5 nguyên tắc giao tiếp với khách hàng của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên bán hàng chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thu của công ty. Bởi họ là người trực tiếp bán hàng cho khách hàng.

Chính vì vậy kỹ năng giao tiếp trong bán hàng luôn là yếu tố quyết định đến việc khách hàng có mua hàng hay không? Có quay trở lại lần nữa hay không? Nếu bạn đang tìm kiếm bí quyết bán hàng thành công, hãy ghi nhớ 5 nguyên tắc dưới đây.

Hãy cho khách hàng biết họ luôn quan trọng

“Khách hàng là thượng đế” – câu nói này quả không sai trong bất kỳ thời đại nào. Mặc dù công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn.

Nhân viên kinh doanh
Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng

Làm thế nào để họ cảm thấy được trân trọng? Rất đơn giản bạn có thể thỉnh thoảng gọi điện hỏi ý kiến khách hàng về sản phẩm vừa ra mắt. Hoặc bạn có thể gửi thư mời họ đến một hội thảo giới thiệu sản phẩm mới của công ty…

Đặc biệt khi họ phàn nàn một điều gì đó, đừng cố tranh luận mà hãy lắng nghe. Nói lời cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay có thể. Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ nhầm lẫn.

Luôn giúp đỡ khách hàng

Nghiên cứu thói quen của khách hàng chỉ ra rằng, 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng.

Do vậy, đã là một nhân viên kinh doanh hãy luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt. Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ. Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng. Đặc biệt, đừng bao giờ có thái độ, phân biệt đối xử với khách hàng.

Nhân viên kinh doanh thành công
Luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng

Luôn biết cách đặt câu hỏi

Khi khách hàng bước vào cửa hàng, bạn hãy nhẹ nhàng nói “em có thể giúp gì cho anh chị” thay vì “anh chị muốn gì”. Cố gắng khai thác triệt để những nhu cầu của khách hàng để đưa ra cho họ những gợi ý tốt về sản phẩm.

Đừng nghĩ chỉ bán duy nhất một sản phẩm, hãy cứ thử “anh chị có nghĩ rằng gia đình mình cần thêm sản phẩm này không?” hay “nếu chiếc nồi cơm điện này hiện diện trong căn bếp của gia đình, chắc chắn sẽ rất tuyệt phải không ạ”…

Nhân viên kinh doanh đừng chỉ có nói và nói

Nhiêm vụ của một nhân viên kinh doanh là giới thiệu cho khách hàng biết tất cả những ưu điểm của cái mình bán. Thế nhưng cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.

Thêm vào đó, khi khách hàng hỏi về một vấn đề hơi nhạy cảm về sản phẩm bạn đang cung cấp như “cái này tốn điện phải không”, “cái này giá không rẻ như công ty A”… thì cũng đừng vội tranh luận hay phản bác. Hãy từ tốn đưa ra những ưu điểm vượt trội để lấn át những băn khoăn của khách hàng.

Nhân viên kinh doanh giao tiếp với khách hàng
Luôn hiểu thông điệp của khách hàng, đừng chỉ nói và nói

Tuy nhiên, bạn hãy luôn kiên định với lời nói của mình, tránh gió chiều nào xoay chiều ấy. Điều này khiến khách hàng có cảm giác không tin tưởng vào lời giới thiệu của bạn.

Hiểu rõ thông điệp khách hàng truyền tải

Một nhân viên bán hàng giỏi đó là biết chắt lọc những thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Nhiều khách hàng chỉ biết đưa ra mong muốn, nguyện vọng về một sản phẩm cần mua chứ chưa hề biết quyết định nên mua cái gì. Từ những điều này, nhân viên bán hàng có trách nhiệm phân tích và đưa ra những gợi ý hay ho.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, nhân viên kinh doanh không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Họ có nhiều cách để giao tiếp như qua email, mạng xã hội, website, điện thoại… Thế nhưng cho dù giao tiếp bằng cách nào thì nhân viên bán hàng vẫn phải đảm bảo sự tôn trọng cũng như sự nhiệt thành với “thượng đế”.

Tags: , , ,