Làm sao để được sếp quý !!!

Nguyên tắc 1: Sếp rất ngu!

Đừng kỳ vọng sếp như 1 vị thánh nhân cái gì cũng biết cái gì cũng làm được. Hãy tự lực vượt qua vấn đề của mình. Sếp rất thích nhân viên mang thành tích lên, hoặc ít nhất nếu mang vấn đề lên thì cũng đã có sẵn phương án A, B, C đã phân tích chi tiết lợi hại, việc của sếp chỉ việc chọn A, B, hoặc C thôi. Đã bảo sếp ngu lắm mà.

Nguyên tắc 2: Sếp rất khôn!

Không phải tự nhiên người ta làm sếp được, cái gì cũng có lý do của nó. Đừng ăn nói vòng vo, lảng tránh, hay tệ hơn là nói dối. Sớm hay muộn thì sếp cũng biết thừa. Cho nên, nếu sếp hỏi tình hình việc X đến đâu rồi, nếu chưa làm gì cứ thẳng thắn mà nói: dạ em lầy, em chưa làm được gì, em sẽ sửa sai ạ.

Làm sao để được sếp quý !!!
Làm sao để được sếp quý !!!

Nguyên tắc 3: Sếp rất bận!

Đừng có làm phiền sếp những vấn đề ko đâu. Thằng A, con B trong công ty xích mích với em à. Công ty là nơi để kiếm tiền, chứ ko phải cái trại trẻ nhé. Hay là việc em ko biết cách in cái hợp đồng thế nào … hãy tự Google nhé! Có việc gì chắc chắn cần thì hãy chú ý làm sao ít ảnh hưởng nhất đến mạch làm việc của sếp. VD: căn lúc sếp đang giải lao, ăn snack, đi vệ sinh, v.v.

Nguyên tắc 4: Sếp cũng rảnh rảnh thôi!

Dù bận đến mấy sếp nào cũng rất có tâm phát triển nhân viên, phát triển con người. Tất cả các sếp trên đời luôn ấy. Quan trọng là phải biết cách khơi dậy cái đam mê truyền đạt của sếp. Như thế nào?

Bước 4.1: nói với sếp, em rất ngu, nhưng em rất ham học hỏi. Xin sếp hãy hết lòng chỉ bảo cho em.
Bước 4.2: tiếp xúc với sếp càng nhiều càng tốt. Ăn trưa, café cuối tuần, chơi bời ngoài giờ, v.v. Nếu sếp thấy phiền thì giảm tần suất, nhưng đa số là sẽ ok thôi.
Bước 4.3: lúc gặp sếp, nói ít đi, và lắng nghe nhiều hơn. 2 việc duy nhất cẩn mở miệng ra khi gặp sếp hoặc là để đặt câu hỏi cho sếp kể chuyện sâu hơn hoặc là để cám ơn sếp.
Bước 4.4: thực sự thực hiện các điều sếp khuyên. Ko gì sướng cho 1 mentor (người truyền đạt) hơn việc mentee (người được truyền đạt) thực hiện những gì mình nói.

Nguyên tắc 5: Sếp thích nịnh!

Đã lên vị trí đó, người ta ít nhiều cũng phải phấn đấu mồ hôi nước mắt và đã đạt được nhiều thành tích nhất định. Ai cũng muốn được ghi nhận và tôn trọng điều đó! Nhưng …

Nguyên tắc 6: Sếp ghét nịnh!

Đã lên vị trí đó rồi, người ta ít nhiều cũng ở cái thế được nhiều người nhờ vả, nghe nịnh quen rồi. Nên những câu nịnh ko thật lòng, ko có chiều sâu, thì dễ dàng bị phát hiện và bị ghét. Cho nên nếu khen sếp, hãy khen cái gì đúng, thật, chi tiết mà chưa ai nói thế với sếp bao h. VD: đừng nói sếp giỏi thế … hãy nói: cách sếp xử lý vụ ABC em tuy không bằng lòng lắm, nhưng thấy rất thú vị.

Nguyên tắc 7: Sếp rất cô đơn!

Sếp thường xuyên phải đưa ra các quyết định khó khăn, vượt trên tầm tình cảm cá nhân để làm những điều tốt nhất cho tương lại công ty. Sếp thường bị đóng vai ác. Những cảm xúc bất mãn nhất, khó chịu nhất của nhân viên đều đổ dồn lên đầu sếp hết, dù bằng hành động hay suy nghĩ. Hãy thông cảm cho sếp, đừng chà thêm muối vào vết đau.

Nguyên tắc 8: Sếp có rất nhiều bạn!

… hay nói đúng ra là tai mắt, tay chân đó. Đừng nói xấu, đặt điều về bất cứ ai trước mặt sếp. Sếp sẽ ko ghét nạn nhân đâu … hay nói đúng ra, mình sẽ là nạn nhân đó!

Nguyên tắc 9: Sếp luôn đúng!

Khi sếp góp ý, phản xạ của đa số là cứ cãi và đổ tại cái đã, lắng nghe & suy nghĩ sau. Không gì kỵ hơn điều này. Vừa làm mình ko nghe được lời khuyên quý báu, vừa thể hiện mình bảo thủ, vừa thể hiện mình ko khiêm tốn, vừa thể hiện mình ko trách nhiệm mà hay đổ tại, vừa thể hiện mình ko tôn trọng sếp, v.v. Sếp góp ý, phải lắng nghe, từ trong tâm ra nhé. (miêng ko cãi nhưng tâm ko phục cũng tai hại ko kém gì)

Nguyên tắc 10: Sếp luôn sai!

… vớ vẩn, sếp thì làm sao mà sai được. Ko có nguyên tắc này nhé!
(Từ góc nhìn của một người đã làm việc cho sếp Tây, sếp Ta, sếp tốt, sếp xấu; và đã làm sếp cho nhân viên tốt, nhân viên lầy, nhân viên khéo, nhân viên dại, nhân viên ngoan, nhân viên hư, v.v.)
Sếp nào, nhân viên nào có ý kiến bổ sung comment nhé!

Nếu bạn yêu sếp của mình, tag sếp vô. Nếu bạn là sếp và bạn muốn được nhân viên yêu quý, share post nhé!

Nguồn: Kim Hoang Tran

Tags: