Bí kíp xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh hiệu quả?

Tiếp thị đa kênh là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả tiếp cận, tối ưu trải nghiệm khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hơn. Tuy nhiên, xây dựng và quản lý một chiến lược tiếp thị đa kênh là điều không hề dễ dàng với nhiều nhà quản lý. Hãy cùng Getfly CRM tìm hiểu những bí kíp giúp xây dựng hệ thống Marketing đa kênh hiệu quả cho doanh nghiệp trong bài viết hôm nay nhé.

Tiếp thị đa kênh là gì? 

Marketing đa kênh là phương pháp sử dụng kết hợp nhiều kênh tiếp thị (online & offline) để tiếp cận khách hàng với mục đích đảm bảo khách hàng có thể thực hiện hành vi mua một cách dễ dàng, thuận tiện nhất. Hai hình thức tiếp thị đa kênh phổ biến nhất hiện nay là Omnichannel và Multichannel.

Khái niệm Omni-channel

Omni-channel Marketing (tiếp thị liên kênh) là phương pháp marketing tối ưu trải nghiệm mua hàng bằng cách phối hợp nhịp nhàng giữa các kênh bán hàng khác nhau của doanh nghiệp. Mục đích của Omnichannel Marketing là tạo ra một trải nghiệm thân thiện, liền mạch cho người tiêu dùng. Khách hàng có thể tìm kiếm và mua hàng trực tuyến, tại các cửa hàng vật lý hoặc kết hợp hai phương pháp đó với nhau (ví dụ mua hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng).

Khái niệm Multi-channel

Multichannel marketing là việc doanh nghiệp trải dài việc tiếp cận, tương tác với khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau từ trực tiếp đến gián tiếp. Các kênh tiếp thị sẽ hoạt động riêng rẽ, độc lập và có những chiến lược, mục tiêu riêng. Tuy nhiên, việc thiếu tích hợp các kênh sẽ tạo ra những trải nghiệm không đồng nhất, khiến khách hàng không nắm bắt được thông điệp của doanh nghiệp.

Bí kíp để có chiến lược tiếp thị đa kênh hiệu quả?

Phá vỡ các “Silos” của tổ chức 

bi-kip-xay-dung-chien-luoc-tiep-thi-da-kenh-hieu-qua-5
Phá vỡ những “căn hầm riêng” trong tổ chức

Silos là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng các bộ phận trong doanh nghiệp hoạt động riêng rẽ, không muốn hợp tác, chia sẻ thông tin với nhau. Các phòng ban có xu hướng đề cao mục tiêu nội bộ phòng và phớt lờ các hoạt động nằm ngoài phạm vi đó vì cho rằng đó không phải việc của mình. Dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa các phòng ban, làm giảm hiệu quả công việc.

Trong hoạt động Marketing đa kênh, sự phối hợp trơn tru giữa các phòng ban là yếu tố bắt buộc. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp cần thúc đẩy SEO website, bộ phận Marketing sẽ làm việc với bộ phận IT để đảm bảo website luôn được ổn định nhất. Nhà quản trị cần phá vỡ những “căn hầm độc lập” trong doanh nghiệp của mình và định hướng toàn bộ tổ chức đến việc thực hiện các mục tiêu chung, điều đem lại giá trị cho tất cả nhân sự trong tổ chức.

Tận dụng các phần mềm đo lường và giám sát hiệu quả

Lựa chọn các công cụ phần mềm giúp bạn đo lường và tối ưu hoạt động marketing là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Những hệ thống này giúp bạn theo dõi, thực hiện và quản lý tích hợp các hoạt động Marketing, cụ thể: quản lý chiến lược, phân tích nâng cao, đo lường hiệu quả chiến dịch, chất lượng khách hàng, lưu trữ thông tin, tài liệu,… Nhờ vậy, nhà quản trị sẽ nắm bắt được vấn đề của hệ thống kênh bán hàng hiện tại và đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hiểu rõ về tệp khách hàng mục tiêu

Các chiến dịch marketing đa kênh yêu cầu doanh nghiệp phải có một góc nhìn sâu sắc hơn về thị trường. Doanh nghiệp cần thu thập đủ dữ liệu và phân tích khách hàng mục tiêu, phác họa về đặc điểm, hành vi và yêu cầu của họ, phân loại đối tượng. Qua đó, lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp với đối tượng khách hàng và phác thảo các chiến lược marketing phù hợp.

Tạo hình ảnh thương hiệu nhất quán

Trong những giai đoạn nhất định, dù triển khai hoạt động Marketing trên nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp vẫn cần đưa ra các thông điệp, hình ảnh thương hiệu nhất quán. Điều này sẽ giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn dễ hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên đưa ra các thông điệp lặp đi lặp lại trong những giai đoạn khác nhau. Thay vào đó, doanh nghiệp cũng cần liên tục đổi mới thông điệp tùy thuộc vào mục tiêu của từng chiến dịch.

Xây dựng hệ thống tiếp thị đa kênh với Getfly CRM

Theo dõi hành trình mua hàng và quản lý quan hệ khách hàng 

Getfly giúp các chủ doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý các giai đoạn mua hàng của khách từ lúc tiếp cận với hãng thông qua “điểm chạm” đầu tiên cho đến lúc chốt đơn và sử dụng sản phẩm. Nhân viên có thể cập nhật và quản lý thông tin khách hàng trong từng giai đoạn để hiểu được nhu cầu khách hàng và đưa ra các phương án tiếp cận phù hợp.

Lưu trữ thông tin và phân tích khách hàng tiềm năng

21.6-bi-kip-xay-dung-chien-luoc-tiep-thi-da-kenh-hieu-qua-3
Phân tích chân dung khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp có thể lưu trữ các thông tin khách hàng như tên, địa chỉ, công ty, số điện thoại, email, zalo,… Ngoài ra, doanh nghiệp còn quản lý được quá trình tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp, từ đó phân tích được đặc điểm, thói quen mua hàng và xây dựng kế hoạch phù hợp với họ.

Xây dựng chiến lược email marketing

21.6-bi-kip-xay-dung-chien-luoc-tiep-thi-da-kenh-hieu-qua-4
Quản lý chi tiết chiến dịch Email Marketing

Doanh nghiệp có thể xây dựng các mẫu email, đồng thời tạo lập và thực hiện các chiến dịch email marketing cho từng giai đoạn. Đây chính là một cách giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng mới và tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ.

Hiện nay, Getfly CRM cung cấp bản trải nghiệm miễn phí cho mọi doanh nghiệp trong 30 ngày. Hãy đăng ký ngay để được trải nghiệm hệ thống quản lý tiếp thị đa kênh với Getfly CRM!