Kỹ năng gợi mở nhu cầu khách hàng

Hiểu được và thỏa mãn nhu cầu khách hàng là mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp không chỉ bán đúng cái khách hàng cần mà còn gợi mở thêm nhu cầu cho khách hàng, để họ sử dụng thêm các sản phẩm khác của công ty. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về kỹ năng giúp gợi mở nhu cầu khách hàng.

Nhu cầu khách hàng là gì?

Nhu cầu khách hàng được hiểu là sự chưa thỏa mãn ở một vài hài lòng cơ bản, nó là khoảng cách từ cái đang có và cái muốn có của khách hàng. Nhu cầu bắt nguồn từ những đặc điểm về tâm sinh lý của con người.  Con người có thể nhận thức được nhu cầu của mình hoặc chưa. Trong đó, nhận thức có thể hiểu đơn giản là quá trình con người nhận biết, hiểu và phản ánh thế giới khách quan vào trong tư duy của mình hoặc là kết quả của quá trình đó.

Con người khi đã nhận thức được nhu cầu của mình thì sẽ muốn được thỏa mãn nó. Chính vì vậy, có thể kết luận được rằng: nhu cầu khách hàng mang những tính chất đặc trưng riêng biệt. Nó không ổn định mà có sự thay đổi linh hoạt, phụ thuộc vào hoàn cảnh và các yếu tố tác động. Đặc biệt, quảng cáo và truyền miệng có ảnh hưởng khá lớn đến nhận thức khách hàng.

Nhu cầu càng cấp bách càng thôi thúc khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ để thỏa mãn. Nhiệm vụ của người bán hàng lúc này chính là có những giải pháp để kích thích, khơi gợi khách hàng tiềm năng nhận ra được mong muốn thật sự của mình là gì hoặc làm cho những nhu cầu sẵn có của khách hàng trở nên cấp bách để khiến họ hành động.

Kỹ năng gợi mở nhu cầu khách hàng 1
Nhu cầu khách hàng là gì?

Kỹ năng gợi mở nhu cầu khách hàng

Một phương pháp hiệu quả nhất để khơi gợi nhu cầu khách hàng chính là đặt câu hỏi. Một trong những mô hình đặt câu hỏi thường được sử dụng là SPIN (Situation – tình hình , Problem – vấn đề , Implication – gợi ý và Need-payoff – định hướng).

Thu thập thông tin bằng câu hỏi tình hình (Situation)

Thông tin sơ bộ có thể đến từ việc hỏi trực tiếp khách hàng, trong hợp đồng, các bản báo cáo, hoặc bất cứ một tài liệu cần thiết nào khác. Cần phải lưu ý rằng, trong các cuộc nói chuyện trực tiếp, bạn cần phải cẩn trọng khi sử dụng những câu hỏi tình hình. Đặt quá nhiều câu hỏi có thể tạo cho khách hàng cảm giác buồn chán, dị ứng thậm chí là phản kháng.

Ví dụ, nếu bạn làm trong lĩnh vực bất động sản. Trong một vụ mua bán, bạn có thể đặt câu hỏi như sau: Anh/chị sống ở đây lâu chưa? Anh/chị đã mua căn hộ/ nhà bao giờ chưa? Diện tích như thế nào là phù hợp với anh/chị? Anh/chị muốn chọn hướng nào? v.v.

Tìm kiếm vấn đề bằng các câu hỏi vấn đề (Problem)

Trong ví dụ ở trên, để làm rõ vấn đề thực sự mà khách hàng đang gặp phải, bạn cần sử dụng các câu hỏi vấn đề như: Ngôi nhà hiện nay làm anh/ chị khó chịu ở điểm nào?  Điểm nào của ngôi nhà hiện nay làm anh chị khó chịu nhất? Vì sao anh chị lại muốn chọn căn hộ/ nhà ở khu này? v.v.

Không phải người mua nào cũng sẵn sàng chia sẻ với nhân viên bán hàng những vấn đề của mình. Để đạt được điều này, bạn cần phải biết cách gây thiện cảm với khách hàng ngay từ đầu cuộc nói chuyện. Trong bất cứ khoảnh khắc nào của cuộc hội thoại, nếu xuất hiện thông tin rằng có vấn đề tồn tại, thì bạn phải lập tức đưa ra câu hỏi gợi ý.

Đưa ra câu hỏi gợi ý (Implication)

ky-nang-goi-mo-nhu-cau-khach-hang
Nếu xuất hiện thông tin rằng có vấn đề tồn tại, thì bạn phải lập tức đưa ra câu hỏi gợi ý

Sau khi xác định rõ nhu cầu thực sự của khách hàng, bạn cần tạo ra cho khách hàng nhận thức rõ ràng rằng: vấn đề nghiêm trọng đến nỗi có thể ảnh hưởng đến anh ta trong tương lai, hoặc tương lai của anh ta sẽ thật tồi tệ nếu không giải quyết vấn đề ngay. Với sự trợ giúp của các câu hỏi gợi ‎ý, nhân viên bán hàng buộc khách hàng cảm thấy sự khủng khiếp của những hậu quả.

Bạn có thể đưa ra câu hỏi gợi ‎ý cho trường hợp trên như sau: Anh/chị thử nghĩ xem, nếu còn tiếp tục sống chung với hàng xóm ồn ào, thì con anh/chị có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả nào? Con anh/chị xứng đáng được ở một môi trường tốt hơn, em giúp anh chị tìm một nơi yên tĩnh hơn nhé?

Chốt vấn đề bằng các câu hỏi định hướng (Need-payoff)

Cuối cùng, khi khách hàng nhận thấy toàn bộ thảm họa trong vấn đề của mình, bằng một loạt các câu hỏi định hướng, bạn cần gợi ‎ý để khách hàng phải tự nói về những ưu điểm và lợi ích của thương vụ mua bán này. Lấy ví dụ về vụ mua bán bất động sản ở trên, bạn có thể hỏi: Căn hộ/ nhà ở vị trí này có giải quyết được những vấn đề của anh/chị không? Con anh/chị xứng đáng được ở một môi trường tốt hơn, tôi giúp anh/chị tìm một nơi yên tĩnh hơn nhé?

Hầu hết nhân viên bán hàng đều ý thức được tầm quan trọng của việc nắm được nhu cầu của khách hàng qua việc đặt câu hỏi, nhưng hầu hết họ đều mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc đặt câu hỏi. Dẫn đến việc thu thập thông tin khách hàng cũng như chốt sales chưa hiệu quả.

Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.

Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM