Mục lục
Chính Getfly đã thay đổi gần như toàn bộ quan điểm về khởi nghiệp trong vài năm gần đây. Trước đây ai cũng cũng nghĩ khởi nghiệp là phải quần quật làm việc, rèn luyện bản thân đến vật vã và bở hơi tai chạy đua với doanh nghiệp của chính mình thì mới là… khởi nghiệp đúng. Vậy thì đâu mới là cách đi đúng đắn cho thương hiệu mới của mình. Cùng khám phá ngay dưới bài viết này nhé!
Bắt kịp xu hướng tương lai để khởi nghiệp
Chưa bao giờ mà tương lai lại khó đoán trước như bây giờ. Khi thế giới bắt đầu trở nên lạ lùng và chuyện phim khoa học viễn tưởng có thể biến thành đời thực bất cứ lúc nào. Cách mà chúng ta tư duy về nó cũng phải rất khác biệt nếu không muốn bị bỏ lại.
Chúng ta cần phải xóa sổ lối học tập quá chậm chạp trong quá khứ để trang bị cho mình một cách thức học tập vô cùng nhanh nhạy. Nhằm bắt kịp những cơn sóng của thời đại. Chỉ có như vậy câu chuyện khởi nghiệp của chúng ta mới có thể khác đi, có thể để lại dấu ấn trong sự nghiệp.
Người thành công là người có thể lật tung mọi thứ để tìm hiểu về cái mà mình không hiểu, cái mà mình không biết. Chủ động đào sâu, học hỏi, tưởng tượng, suy ngẫm, nghiên cứu, thử nghiệm, dấn thân… chính là những tố chất cực kì cần thiết cho những ai muốn khởi nghiệp trong giai đoạn đặc biệt này.
Cơ hội đang thực sự tới cho toàn bộ mọi người trên thế giới theo cách công bằng hơn trước đây gấp bội lần. Thế giới thực sự đã “phẳng”. Nhưng tất nhiên cơ hội nào cũng chỉ dành cho những người tài năng luôn tiến về phía trước với đầu óc sáng tỏ và cầu tiến.
Quan điểm cá nhân về khởi nghiệp
Chúng ta khởi nghiệp lại thích sự rõ ràng, dễ dàng, cầm tay chỉ việc kiểu mầm non khởi nghiệp thì làm thế nào có thể bước ra khỏi cái ao làng về kiến thức, tư duy và nhận thức?
Ở thời đại mà những thứ đúng đắn học ở tuần trước đã sai bét ở hiện tại thì chúng ta cần phải xem lại chính bản thân mình ở cấp độ cao nhất. Nếu không, có khởi nghiệp thì cũng mãi mãi không đạt được kết quả gì nổi bật.
Ở trong làn sóng mới về công nghệ, mỗi ngày luôn thấy mình giống như có trí não chậm phát triển, nhiều lúc cảm giác bất lực trước cơn sóng thần này vì mình nâng tầm mình lên chưa đủ cao.
Người ta đã đi trước chúng ta quá lâu, trong khi đó chúng ta ngồi đây để bàn về phép tắc của hàng trăm năm trước!
Chúng ta dường như quá xem trọng đúng sai, quá quan trọng đúng sai sẽ đóng khung chúng ta trong những khuôn mẫu đã cũ. Điều này đặc biệt ngăn cản sự khám phá những điều mới mẻ. Theo quan điểm về khởi nghiệp cá nhân, cách thức tiếp cận vấn đề kiểu đóng đinh đúng sai này không phù hợp với trào lưu khởi nghiệp mới.
Khi mọi người đang bàn tán về cách mạng công nghệ 4.0 thì đáng lẽ chúng ta phải vận dụng tất cả những gì có thể để tìm hiểu cách mạng công nghệ 5.0, 6.0… Phải đi trước đến mức độ đó thì may ra chúng ta mới có cơ may bắt kịp thời đại.
Nhưng chúng ta không làm thế, chúng ta nghi ngờ hoặc cố bảo vệ lấy thành trì cũ kĩ của mình, có thể vì lợi ích hiện tại, hoặc vì ngại khó khăn trong việc học hỏi, tìm hiểu, hoặc sợt áp dụng cái mới. Chúng ta liên tục nói về đổi mới, cách mạng… nhưng hành động của chúng ta lại đi ngược lại hoàn toàn.
Thực ra chúng ta không bắt kịp thời đại cho nên cái gì mới cũng cho là mơ hồ, trong khi kì thực trên thế giới chẳng còn gì là mới mẻ. Đó là bi kịch của chúng ta! Ngay bây giờ đây, hãy thay đổi quan điểm về khởi nghiệp để phù hợp với thời đại mới.
Bài viết liên quan: “Top 9 xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2023”.
Thay đổi tận gốc quan điểm về khởi nghiệp
Rất nhiều người đang lầm tưởng khởi nghiệp là phải lao vào làm việc như “con thiêu thân”, phải liên tục rèn luyện không ngừng nghỉ. Đi học mọi thứ về lãnh đạo, quản lý, vận hành doanh nghiệp theo kiểu “siêu nhân”, hình mẫu như “phim Hollywood”.
Thế giới đã đổi thay đến tận gốc, có nghĩa là con người có thể khởi nghiệp thông minh hơn thế gấp ngàn lần, thậm chí gấp triệu lần. Thế nhưng chúng ta không nhận ra, vì sợ hãi thất bại hoặc quá xem trọng thành công kiểu cũ, nên tránh né đi theo quan điểm mới và từ bỏ luôn siêu cơ hội của chính mình.
Cho nên chúng ta tôn thờ những cây đa về khởi nghiệp, tóc bạc trắng còn vật vã với công việc, chưa từng tận hưởng trọn vẹn cuộc sống ngày nào. Chúng ta xa lánh những người trẻ măng khởi nghiệp với tốc độ nhanh như tên lửa, vận dụng sức mạnh thời đại để tiến nhanh tiến xa một cách thần kì mà chẳng nhọc công gì mấy.
Chúng ta thậm chí còn xem đó là những kẻ chỉ giỏi chụp lấy cơ hội trước mắt. Chúng ta đâu có biết họ đã học hỏi với tốc độ nào, đã tự xóa sổ tư duy cũ như thế nào. Đã tự khai mở đầu óc cho thông minh lên một cách khủng khiếp như thế nào để có thể chộp lấy những điểm bùng phát của thời đại. Chúng ta mạt sát cả sự ung dung tự tại của họ và chẳng thể tin nổi tại sao họ lại làm được điều đó.
Từ thông minh (smart) đã được nhắc đến nhiều lần trong bài viết này, đây mới chính là chìa khóa cho khởi nghiệp trong thời đại này, trong giai đoạn này và trong cả tương lai gần. Sự nỗ lực kiểu cũ là không đủ để đảm bảo cho thành công, có khi càng nỗ lực theo lối cũ sẽ càng vùi chôn chúng ta xuống bùn đen của sự lạc hậu.
Một là: chúng ta mua vé để lên chuyến tàu này và ngồi nhâm nhi trong khoang hạng nhất để tàu đưa tới tương lai, hai là chúng ta sẽ mãi mãi ở lại với quá khứ!
Những câu hỏi thường gặp về khởi nghiệp
1. Những yếu tố quan trọng người khởi nghiệp cần có
Khi bắt đầu một doanh nghiệp mới, có một số yếu tố quan trọng mà người khởi nghiệp cần có để tăng cơ hội thành công. Dưới đây là một số yếu tố đó:
- Sự sáng tạo và khả năng tư duy linh hoạt: Để thành công, người khởi nghiệp cần có khả năng nghĩ ra ý tưởng mới, tư duy linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với thay đổi.
- Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức: Quản lý thời gian hiệu quả và có khả năng tổ chức công việc là yếu tố quan trọng để duy trì sự tiến triển và phát triển của doanh nghiệp.
- Khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: Khả năng giao tiếp tốt và xây dựng mối quan hệ là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng, đối tác và nhân viên.
- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Để thành công trong một lĩnh vực cụ thể, người khởi nghiệp cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đủ để đáp ứng yêu cầu của ngành.
- Tư duy kinh doanh và khả năng quản lý tài chính: Hiểu biết về tư duy kinh doanh, khả năng quản lý tài chính và lập kế hoạch là quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
- Sự kiên nhẫn và khả năng học hỏi: Sự kiên nhẫn để vượt qua khó khăn và khả năng học hỏi từ những thất bại là yếu tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện bản thân trong hành trình khởi nghiệp.
2. Các mô hình kinh doanh có thể lựa chọn để bắt đầu khởi nghiệp
Chọn một nghề nghiệp phù hợp với tình hình tài chính, kỹ năng và ước mơ của bạn là rất quan trọng nhưng đầy thách thức. Các kỹ sư không có kỹ năng kinh tế không thể khởi nghiệp kinh doanh trong một số ngành nhất định.
Tương tự, một sinh viên kinh tế không thể mở phòng khám hoặc hiệu thuốc nếu không hợp tác với bác sĩ hoặc dược sĩ. Để thành công, hãy chọn nghề phù hợp với chuyên môn của bạn.
Dưới đây là một số mô hình kinh doanh “hot” phù hợp những người muốn bắt đầu ngay từ bây giờ:
- Sàn thương mại điện tử
- Nhượng quyền kinh doanh
- Kinh doanh online
- Affiliate marketing (tiếp thị liên kết)
- Kinh doanh đồng giá
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này: “Top 10 ý tưởng khởi nghiệp mới lạ hái ra tiền năm 2023”.
3. Khởi nghiệp và starup khác nhau ở đâu?
Mặc dù khởi nghiệp và startup thường được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm, nhưng có một số khác biệt nhỏ giữa hai thuật ngữ này.
- Quy mô và mục tiêu: Khởi nghiệp thường có quy mô nhỏ hơn và mục tiêu tập trung vào việc khởi đầu một doanh nghiệp mới. Trong khi đó, startup thường có quy mô lớn hơn và mục tiêu là xây dựng một công ty có thể tăng trưởng nhanh chóng và thay đổi cách thức hoạt động của một ngành công nghiệp.
- Sự khác biệt về ý tưởng: Khởi nghiệp thường dựa trên ý tưởng kinh doanh có sẵn hoặc mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công. Trong khi đó, startup thường tập trung vào việc phát triển và thử nghiệm các ý tưởng mới, sáng tạo và có tiềm năng thay đổi ngành công nghiệp.
- Tiềm năng tăng trưởng: Startup thường có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng với mục tiêu trở thành một công ty lớn và có ảnh hưởng trong ngành. Trong khi đó, khởi nghiệp thường có mục tiêu tạo ra một doanh nghiệp nhỏ hơn và tăng trưởng ổn định theo quy mô này.
- Phạm vi và quy mô hoạt động: Startup thường có thể hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể tìm kiếm đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, khởi nghiệp thường hoạt động ở quy mô nhỏ hơn và có thể tìm kiếm nguồn vốn từ nguồn tài trợ địa phương.
Với những kiến thức cá nhân được chia sẻ về quan điểm khởi nghiệp cá nhân để bắt kịp thời đại ngay trên đây. Mong rằng, bạn có thể rút ra cho bản thân một bài học về cách bắt đầu một doanh nghiệp ngay từ hôm nay.
Hãy ngừng lại và suy nghĩ về xu thế thời đại, quay về suy nghĩ về bản thân, lối tư duy hiện tại. Chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường “sáng lạn” cho khởi đầu mới của mình.
Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!