trị của Grab

Với việc tập trung vào việc cung cấp dịch vụ vận chuyển và du lịch thông qua các ứng dụng trực tuyến thông minh, Grab đã cách mạng hóa ngành này. Điều khiến Grab khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh là mô hình chuỗi giá trị đột phá mang lại sự thuận tiện và khả năng chi trả vô song cho khách hàng. 

Cách tiếp cận độc đáo này cho phép Grab lập kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng một cách chính xác, tối ưu hóa chi phí trên nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau – tất cả đều góp phần nâng cao vị thế hiện tại của Grab là gã khổng lồ hàng đầu trong lĩnh vực vận tải.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quát về mô hình chuỗi giá trị. Hãy bắt đầu xây dựng value chain ngay cho doanh nghiệp của mình để tối ưu hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và gia tăng doanh số! Những khái niêm, các bước vận dụng cơ bản đã được Getfly gợi ý cho bạn sẽ là nền tảng để phát triển một mô hình phù hợp nhất cho thương hiệu của bạn. 

Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!

Tags: ,