5 chiến lược quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả, tối ưu hiệu suất làm việc của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của đội ngũ quản lý, lãnh đạo. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai. Vậy đâu là phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả? Cùng Getfly phân tích trong bài viết hôm nay nhé.  

Khái niệm và các thách thức cơ bản trong quản lý kinh doanh

Khái niệm quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, triển khai, giám sát và điều chỉnh các hoạt động của công ty nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực hiện có để đạt được các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn của doanh nghiệp. Đó có thể là mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận hoặc mục tiêu phát triển thương hiệu…

Thông thường, hoạt động quản trị doanh nghiệp được xem xét trên 5 khía cạnh chính: quản lý kế hoạch, quản lý quy trình, quản lý tổ chức, quản lý chiến lược và quản lý văn hóa. Đây là 5 yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ và cần được tập trung phát triển đồng thời để tạo nên một hệ thống vững mạnh.

25.5-5-chien-luoc-quan-ly-doanh-nghiep-hieu-qua-2
Quản trị doanh nghiệp là gì?

Những thách thức điển hình trong quản lý doanh nghiệp

Quản lý nhân sự: con người là nhân tố mấu chốt ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh. Một số vấn đề căn bản trong quản lý nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp phải đối mặt như: tìm kiếm và giữ chân người tài, quy trình đào tạo nội bộ, các hoạt động xây dựng văn hóa, chính sách đãi ngộ, hoa hồng,… Nguyên nhân có thể đến từ việc thiếu kỹ năng, nguồn lực để bám sát các kế hoạch đề ra.

Thu hút và giữ chân khách hàng: khách hàng đối tượng trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, do vậy, việc thu hút và giữ chân khách hàng là một thách thức to lớn đối với các công ty. Trong bối cảnh 4.0, hoạt động quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng ngày càng khó khăn hơn do sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ lớn, các công ty nước ngoài và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nhu cầu khách hàng. Điều này buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thích nghi, bắt kịp sự thay đổi của thị trường, tìm ra lợi thế cạnh tranh phù hợp để duy trì vị thế.

Thiếu các quy trình chuẩn hóa, sự phối hợp nội bộ: khi doanh nghiệp dần phát triển mở rộng về quy mô những quy trình quản lý truyền thống, lạc hậu sẽ càng bộc lộ rõ nhược điểm. Điều này cản trở sự phối hợp giữa các bộ phận và làm phát sinh các mâu thuẫn nội bộ gây nên chậm trễ trong khâu phân phối dự án, lãng phí tài nguyên và quy trình làm việc kém hiệu quả.

5 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý dựa trên kế hoạch ngắn hạn, dài hạn

Quản lý kế hoạch là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp. Một kế hoạch bài bản cần bao gồm 3 yếu tố chính: mục tiêu, nguồn lực và các công việc cần thực hiện. Trong đó:

  • Mục tiêu: là cơ sở để đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch
  • Nguồn lực: là đối tượng của quản lý kế hoạch
  • Các công việc: cách đội ngũ sử dụng nguồn lực để hoàn thành mục tiêu

Tối ưu quy trình

Đây là chìa khóa nâng cao năng suất làm việc nội bộ. Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong bối cảnh 4.0 đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi một số quy trình, tư duy làm việc truyền thống, cụ thể:

Thứ nhất, phá vỡ các “định hướng tư lợi”: trong một số doanh nghiệp truyền thống tình trạng xung đột mục tiêu giữa các bộ phận diễn ra phổ biến, nhiều bộ phận thổi phồng chức năng của bản thân, không đề cao vai trò của các bộ phận khác. Lối suy nghĩ này làm giảm hiệu suất làm việc chung, gây nên các mâu thuẫn trong nội bố doanh nghiệp. Nhà quản trị cần chú trọng phát triển các quy trình làm việc liên phòng ban, nhấn mạnh sự phối hợp nội bộ và định hướng đội ngũ tới mục tiêu chung của tổ chức thay vì các mục tiêu rời rạc của từng bộ phận.

Thứ 2, đánh giá công việc theo hiệu suất: doanh nghiệp cần xây dựng những bộ chỉ số KPI đánh giá hiệu quả làm việc của từng cá nhân, bộ phận và hiệu quả kinh doanh. Các chỉ số cần đảm bảo 3 yếu tố: khả thi, cụ thể, đo lường tránh việc đánh giá cảm tính, thiếu minh bạch gây bất mãn về mặt tâm lý và giảm động lực làm việc của nhân viên.

Quản lý cơ cấu nhân sự

Phương pháp quản lý doanh nghiệp này, dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản:

  • Thứ nhất, thống nhất sự chỉ huy khi một người chỉ có thể có một quản lý trực tiếp.
  • Thứ hai, 1 quản lý phụ trách tối đa 5-6 nhân sự cấp dưới.
  • Thứ ba, phân công lao động được thực hiện theo quyền hạn, trách nhiệm và chuyên môn hoá.
  • Thứ tư, quản lý tổ chức tốt cần có bộ phận hóa – tập trung nhân viên cùng chuyên môn.

Quản lý chiến lược kinh doanh

Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng thời 4 tiêu chuẩn: có giá trị, có tính hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế. Đây là yếu tố tiên quyết doanh nghiệp cần xác định để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Sau đó, nhà quản trị cần xây dựng chiến lược dài hạn đảm bảo duy trì và phát triển các năng lực cốt lõi hiện tại. Song song với đó, cũng cần theo dõi các xu hướng phát triển của thị trường và công nghệ để cải thiện kịp thời để tạo ra thêm các lợi thế cạnh tranh mới giúp duy trì thị phần, vị thế của doanh nghiệp.

25.5-5-chien-luoc-quan-ly-doanh-nghiep-hieu-qua-2
Chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả

Quản lý văn hóa

Phương pháp quản lý doanh nghiệp qua xây dựng văn hóa sẽ giúp tạo nên những đặc trưng nổi bật của công ty. Sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp thường được thể hiện qua văn hóa doanh nhân (người lãnh đạo), văn hóa đoàn đội và văn hóa cạnh tranh. Vì vậy, quản lý văn hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi liên tục để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển.

Đó chính là những chiến lược quản lý doanh nghiệp hiệu quả được nhiều nhà quản trị lựa chọn ứng dụng trong tổ chức của mình. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn sớm tìm ra những phương án quản lý doanh nghiệp phù hợp đem lại hiệu quả cao.