Tư duy kinh doanh: Cốt cách nhà lãnh đạo

Các bạn biết đấy.. tiếng ếch nhái kêu cả ngày cả đêm chẳng ai thèm quan tâm.. nhưng chỉ 1 tiếng gáy rền vang Ò.. Ó.. O.. của chú gà trống khiến cả trăm người giật mình tỉnh giấc.

Tiếng nói của người lãnh đạo trí tuệ như tiếng gáy của chú gà trống dũng mãnh. Còn những kẻ “cầm quyền” có cái tôi lớn nhưng trí tuệ teo tóp thì lúc nào cũng khoe khoang, hạ bệ, phân bua thể hiện mình. Tiếng nói của những kẻ ấy chẳng khác gì tiếng ếch nhái kêu suốt ngày đêm.

Tư duy kinh doanh: Cốt cách nhà lãnh đạo tài ba
Cốt cách nhà lãnh đạo tài ba

Khiêm tốn mới là kẻ Đại Khôn, khiêm tốn ở đây là nhường nhịn trên thế vì tất cả các bên chứ không phải kẻ hèn nhát. Người lãnh đạo tài giỏi thường rất khiêm tốn, họ biết khi nào nên nhường nhịn và khi nào nên cứng rắn.

Có một vài người nói chuyện bằng giọng điệu hung hăng một cách rỗng tuếch, tỏ ra mình cái gì cũng biết hết, anh đây là bố đời, chị đây là mẹ thiên hạ, mở mồm ra là phủ nhận người khác…Nghĩ mà thấy tội nghiệp cho những con người ấy, họ đang mắc bệnh “không biết mình đang không biết gì”.

Cỡ siêu thành công như Bill Gates, Warren Buffett.. vẫn phải trau dồi, đọc sách mỗi ngày chứ đừng nói gì đến chúng ta. Thử hỏi bây giờ nếu Warren Buffett mất toàn bộ tài sản và mối quan hệ thì có phải ông ấy sẽ mãi nghèo?

Đáng buồn cho bạn là ông ấy sẽ lại nhanh chóng trở nên giàu có mà thôi, vì trong khối óc ông ấy là cả kho tàng kiến thức đầu tư, kho tàng ấy giống hệt như hạt giống vậy… hạt dưa hấu sẽ cho ra quả dưa hấu to bự chứ không cho ra quả chanh nhỏ xíu. Tất cả thành tựu đều từ trí tuệ mà ra, tất cả hoa trái đều từ hạt mầm giống mà ra.

Nên nếu bạn chưa có trái dưa là do bạn không chịu gieo hạt dưa mà thôi, nếu chưa thành công bằng Bill Gates là do bạn chưa sở hữu được trí tuệ như ông ấy mà thôi, bạn chưa có những thứ người khác có là vì bạn chưa có trí tuệ như họ mà thôi.

Nên đã xác định muốn trở thành nhà lãnh đạo tài ba thì phải chịu bớt thời gian ngủ nướng ra mà học hỏi trau dồi không ngừng nghỉ. Đừng nằm đấy mà bực dọc trước thành công của những người quanh mình nữa. Họ thành công hơn bạn là vì họ làm được điều bạn không dám hoặc không làm nổi thôi.

Tiện đây cũng mạn phép chia sẻ đôi lời về Khởi Nghiệp Kinh Doanh cho vô số bạn đang tìm đường khởi nghiệp.

Nhìn xem…. để có thể khởi nghiệp kinh doanh chúng ta có hàng tá thứ cần phải trang bị.. nào là mô hình kinh doanh, đội ngũ kinh doanh, kế hoạch, chiến lược kinh doanh vv… quá nhiều thứ hiện ra làm chúng ta cảm thấy rối bời, chùn bước, mông lung…

Khi mông lung rất khó để bạn có thể bắt tay vào làm hoặc sẽ làm một cách lung tung theo bản năng. Nên điều bạn cần làm đầu tiên để có thể bắt đầu kinh doanh một cách tinh gọn là hãy ĐƠN GIẢN HOÁ TƯ DUY KINH DOANH.

Đơn giản hoá tư duy kinh doanh là xác định bản chất của kinh doanh gồm: sản phẩm và bán hàng. Nghĩa là bạn hãy không ngừng hoàn thiện để sản phẩm thực sự tốt, thực sự ưu việt, bước tiếp theo là tìm cách bán chúng đi cho thật nhiều người. Nào hãy cùng nhìn nhận một cách đơn giản, xúc tích:

A. SẢN PHẨM

Để chọn được một sản phẩm để kinh doanh không quá khó. Nhưng để chọn được sản phẩm phù hợp để kinh doanh thành công thì không dễ. Chẳng thế mà cùng một mặt hàng đó người thì bán được rất nhiều, người thì bán được cực kỳ ít.

Nhiều người gầy đét mà lại đi bán thuốc tăng cân, mặt đầy mụn nhọt nhưng lại bán kem dưỡng da, vv… thử hỏi bạn có sẵn sàng mua thuốc tăng cân từ một người gầy đét? bạn có sẵn sàng mua kem dưỡng da của một người mặt đầy mụn nhọt?

Thế nên, để lựa chọn hoặc tìm ra một sản phẩm tiềm năng phù hợp bạn cần xác định “nguồn lực” của bản thân mình, có 3 loại nguồn lực cần ghi nhớ:

1. Nguồn lực “trí thông minh bản năng”:

– Trí thông minh về ngôn ngữ: nhà văn, nhà thơ…
– Trí thông minh về logic, toán học: nhà khoa học, kế toán…
– Trí thông minh về âm nhạc: ca sỹ, nhạc sỹ….
– Trí thông minh về thể thao: vận động viên, huấn luyện viên…
– Trí thông minh về không gian: kiến trúc sư, nhà thiết kế…
– Trí thông minh về tương tác: các vị tổng thống tranh cử, nhà tâm lý học…
– Trí thông minh về triết học: những người viết nên lý thuyết làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người (Mac-Anghen, Lenin, Bác Hồ, vv…..)

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng trí thông minh bản năng của mình để kinh doanh, bạn có thể mở studio thu âm ca khúc (trí thông minh âm nhạc), mở phòng tập thể hình, lớp dạy võ thuật (trí thông minh thể thao), vv……..

2. Nguồn lực sơ cấp:

Là những ĐIỂM MẠNH bạn kế thừa hoặc tích luỹ trong suốt quá trình sống và làm việc như:

– Mối quan hệ: Bạn có thể tận dụng các mối quan hệ để hỗ trợ công việc kinh doanh một cách thuận lợi, tuy nhiên hãy tận dụng nó một cách có lương tâm. Chắc hẳn bạn từng chứng kiến nhiều người lợi dụng mối quan hệ để làm ăn phi pháp hoặc làm ăn trên xương máu của người khác, nếu làm thế.. lúc đầu có thể kiếm được khá nhiều tiền nhưng ngày bạn phải đối mặt với hậu quả sẽ phải đến.

– Tiền: Tôi vẫn bắt gặp nhiều người được thừa kế cả đống tài sản nhưng chỉ biết ăn chơi vô bổ, kết cục thế nào bạn đoán được rồi đấy. Và tôi cũng bắt gặp nhiều người có nguồn lực kinh tế khủng khiếp nhưng họ luôn biết dùng chúng để đầu tư và làm nhiều việc có ích, họ tạo ra những sản phẩm thương hiệu Việt Nam rồi mang sản phẩm đó đi ra khắp thế giới..vv…

Khi bạn may mắn sở hữu những mối quan hệ giá trị, thừa kế những đống tài sản kếch xù… thì hãy tận dụng chúng để làm những việc giá trị, việc giá trị nhất bạn nên làm là xây dựng nên những doanh nghiệp.

3. Nguồn lực THÀNH CÔNG.

Đây là nguồn lực quan trọng nhất, chi phối tới 70% thành công của bạn, tin cực vui là nó có thể trang bị, trau dồi được.

Đối với một người kinh doanh thì LÝ DO làm kinh doanh chính là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành bại.

Lý do của bạn có thể là để làm chủ thời gian của mình. Không phải chịu sự quản lý và chi phối về thời gian của người khác, mỗi sáng không phải uể oải gượng dậy tới cơ quan,….

Lý do ấy cũng có thể là để làm chủ thu nhập của chính mình thay vì cuối tháng nhận đồng lương đủ sống.

Hoặc lý do của bạn là tạo ra những hệ thống kinh doanh, những “di sản giá trị nhất” cho xã hội, bạn ghé thăm bài viết ở link trích dẫn trên để tham khảo lý do của tôi nhé.

Khi đã hiểu vì sao làm kinh doanh, vì sao làm sản phẩm này.. thì bạn phải có NIỀM TIN rằng bản thân mình làm được, sản phẩm của mình làm được. NIỀM TIN là yếu tố bắt buộc để bạn làm bất cứ điều gì.

Nếu không tin chiếc chìa khoá có thể mở khoá căn phòng thì bạn sẽ chẳng bao giờ cắm chìa vào ổ khoá.

Nếu không tin mình có thể lái xe thì bạn sẽ chẳng một lần dám ngồi lên xe và nổ máy.

Nếu không tin sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề của khách hàng bạn sẽ chẳng dám mở mồm chào mời một cách thật lòng.

LÝ DO và NIỀM TIN đủ lớn, kết hợp với ĐAM MÊ thì chắc hẳn kết quả nhận được không hề nhỏ. ĐAM MÊ mang lại cho bạn động lực để hành động không mệt mỏi. Và hành động chính là cầu nối đưa bạn đến gần hơn với kết quả, thành tựu.

Bạn đã xác định để tận dụng được nguồn lực của bản thân rồi, tiếp theo hãy nhìn nhận và tận dụng tiếp:

– ĐỘ TRỄ: sản phẩm nơi này có mà nơi kia chưa có, nơi định kinh doanh phải có nhu cầu về sản phẩm này.

– THAM SỐ MỚI: Là những công cụ bây giờ có nhưng ngày xưa chưa có (facebook, smartphone….) để tạo ra sản phẩm mới hoặc dùng chúng để bán những sản phẩm khác. Ví dụ như Uber, Grab tận dụng GPS , Smartphone, 3G để kinh doanh dịch vụ gọi xe taxi qua smartphone. Nếu ý tưởng này mà thực hiện cách đây 20 năm thì sẽ không thể khả thi rồi =))

Tiếp theo để có một sản phẩm thông minh bạn phải xác định cho mình đối tượng khách hàng mong muốn phục vụ, xác định vấn đề họ gặp phải, rồi tìm ra những công cụ để giải quyết các vấn đề ấy và thương mại hoá nó. Tham khảo bài viết chi tiết (bit.ly/2oLZs18)

Khi sản phẩm của bạn đã hoàn thiện, đó là thời điểm để mang nó đi phục vụ cho thật nhiều người.. trong suốt quá trình bán hàng bạn không ngừng cải tiến và nâng cao sản phẩm, với mục tiêu sp của bạn sẽ là sản phẩm tốt nhất trong phân khúc, lĩnh vực đó.

B. BÁN HÀNG

Lúc này bạn đã có trong tay 1 sản phẩm thông minh, có giá trị rõ ràng đối với cộng đồng. Giá trị rõ ràng nghĩa là sao?

1. Giá trị chung:

Là giá trị chung của ngành, sản phẩm cùng ngành của bạn giúp khách hàng giải quyết được điều gì? Vì sao khách hàng không tự làm mà lại mua của bạn? Sản phẩm của bạn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiền bạc?

Giá trị chung của tất cả các quán chè là giúp khách hàng được ăn món chè thơm ngon mà không phải nhọc công mày mò, tốn thời gian chế biến, tốn nhiều tiền mua nguyên liệu hơn.

Giá trị chung của các cửa hàng thời trang là giúp khách hàng sở hữu những bộ cánh đẹp mà không phải nhọc công chọn loại vải phù hợp, tốn thời gian tự học may, tốn nhiều chi phí hơn.

Giá trị chung là bạn phải trả lời câu hỏi: Vì sao khách hàng mua hàng của bạn mà không tự làm?

2. Giá trị riêng:

– Lợi thế khoảng cách: Khi bạn có nhu cầu về mặt hàng nào đó mà ở khu bạn sống chỉ có duy nhất 1 cơ sở cung cấp thì đương nhiên bạn không có sự lựa chọn nào khác.

Khi bạn thèm ăn chè mà cả thị trấn chỉ có duy nhất một quán chè thì bạn sẽ đến đó.

Khi bạn cần sắm một bộ quần áo mà cả vùng chỉ có mỗi 1 cửa hàng thì bạn bắt buộc phải đến đó để lựa chọn.

Lợi thế về khoảng cách của hầu hết các ngành ngày càng thu nhỏ do sự phát triển bùng nổ toàn cầu của ngành ship, ở HN bạn hoàn toàn có thể đặt mua một bộ vest trong TP HCM và ngược lại..vv… từ đó việc tận dụng lợi thế khoảng cách và độ trễ không còn là sự lựa chọn thông minh.

Chỉ còn một vài ngành có thể tận dụng mạnh lợi thế này là ngành tạp hóa và vật liệu xây dựng. Vì bạn không ai đặt ship chai mắm từ Sài Gòn ra Hà Nội, không ai đặt ship 1kg than từ tận gốc Quảng Ninh về Bắc Ninh.

Khi lợi thế khoảng cách là như nhau, 2 quán chè cạnh nhau, 2 cửa hàng thời trang cạnh nhau thì khách hàng tiếp tục căn cứ vào chất lượng cốt lõi để lựa chọn sản phẩm.

– Chất lượng cốt lõi: Là tính ưu việt về chất lượng sản phẩm. Thể hiện mức độ hoàn thiện của sản phẩm.

Khi lựa chọn 2 đơn vị kinh doanh gần nhau, khách hàng luôn là những vị giám khảo công bằng nhất đánh giá chất lượng cốt lõi của 2 quán chè bằng mức độ ngon miệng của họ để chọn ăn ở quán ngon miệng hơn. Họ liên tục so sánh và đánh giá chất lượng quần áo giữa 2 cửa hàng thời trang với nhau để chọn mua đồ ở cửa hàng vượt trội hơn.

Mọi dòng sản phẩm dù thành công bậc nhất vẫn phải liên tục cải tiến, không ngừng hướng tới đỉnh cao với mong muốn mang lại trải nghiệm hoàn hảo khi sử dụng.

Cách đây 5 năm Samsung Galaxy S3 là một trong những chiếc điện thoại đỉnh cao, nhưng giả sử Samsung không tiếp tục nâng cấp lên S4… S8 thì liệu sản phẩm galaxy S3 có cạnh tranh nổi với Iphone 7 ngày nay? Và thật tuyệt vời khi Samsung không ngừng nâng cấp lên S8, Note 7 và luôn là dòng điện thoại dẫn đầu xu hướng với chất lượng đỉnh cao.

Chất lượng cốt lõi chính là chìa khóa vàng để mở cánh cửa trái tim khách hàng.

Còn khi mà giá trị chung được thỏa mãn, lợi thế khoảng cách, chất lượng cốt lõi là ngang nhau thì khách hàng căn cứ vào yếu tố nào để lựa chọn?

Chính là yếu tố phục vụ, khi các khía cạnh đều ngang nhau thì khách hàng sẽ nhìn nhận và lựa chọn trên tiêu chí “con người phục vụ”.

Hai quán chè gần nhau, chất lượng chè như nhau, một quán phục phụ ân cần bàn ghế lau sạch tinh tươm, quán kia làm cũng ngon như thế nhưng bàn ghế nhầy nhuột ruồi nhặng bay vo ve, thái độ phục vụ lồi lõm. Thì bạn sẽ chọn quán nào?

Hai cửa hàng thời trang gần nhau bán cùng 1 mẫu áo bạn rất muốn mua, 1 cửa hàng thì bày biện lộn xộn, móc treo lôm côm, thái độ phục vụ hời hợt bất cần. Quán kia bày biện tủ áo, móc treo thẳng tắp, ngăn nắp, nền nhà bóng nhoáng.. người bán niềm nở ân cần. Thử hỏi bạn chọn quán nào?

Đôi khi vì quán 1 chè ngon hơn hẳn, cửa hàng quần áo có mẫu mã và chất lượng đẹp hơn hẳn thì khách hàng cũng chấp nhận chịu đựng thái độ phục vụ không tốt để sở hữu sản phẩm. Nhưng thời buổi này sự cạnh tranh cao, ít mặt hàng độc quyền nên nếu yếu tố con người không được quan tâm thì bạn đã vô tình đánh mất đi nhiều lợi thế.

Trên đây là một lộ trình để bạn có thể đặt những bước chân đầu tiên trên con đường làm chủ sự nghiệp kinh doanh của mình.

Tuyệt vời khi bạn là một trong số không nhiều người đọc đến dòng chữ này. Và nếu chăm chú đọc từ đầu đến giờ bạn vô tình đã nhìn ra một con đường khởi nghiệp kinh doanh sáng lạn rồi. Hy vọng 1 2 3 năm sau bạn sẽ inbox kể với tôi về thành quả kinh doanh của mình.

Nguyễn Đình Trưởng

Tags: , ,