Văn hóa nói thẳng nói thật trong công việc

Nói về văn hóa nói thẳng nói thật. Một chút dối trá ở chỗ làm đôi khi chẳng gây hại gì, và nó thường xuyên được áp dụng tới mức đã trở thành một phần văn hóa công sở. Tuy nhiên, hãy cố gắng nói thật ở mức nhẹ nhàng nhất, đó là cách giúp bạn không phải nói dối mãi về sau. Có những cách nói không thật và không thẳng thắn trong DN, khiến DN phát triển trì trệ hơn, làm việc áp lực hơn.

Văn hóa nói thẳng nói thật trong công việc
Văn hóa nói thẳng nói thật trong công việc

“Tôi không thấy phiền khi nhận thêm việc này”

Khi sếp hay đồng nghiệ giao thêm việc cho bạn trong khi bạn đã quá sức bận rộn. Nhưng bạn không muốn làm họ thất vọng hoặc bạn không dám từ chối vì ngại, ngay lập tức bạn nói dối rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc đó.

Thay vì nói dối như vậy, hãy cứ nhận việc đó, nhưng nói thẳng cho sếp biết rằng bạn đang quá tải. Hãy nói rằng bạn có quá nhiều công việc, bạn vẫn sẽ hoàn thành việc này nhưng bạn cần sắp xếp thời gian. Qua đó sếp sẽ thấy rằng bạn là người có trách nhiệm, và lần sau chắc sếp sẽ cân nhắc hơn khi giao quá nhiều việc cho bạn.

“Không, tôi không có thắc mắc nào nữa”

Bạn được giao việc nhưng lại chưa hiểu rõ về cách thực hiện nó. Khi sếp hỏi liệu bạn có muốn hỏi thêm gì không, bạn lại im lặng. Bạn không muốn sếp nghĩ rằng bạn kém cỏi.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng thà biết thắc mắc còn hơn không thể hoàn thành công việc hoặc làm việc kém hiệu quả. Hãy thẳng thắn hỏi sếp nhưng bạn có thể mở đầu câu hỏi bằng cách nói rằng bạn muốn chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ mọi thứ.

“Xe của tôi bị hỏng”

Đây là lời nói dối thường thấy nhất của những người hay đi làm muộn. Lý do này đã có từ ngàn đời, khiến chẳng người quản lý nào còn tin vào nó nữa.

Trong trường hợp bạn đến muộn, để không phải nghĩ ra đủ lý do để nói dối, bạn chỉ cần đưa ra lời xin lỗi ngắn và thẳng thắn: “Xin lỗi, tôi đến muộn”. Thêm vào đó, bạn sẽ ở lại làm muộn hơn mọi ngày để mọi người thấy rằng bạn đã có ý thức bù đắp cho thời gian đến muộn của mình.

“Tôi không bị cúm, tôi chỉ bị dị ứng”

Bạn bị cảm cúm, nhưng ở cơ quan bạn đang có quá nhiều việc phải giải quyết. Cô đồng nghiệp ngồi cạnh đang có thai, cô ấy rất sợ tiếng hắt hơi, sụt sịt của bạn. Bạn nói dối rằng bạn không bị cúm mà chỉ là bạn bị dị ứng thời tiết.

Lời nói dối của bạn chắc chắn khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu vì sức khỏe của họ đang là mối quan tâm hàng đầu. Nếu bạn buộc phải đến cơ quan để làm việc trong những ngày ốm, hãy nói: “Tôi hy vọng rằng đợt cảm cúm này sẽ không đánh quỵ tôi vì tôi còn quá nhiều việc cần làm” và chủ động có ý thức tránh để bệnh lây lan. Các đồng nghiệp sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

Mọi người thường như vậy, nước đến chân mới nhảy. Bạn cũng thường bắt tay vào công việc chỉ trước thời hạn cần hoàn thành 2 ngày. Nếu sếp có đi ngang và hỏi thăm công việc, bạn thường nói rằng mọi việc vẫn đang tiến triển theo kế hoạch.

“Tôi vẫn đang làm” có lẽ là câu trả lời tốt hơn trong trường hợp này vì nó đúng với thực tế và còn khiến sếp nghĩ rằng bạn đang làm việc rất chăm chỉ. Hơn nữa bạn lại không cần phải nghĩ cách nói dối tiếp rằng bạn đã hoàn thành đến giai đoạn nào theo kế hoạch.

Đối với một cá nhân với một cá nhân thì lời nói dối đôi khi là vô hại. Nhưng trong một DN với một tập thể, một cộng đồng mà không nói thẳng, nói thật, thì làm sao mà giúp giải quyết được tận gốc của vấn đề. Hệ lụy các DN gặp phải rất nhiều từ những lời nói dối của nhân viên mà đôi khi các Sếp cũng biết nhưng đành “lực bất tòng tâm” vì cái miệng là của họ, vấn đề cũng tự họ tạo ra, chẳng lẽ lại phải kiểm tra và chứng minh sao?

Nguồn Giaiphapdaotao

Tags: