Mục lục
Trong vai trò quản lý, chắc hẳn ai cũng muốn mình nhận được sự tin tưởng và yêu mến của nhân sự cấp dưới. Tuy vậy, để làm được điều đó quả thật không hề đơn giản, bạn không thể kỳ vọng rằng mọi người sẽ coi trọng bạn như một nhà lãnh đạo thật sự chỉ thông qua chức vụ trên tấm danh thiếp của mình. Cùng khám phá ngay bài viết dưới đây 8 kỹ năng lãnh đạo nhà quản lý nên nắm rõ.
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là khả năng của một người sử dụng tri thức và kinh nghiệm cá nhân để tác động và hướng dẫn người khác trong việc thực hiện hành động nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Người có khả năng lãnh đạo thường có tầm nhìn chiến lược, kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý nhân viên để hoàn thành mục tiêu hiệu quả.
Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp rất quan trọng và đa dạng. Dưới đây là một số vai trò chính của người lãnh đạo trong doanh nghiệp:
- Định hình và hướng dẫn: Người lãnh đạo có nhiệm vụ xác định mục tiêu, giá trị và phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Họ tạo ra một tầm nhìn rõ ràng và hướng dẫn cụ thể để đạt được mục tiêu này.
- Xây dựng và quản lý đội nhóm: Người lãnh đạo có trách nhiệm xây dựng một đội ngũ tài năng và đáp ứng yêu cầu công việc. Họ phải đảm bảo sự phù hợp về kỹ năng, sự đồng lòng và sự phát triển cá nhân của từng thành viên. Đồng thời, người lãnh đạo cũng phải quản lý và tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực.
- Tạo động lực và kích thích: Người lãnh đạo phải có khả năng tạo ra động lực cho nhân viên và kích thích họ đạt được sự xuất sắc. Họ cung cấp sự hỗ trợ, phản hồi, và định rõ mục tiêu rõ ràng để tạo động lực cho sự phát triển cá nhân và đóng góp của từng cá nhân trong tổ chức.
- Quản lý thay đổi: Trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, người lãnh đạo phải có khả năng quản lý và thích ứng với thay đổi. Họ cần định hình và triển khai các chiến lược phù hợp để đảm bảo sự thích ứng hiệu quả và thành công của doanh nghiệp trong môi trường biến đổi.
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu: Người lãnh đạo có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. Họ đảm bảo rằng công ty đáp ứng được mong đợi của khách hàng và duy trì uy tín trong cộng đồng kinh doanh.
- Quản lý tài nguyên: Người lãnh đạo quản lý tài nguyên của doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực, ngân sách, thời gian và nhân lực. Họ phải đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đạt được hiệu suất tối đa.
Vậy đâu là những kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo? Cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.
8 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc
Kỹ năng lãnh đạo quản lý 1: Chia sẻ về sứ mệnh, tầm nhìn của bản thân
Luôn nói về tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp khi có cơ hội với nhân viên. Thường xuyên nhắc lại các giá trị cốt lõi trong những buổi họp. Hãy cho mỗi nhân viên thấy được vai trò của họ trong công việc chung của tập thể, đóng góp của họ đối với sứ mệnh chung của doanh nghiệp. Điều này góp phần tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy động lực làm việc cho đội ngũ nhân sự của công ty.
Kỹ năng lãnh đạo 2: Xây dựng “niềm tin”
Trong 8 kỹ năng lãnh đạo được kể đến thì kỹ năng này được coi là nền móng làm nên sự thành công của một người quản lý xuất sắc.
Bạn có biết rằng nhân viên sẽ trung thành và nhiệt tình hơn nếu như họ được làm việc trong môi trường mà họ cảm thấy tin tưởng. Lòng tin có thể được xây dựng bằng nhiều cách khác nhau, trước tiên cần cho nhân viên thấy được rằng bạn thực sự quan tâm đến họ.
Niềm tin được tạo lập từ việc giao tiếp và chia sẻ nhiều hơn mỗi ngày, trong công việc và những vấn đề cuộc sống. Hãy cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn quan tâm đến thành công của họ, tùy năng lực từng người mà trao cho họ những cơ hội phát triển và thể hiện bản thân.
Kỹ năng lãnh đạo 3: Tôn trọng nhân viên cũng là tôn trọng chính mình
“Trao đi thứ gì sẽ nhận lại thứ đó” khi bạn kiểm soát những hành vi của bản thân theo một chuẩn mực đạo đức thì bạn cũng sẽ nhận lại những điều tương tự. Peter Handal – CEO Công ty Dale Carnegie Training cho rằng nhân viên thường không muốn gắn bó với công ty nào mà họ cảm thấy mình không tôn trọng lãnh đạo và những giá trị của công ty.
Kỹ năng lãnh đạo 4: Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng
Hãy thẳng thắn đưa ra những ý kiến phản hồi giúp cải thiện kỹ năng cho đội ngũ nhân sự của bạn. Để làm được việc này bạn cần phải tỉ mỉ quan sát và quan tâm tới từng nhân sự để thấu hiểu các đặc điểm cá nhân của họ. Đối với những nhân viên làm việc chăm chỉ, sáng tạo hãy thể hiện sự trân trọng và đánh giá cao họ.
Luôn nói lời cảm ơn và khen thưởng mỗi khi nhân viên bạn hoàn thành xuất sắc công việc. Đối với những nhân viên làm chưa tốt hãy cho họ những góp ý chân thành giúp họ rút ra bài học và cải thiện trong những lần sau. Đây chính là bí kíp giúp tạo nên sợi dây liên kết bền vững giữa nhà quản lý với nhân viên cấp dưới.
Kỹ năng lãnh đạo 5: Chịu trách nhiệm về những sai lầm dù nhỏ nhất
Sẽ rất tuyệt nếu mọi công việc luôn đi đúng hướng và không có sai sót xảy ra. Tuy vậy, trên thực tế điều này là không thể, trong trường hợp đó, một người lãnh đạo uy tín sẽ hành xử ra sao? Có một sự thật là những nhà lãnh đạo tốt được thừa nhận trong chính những thất bại của họ.
Một vài sai lầm nhỏ là điều không thể tránh khỏi trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Người lãnh đạo cần dám đứng ra nhận trách nhiệm và cam kết sửa chữa. Cách hành xử tuyệt vời này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng của tất thảy đồng nghiệp, thành viên nhóm bởi sự chân thực và đáng tin cậy.
Kỹ năng lãnh đạo 6: Giao tiếp mạnh mẽ, lắng nghe tích cực
Giao tiếp chính là một trong những kỹ năng cần có của người lãnh đạo. Bạn có thể vô cùng sáng tạo và có những ý tưởng đột phá nhưng nếu bạn thiếu khả năng để truyền đạt hiệu quả các ý tưởng và phương pháp của mình, thì rất khó khăn cho nhân viên thực hiện công việc đạt hiệu quả.
Lắng nghe tích cực sẽ giúp nhà quản lý nắm được tình hình và có đủ thông tin để nhìn nhận vấn đề để đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Bạn cũng nên đưa ra những phản hồi sau khi tiếp nhận thông tin, điều này sẽ giúp bạn xác thực những thông tin tiếp nhận được và giảm thiểu những thiệt hại do hiểu nhầm.
Kỹ năng lãnh đạo 7: Tự tin và quyết đoán
Tự tin và quyết đoán là hai điều mà kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên. Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó. Do vậy, nếu không tự tin và quyết đoán trước những cơ hội có thể con thuyền sẽ bị nhấn chìm hay đúng hơn là công ty sẽ bị đẩy xuống vực thẳm.
Kỹ năng lãnh đạo 8: Phân bổ công việc phù hợp, thúc đẩy tinh thần đồng đội
Nhận ra điểm mạnh của các thành viên trong nhóm sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đảm bảo các nhiệm vụ được hoàn thành đúng thời hạn. Bạn có thể đánh giá điểm mạnh của một thành viên trong nhóm thông qua quan sát hoặc thậm chí thông qua một cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, thúc đẩy tinh thần đồng đội sẽ giúp nhóm của bạn làm việc gắn kết hơn hướng tới mục tiêu, tầm nhìn của công ty. Một cách tốt để đạt được tinh thần đồng đội là thông qua các cuộc họp giao nhiệm vụ, yêu cầu nhóm của bạn giao tiếp với nhau cũng như hình thành sự tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
Trên đây chính là 8 kỹ năng lãnh đạo bạn cần nắm rõ để nhận được sự tín nhiệm của đội ngũ nhân sự. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Getfly CRM để biết thêm những kiến thức kinh doanh thú vị.
Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!
>>> Bạn viết liên quan:
Phá bỏ mọi rào cản với 7 kỹ năng quản lý công việc
Bật mí 9 kỹ năng quản lý đội nhóm mà bạn không thể bỏ qua
Top 9 kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp dành cho nhà quản trị
Tags: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, kỹ năng quản lý công việc