Digital Marketing – Xu hướng bùng nổ trong thời đại công nghệ

Digital Marketing chính là “vũ khí” giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Nhưng các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc hiểu đúng và triển khai được các công cụ Marketing thành công. Vậy làm sao để doanh nghiệp của bạn có thể ứng dụng các công cụ Marketing vào hoạt động bán hàng, xây dựng thương hiệu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây

1. Digital Marketing là gì?

Theo Philips Kotler: “Digital Marketing (hay Marketing điện tử) là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.

Digital Marketing là gì
Digital Marketing là gì

Vậy có thể hiểu đơn giản Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là việc sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội, email,… để kết nối với khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng. 

2. Vai trò của Digital Marketing trong thời đại công nghệ số

Digital Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nó mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với phương pháp marketing truyền thống, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu trực tuyến hiệu quả cao.

Vai trò của Digital Marketing trong thời đại công nghệ số
Vai trò của Digital Marketing trong thời đại công nghệ số

Dưới đây là ưu và nhược điểm của digital marketing:

Ưu điểm:

Digital Marketing sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả marketing vượt trội. Nổi bật là mức độ phủ sóng rộng và lan truyền nhanh chóng, giúp tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ trong thời gian ngắn. 

Bên cạnh đó, nhờ tính linh hoạt, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến dịch dễ dàng theo nhu cầu và mục tiêu. Công cụ phân tích trong digital marketing giúp đo lường hiệu quả chính xác các chiến lược tiếp thị và điều chỉnh dựa trên dữ liệu thực tế từ đó doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch và nâng cao hiệu quả.

Tính tương tác cao thu hút sự chú ý và chia sẻ của khách hàng, tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ. Khả năng tiếp cận lượng khách hàng lớn, bao gồm cả khách hàng tiềm năng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu.

Digital Marketing còn giúp tăng tương tác thương hiệu, nâng cao mức độ nhận thức và yêu thích của khách hàng, đồng thời mở rộng dịch vụ khách hàng và tạo mức độ trung thành thương hiệu cao.

Với những ưu điểm vượt trội và khả năng mang lại hiệu quả cao, Digital Marketing là công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Việc áp dụng hiệu quả Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, Digital Marketing cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý. Thứ nhất, chi phí cho các chiến dịch Digital Marketing có thể cao, đặc biệt là các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng lớn. Doanh nghiệp cần cân nhắc ngân sách và mục tiêu marketing để lựa chọn chiến dịch phù hợp. 

 Digital Marketing đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Digital Marketing đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Thứ hai, Digital Marketing đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có chuyên môn về marketing online hoặc thuê dịch vụ từ các agency chuyên nghiệp.

Hơn nữa, xu hướng Digital Marketing liên tục thay đổi. Doanh nghiệp cần cập nhật liên tục các xu hướng mới để theo kịp thị trường và đảm bảo hiệu quả chiến dịch. Việc xây dựng và triển khai chiến dịch Digital Marketing hiệu quả cũng tiêu tốn nhiều thời gian. Doanh nghiệp cần kiên nhẫn và đầu tư thời gian để đạt được kết quả mong muốn.

Ngoài ra, các chiến dịch Digital Marketing dễ bị đối thủ cạnh tranh sao chép. Doanh nghiệp cần sáng tạo và đổi mới để tạo lợi thế cạnh tranh. Việc kiểm soát thông tin về thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến cũng là một thách thức. Doanh nghiệp cần có chiến lược quản lý thương hiệu hiệu quả để hạn chế những phản hồi tiêu cực.

3. Các công cụ phổ biến trong Digital marketing

Theo Datareportal có 77,93 triệu người dùng Internet ở Việt Nam vào đầu năm 2023, với tỷ lệ sử dụng Internet ở mức 79,1%. Cùng với đó là xu hướng mua hàng của khách hàng có rất nhiều thay đổi trong kỷ nguyên công nghệ này, họ ưa chuộng tìm kiếm và mua sắm qua mạng xã hội nhiều hơn.

Các công cụ phổ biến trong Digital marketing
Các công cụ phổ biến trong Digital marketing

Vì vậy, doanh nghiệp nếu hiểu và biết sử dụng các công cụ digital marketing sẽ trở thành “vũ khí’’ để chinh phục mọi thị trường “khó tính” với các chiến dịch marketing hiệu quả nhất.

Dưới đây là những hình thức Digital Marketing hay nói cách khác các công cụ của Digital Marketing là gì?

SEO (Search Engine Optimization)

Công cụ giúp tối ưu hóa website để thu hút traffic tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo.

Công cụ SEO phổ biến:

  • Ahrefs: Phân tích backlink, nghiên cứu từ khóa, theo dõi thứ hạng website.
  • SEMrush: Phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu từ khóa, theo dõi thứ hạng website.
  • Google Search Console: Theo dõi hiệu suất website trên Google Search, nhận thông báo về lỗi website.

Ví dụ: Bạn muốn tìm hiểu website của đối thủ cạnh tranh có những backlink nào, từ khóa nào đang được họ sử dụng để SEO bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs để kiểm tra.

 SEM (Search Engine Marketing)

Bao gồm SEO và PPC (Pay Per Click) để thu hút traffic từ các công cụ tìm kiếm.

SEM (Search Engine Marketing)
SEM (Search Engine Marketing)

Công cụ SEM phổ biến:

  • Google Ads: Tạo chiến dịch quảng cáo PPC trên Google Search, YouTube, Google Display Network.
  • Bing Ads: Tạo chiến dịch quảng cáo PPC trên Bing Search Network.

 Content Marketing

Là công cụ tạo và chia sẻ nội dung hữu ích để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng.

Công cụ Content Marketing phổ biến:

  • WordPress: Nền tảng website phổ biến để tạo blog, website.
  • Buffer: Lập lịch bài đăng trên mạng xã hội.
  • Canva: Tạo hình ảnh và video cho nội dung.

Social Media Marketing

Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn để kết nối với khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu.

Công cụ Social Media Marketing phổ biến:

  • Facebook Business Suite: Quản lý trang Facebook, Instagram, chạy quảng cáo.
  • Hootsuite: Lập lịch bài đăng, quản lý nhiều mạng xã hội.
  • Sprout Social: Phân tích hiệu quả chiến dịch social media.

Email Marketing

Email marketing giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại.

Công cụ Email Marketing phổ biến:

  • Mailchimp: Gửi email marketing miễn phí cho lượng subscribe nhỏ.
  • Constant Contact: Gửi email marketing với nhiều tính năng nâng cao.
  • ActiveCampaign: Tự động hóa email marketing.

Mobile Marketing

Công cụ này giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các thiết bị di động như smartphone, tablet.

Mobile Marketing
Mobile Marketing

Công cụ Mobile Marketing phổ biến:

  • Google Mobile Ads: Tạo chiến dịch quảng cáo PPC trên Google Display Network dành cho thiết bị di động.
  • Facebook Audience Network: Tạo chiến dịch quảng cáo PPC trên mạng lưới Audience Network của Facebook.
  • App Annie: Phân tích thị trường ứng dụng di động.

Ngoài ra, còn rất nhiều công cụ Digital Marketing khác. Việc lựa chọn công cụ phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch, ngân sách và đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới.

4. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động Digtal Marketing

Đánh giá và đo lường hiệu quả của hoạt động digital marketing đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo các hoạt động Marketing đang hướng đến mục tiêu kinh doanh và mang lại lợi ích cho tổ chức.

Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động Digtal Marketing
Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động Digtal Marketing

Việc đánh giá hiệu quả Marketing cung cấp thông tin quan trọng để tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị trong tương lai. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing có thể bao gồm các chỉ số và công cụ phân tích như sau:

Các chỉ số đo lường phổ biến:

  •  Cost Per Wafer (CPW) – Chi phí cho mỗi đơn hàng:

CPW = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng đơn hàng mới.

  • Cost Per Lead (CPL) – Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng:

CPL = Tổng chi phí / Số lượng khách hàng tiềm năng.

  • Customer Acquisition Cost (CAC) – Chi phí sở hữu khách hàng:

CAC = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng khách hàng mới.

  • Click Through Rate (CTR) – Tỷ lệ click:

CTR = (Số lượt click / Số lượt hiển thị) * 100.

  • Cost Per Action (CPA) – Chi phí trên hành động:

CPA = Tổng chi phí / Số lượng hành động hoàn thành.

  • Cost Per Click (CPC) – Chi phí trên một lượt click:

CPC = Tổng chi phí / Số lượt nhấp chuột (click).

  •  Cost Per Engagement (CPE) – Chi phí cho mỗi lượt tương tác:

CPE = Tổng chi phí / Số lượt tương tác.

  •  Cost Per View (CPV) – Chi phí cho mỗi lượt xem:

CPV = Tổng chi phí / Số lượt xem.

  •  Return on Investment (ROI) – Tỷ suất hoàn vốn:

ROI = ((Tổng doanh số bán – Tổng chi phí đầu tư) / Tổng chi phí đầu tư) x 100.

  • Conversion Rate (CR) – Tỷ lệ chuyển đổi:

CR = (Số lượng chuyển đổi / Số lượt truy cập) x 100.

Công cụ đo lường hiệu quả:

  • Google Analytics:

Theo dõi lượt truy cập trang web, hành vi người dùng, hiệu suất chiến dịch.

Các chỉ số: CTR, CPA, CPC, CR, tỷ lệ thoát trang, thời gian trung bình trên trang.

  •  Google Adwords:

Theo dõi hiệu quả chiến dịch quảng cáo Google Ads.

Các chỉ số: CPM, CPC, CPE, CTR, CPA, CPC, CR.

  •  Facebook Ads:

Theo dõi hiệu quả chiến dịch quảng cáo Facebook.

Các chỉ số: CPM, CTR, CPC, CR, CPA, ROAS, Frequency, Engagement Rate.

  •  Google Data Studio:

Kết nối và tổ chức dữ liệu từ nhiều nguồn.

Tạo báo cáo và biểu đồ trực quan, dễ hiểu.

  • File quản lý dữ liệu:

Tổng hợp các chỉ số quan trọng từ nhiều nguồn.

Hiển thị báo cáo tổng quan về hiệu suất kinh doanh.

  • Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng – Getfly CRM

Phễu hứng toàn bộ data khách hàng trên một nền tảng. Đo lường hiệu quả chiến dịch về từ nguồn nào, bài quảng cáo nào,…

Đo lường chuyển đổi từng khách hàng: Số cơ hội mới trong tháng, tổng số khách, khả năng chuyển đổi từ các kênh khác nhau,… 

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Digital Marketing, bao gồm định nghĩa, tầm quan trọng và các vấn đề xoay quanh. Trong thời đại kinh tế phát triển như hiện nay, Digital Marketing là công cụ vô cùng cần thiết cho hầu hết các thương hiệu. Tuy nhiên, với sự bùng nổ thông tin, các marketer cần có hiểu biết sâu sắc về bản chất của Digital Marketing để xây dựng chiến lược hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu hành trình cùng Getfly khám phá Digital Marketing và tạo dựng thành công cho thương hiệu của bạn!

Theo dõi Getfly CRM ngay để đọc nhiều kiến thức hay về marketing, kinh doanh bạn nhé!

Getfly – Để khách hàng mua trọn đời

Tags: