Khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến – nghệ thuật quản lý tài ba

Khuyến khích nhân viên của mình đóng góp ý kiến và đưa ra những ý tưởng sáng tạo là nghệ thuật quản lý mà tất cả các nhà lãnh đạo đều mong muốn đạt được. Để làm được điều đó, các nhà quản trị đang phải nỗ lực loại bỏ rào cản đối với mong muốn đóng góp của nhân viên. Trong bài viết hôm nay Getfly sẽ gửi tới các bạn những cách thức giúp khơi gợi nhân viên tham gia đóng góp sáng kiến cho doanh nghiệp. Đọc ngay 6 nghệ thuật quản lý đỉnh cao dưới đây!

Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự là nghệ thuật tinh tế trong việc lựa chọn và thuê mọi người cho các doanh nghiệp. Nó cũng là cách để kiểm soát vấn đề bên trong tổ chức hiệu quả và duy trì mối quan hệ tích cực giữa các bên để đạt được sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì
Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì

Nghệ thuật quản lý nhân sự là một khía cạnh quan trọng trong việc điều hành và định hình nguồn lực nhân sự trong một tổ chức. Nó bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá hiệu suất và giữ chân nhân viên. Nghệ thuật quản lý nhân sự đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về con người, khả năng lãnh đạo, giao tiếp, xây dựng môi trường làm việc tích cực và tạo động lực cho nhân viên. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một đội ngũ nhân viên tài năng, đáng tin cậy và đóng góp vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

Vai trò của nhà lãnh đạo trong quản lý con người?

Vai trò của nhà lãnh đạo trong quản lý con người là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần là người chỉ đạo và quản lý, mà còn phải là người truyền cảm hứng, tạo động lực và tạo điều kiện để nhân viên phát triển và đạt được tiềm năng tối đa của mình.

Một nhà lãnh đạo tốt có khả năng lắng nghe và hiểu những mong muốn, nhu cầu và khó khăn của nhân viên. Họ đưa ra những phương pháp và chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhân viên. Nhà lãnh đạo cũng nắm vững kiến thức về quy trình làm việc và sẵn lòng hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn.

Vai trò của nhà lãnh đạo trong quản lý con người
Vai trò của nhà lãnh đạo trong quản lý con người

Ngoài ra, nhà lãnh đạo cần có khả năng giao tiếp tốt và xây dựng môi trường làm việc tích cực. Họ giúp nhân viên cảm thấy tự tin, động viên và khích lệ họ để đạt được thành công cá nhân và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức. Nhà lãnh đạo cũng đảm bảo rằng công việc được phân chia công bằng và công bằng, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng và độc lập.

5 sai lầm của người quản lý trong mối quan hệ với nhân sự?

Để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần giúp đỡ, hợp tác với các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, đôi khi người quản lý thường không xem trọng cách làm việc đối với nhân viên của mình và phạm phải sai lầm:

  • Quản lý đưa ra quyết định 1 chiều: Những quản lý này thường đưa ra quyết định mà không được thoả đáng, không thể được đánh giá theo hiệu quả công việc. Họ không đề cao sự sáng tạo và đóng góp của nhân viên, khiến nhân viên cảm thấy không được coi trọng và có sự bất công trong công việc.
  • Quản lý kiểu kiểm soát hoàn toàn: Những quản lý này có xu hướng kiểm soát từng bước trong công việc của nhân viên. Họ không tin tưởng và không cho phép nhân viên tự quyết định hay đưa ra đóng góp của riêng mình. Điều này gây áp lực và hạn chế sự sáng tạo của nhân viên.
  • Quản lý kiểu xử phạt: Người quản lý này thường dựa vào sự đe dọa, xử phạt để kiểm soát và đổi cưới nhân viên. Họ không chú ý đến sự phát triển của nhân viên mà chỉ quan tâm tới kết quả ngay lập tức, khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng và không an toàn trong môi trường làm việc.
  • Quản lý kiểu “mị dân”: Trường hợp này thường không tin tưởng và không được hỗ trợ nhân viên. Họ thường chèn ép, làm giảm tinh thần làm việc của nhân viên, không khuyến khích những đóng góp hay sự phát triển của nhân viên.
  • Quản lý “kiểu chết”: Những quản lý này không có sức sống hay động lực để tạo ra môi trường làm việc năng động và sôi nổi. Họ không đầu tư và không quan tâm đến sự phát triển của nhân viên, khiến nhân viên cảm thấy mất động lực và không có sự phát triển cá nhân.

Bạn có thể tham khảo bài viết: “Bật mí 9 kỹ năng quản lý đội nhóm mà bạn không thể bỏ qua”

Điều gì ngăn cản nhân viên đóng góp ý kiến ?

Tại sao nhân viên của bạn ngại đóng góp ý kiến?
Tại sao nhân viên của bạn ngại đóng góp ý kiến?

“Một trong những nguyên nhân ngăn cản sự đóng góp sáng kiến của nhân viên nhằm đổi mới doanh nghiệp là họ lo ngại các ý kiến nêu ra sẽ bị bác bỏ”, Ann Tardy – người sáng lập Công ty tư vấn Life Moxie

Bản thân mỗi nhân viên đều mong muốn tạo được sự khác biệt qua việc đóng góp ý kiến nhưng chính những lần bị cấp trên từ chối, không ghi nhận đã khiến họ sinh ra tâm lý “ngại”: ngại chia sẻ, ngại trao đổi, ngại đóng góp sáng kiến trong mỗi cuộc họp hay khi có vấn đề cần giải quyết.

Vậy trong vai trò người lãnh đạo bạn nên làm thế nào để thúc đẩy nhân viên đưa ra sự hợp tác của nhân viên. Tham khảo ngay một số nghệ thuật quản lý dưới đây.

Nghệ thuật quản lý – Bí kíp thúc đẩy sự đóng góp của nhân sự với doanh nghiệp

Nghệ thuật thấu hiểu

Với vai trò dẫn dắt đội ngũ nhân viên dưới quyền, nhà quản trị phải nắm bắt được đầy đủ và sâu sắc đặc điểm của từng nhân viên. Qua quá trình trao đổi công việc, giao tiếp hàng ngày, nhà quản trị lưu ý phát hiện tâm tư, nguyện vọng cũng như sự thay đổi trong suy nghĩ của họ, hỗ trợ họ vượt qua khó khăn trong công việc và cuộc sống riêng tư. Đồng thời, nhà quản trị cần thường xuyên tự đặt câu hỏi: “Liệu mình đã xứng đáng là chỗ dựa của nhân viên chưa?”

Nghệ thuật tôn trọng

Tôn trọng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong bất kể mối quan hệ, giao dịch nào chứ không chỉ riêng trong công việc. Khi nhân viên của bạn thể hiện những quan điểm cá nhân dù bạn tán thành hay không đồng tình hãy luôn dùng thái độ trân trọng để đón nhận ý kiến đó. Điều này đem đến cho nhân viên của bạn cảm giác được đề cao, tôn trọng đổi lại họ cũng sẽ phối hợp nhịp nhàng, sẵn sàng chia sẻ với bạn hơn.

Thẳng thắn, minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho nhân viên

Nếu bạn có bất kỳ quyết định thay đổi chính sách, kế hoạch, thủ tục hay những thay đổi về quy trình làm việc, thông tin sản phẩm,.. hãy thông báo thông tin này thật sớm đến những nhân sự có liên quan. Điều này giúp cho nhân sự luôn chủ động nắm bắt và kịp thời thích ứng với tình hình mới và biết đâu họ sẽ đưa ra cho bạn vài ý tưởng thú vị để khiến cho sự thay đổi trở nên đột phá hơn.

Nghệ thuật lãnh đạo tài ba – Tạo ham muốn bứt phá

Truyền cảm hứng là một trong những kỹ năng quan trọng nhà lãnh đạo cần có nếu muốn đội ngũ nhân sự của bạn luôn nhiệt huyết và hoàn thành xuất sắc khối lượng công việc được giao. Hãy không ngừng thôi thúc, khích lệ họ cùng nhau chung tay hoàn thành mục tiêu chung tạo nên những bứt phá mới cho tổ chức.

Bạn cũng có thể đọc thêm bài viết: “Nâng cao kỹ năng quản lý của bạn trở nên xuất sắc”

Để nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định

Thực tế cho thấy, các nhân viên không chỉ gắn bó với công ty vì lý do tài chính. Có một số điều quan trọng hơn thúc đẩy họ, chẳng hạn như cảm giác tự hào về những gì họ làm và là người không thể thiếu trong sự thành công của đội nhóm. Khi bạn tham khảo ý kiến của nhân viên cấp dưới trong việc đưa ra quyết định, họ sẽ cảm thấy mình có giá trị và công việc của họ thêm phần ý nghĩa. Điều này sẽ khiến họ nỗ lực nhiều hơn và cam kết để đảm bảo thành công cho bộ phận hoặc công ty.

Khi nói về việc khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định, không có nghĩa là bạn cung cấp cho họ tất cả quyền hạn, mà là lắng nghe ý kiến của họ và xem xét trước khi đi đến “tuyên bố chung”. Họ chỉ có thể phát biểu đưa ra ý kiến và bạn sẽ là người lắng nghe và đưa quyết định cuối cùng.

Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định
Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định

Đề cao những người dám đương đầu thử thách

Nhiều nhân viên tỏ ra lảng tránh, ngại tiếp cận khi gặp vấn đề khó. Tuy vậy, nếu có ai đó dám đứng ra nhận trách nhiệm thực hiện thì nhà quản trị cần khen ngợi và dành sự quan tâm thích đáng hỗ trợ nhân viên ấy hoàn thành công việc mới. Kết thúc quá trình triển khai hoạt động đó, dù công việc có đạt được kết quả như kỳ vọng hay không, những nhà quản trị đều phải ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng.

Trên đây là 6 nghệ thuật quản lý đỉnh cao giúp bạn giải quyết hiệu quả bài toán thúc đẩy sự đóng góp, tương tác của nhân viên với doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về quản trị nhân sự. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về quản trị kinh doanhchăm sóc khách hàng!

>>> Bài viết liên quan:

7 Lợi ích của CRM khiến doanh nghiệp của bạn bỏ xa đối thủ

Ví Dụ Về Đàm Phán Trong Kinh Doanh Để Thành Công Mà Doanh Nghiệp Của Bạn Có Thể Áp Dụng!

Bật mí cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh nhanh và hiệu quả

Tags: ,