Mục lục
Bạn đang muốn bắt đầu mô hình khởi nghiệp với số vốn nhỏ? Bạn đang mắc kẹt trong việc tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp? Bạn có muốn hiểu rõ hơn về giữa 2 khái niệm doanh nghiệp nhỏ và startup để có tư duy phát triển đúng đắn không?
Bài viết ngay dưới đây sẽ bật mí với bạn một số mô hình kinh doanh khởi nghiệp nhỏ đang có số lượng người tiêu dùng lớn. Đồng thời giúp bạn phân biệt giữa 2 loại hình kinh doanh để có thể phát triển chúng thành công. Tìm câu trả lời ngay dưới đây!
1. Top 5 mô hình khởi nghiệp nhỏ “hái ra tiền”
1.1. “Gặt trái” nhanh chóng với kinh doanh đặc sản quê hương
Trong năm 2024, mô hình kinh doanh đặc sản quê hương vẫn là mảnh đất màu mỡ mà bạn có thể “chơi” hết mình. Đặc sản quê hương được ưa chuộng vì nguồn nguyên liệu sạch, không bị công nghiệp hoá, đem lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng.
Ở thời điểm hiện tại, mọi người đã ý thức được việc bảo vệ sức khỏe của bản thân. Đồng thời bạn có thể bắt đầu kinh doanh loại hình này bằng cách khai thác tâm lý muốn trải nghiệm những món ăn từ vùng miền khác của khách hàng.
Ưu điểm:
- Có thể linh động bán hàng giữa 2 kênh online và offline
- Số vốn bỏ ra ít (thời hạn sử dụng ngắn nên đầu tư nhập hàng số lượng nhỏ)
- Giá trị văn hóa và lịch sử: Đặc trưng độc đáo mang giá trị đặc biệt của từng vùng miền.
- Chất lượng đảm bảo: Đặc sản quê hương thường được sản xuất theo quy trình truyền thống và bí quyết gia truyền. Vì vậy đảm bảo an toàn thực phẩm, ít chất phụ gia, bảo quản hóa học độc hại.
Nhược điểm:
- Tệp khách hàng nhỏ: Mùi vị đặc trưng nên không hợp với khẩu vị của tất cả mọi người
- Bảo quản và vận chuyển: Gặp khó khăn do thời gian sử dụng các sản phẩm đặc sản ngắn ngày
- Giá thành: Sự khan hiếm của các đặc sản địa phương làm tăng giới hạn cung ứng và giá thành của sản phẩm. Vì vậy, khó đáp ứng được nhu cầu của đa số khách hàng.
- Phụ thuộc vào yếu tố địa phương: Kinh doanh đặc sản địa phương thường phụ thuộc vào nguyên liệu, nguồn nhân lựa,… Gây ra sự không ổn định trong việc duy trì và khai thác tối đa tiềm năng sản phẩm.
Bạn có thể kinh doanh theo 2 hình thức:
- Tự trồng nông sản
- Nhập từ mối sỉ nguồn gốc rõ ràng, rau tươi trong ngày để đăng bán online hoặc qua các kênh truyền thống.
- Tìm nguồn bán/sản xuất thủ công sản phẩm tại địa phương
Tuy nhiên, để phù hợp hơn với khẩu vị của khách hàng tại nơi bán bạn có thể biến tấu lại hương vị hoặc chấp nhận giữ lại vị nguyên bản nhưng kén khách hàng hơn.
Một số sản phẩm được mọi gia đình ưa chuộng bạn có thể tham khảo: trứng gà/vịt, rau vườn sạch, gạo làng, gà thả vườn, thịt trâu gác bếp, thịt chua, nem chua,…
1.2. Khởi nghiệp từ 1 xe ăn vặt nhỏ lưu động
Bắt đầu mô hình khởi nghiệp nhỏ là cách an toàn và được phần đông giới trẻ lựa chọn. Mô hình này vẫn giữ được “phong độ” trong cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn.
Ưu điểm:
- Tiện lợi và linh hoạt: Khách hàng nhanh chóng mua đồ uống yêu thích mà không phải chờ đợi quá lâu
- Tiềm năng tăng trưởng và mở rộng: Xu hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng đòi hỏi sự tiện lợi và tận hưởng đồ uống gần nhà hoặc nơi làm việc. Vì vậy, bạn có thể nhanh chóng mở rộng hoạt động kinh doanh và mở các chi nhánh mới.
- Chi phí mặt bằng thấp: Với tính lưu động của xe đẩy bạn có thể tiết kiệm được chi phí mặt bằng hơn so với hàng quán cố định.
Nhược điểm:
- Cạnh tranh khốc liệt: Bạn phải tạo ra sự khác biệt và tìm cách thu hút và giữ chân khách hàng
- Vấn đề chất lượng: Pha chế đồ uống ngay tại vỉa hè sẽ dễ bị khách hàng nghi ngờ đến vấn đề an toàn thực phẩm.
Bạn chỉ cần một chiếc xe đẩy nhỏ và các thiết bị và vật dụng có kinh phí đầu tư thấp (máy ép, dụng cụ pha trà/ cafe, bếp ga mini, chảo, cốc, ống hút, túi..). Tuy nhiên, để trở nên khác biệt và giành được vị trí nhất định trong lòng khách hàng bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Học khóa pha chế: Đồ uống có hương vị và chất lượng
- Sáng tạo đồ uống: Tạo ra đồ uống có hương vị mới mẻ, độc đáo (Ví dụ: cafe muối, trà măng cụt,…)
- Học tập: Bằng cách tận dụng các chuyến du lịch trong nước hoặc nước lân cận (Trung Quốc, Thái Lan,…) bạn có thể học tập các món ăn vặt đường phố có hương vị độc đáo và thu hút. (Ví dụ: Lẩu mang đi, hoa quả trộn kem, kẹo hồ lô, bánh kếp hành chiên, xôi xoài,…)
- Theo kịp xu hướng: Bắt kịp nhanh nhất có thể các xu hướng đồ ăn vặt hot trend trên thị trường (Ví dụ: Bánh đồng xu, lạp xưởng Hà Khẩu,…)
Ngoài ra, hãy tận dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để thông báo đến tất cả bạn bè/ người thân của bạn về việc bạn sẽ kinh doanh bán đồ ăn vặt. Hãy bắt đầu từ tệp khách hàng thân quen và nhân rộng ra đến các tệp khách hàng khác.
Sau đó , khi bạn đã có một chuỗi các xe bán hàng lưu động tại nhiều điểm hãy suy nghĩ đến việc đầu tư vào việc xây dựng fanpage cho thương hiệu, chạy quảng cáo và book KOLs review.
Lưu ý: Hãy tìm kiếm và cố định tại 1 địa điểm có lượng lớn khách hàng mục tiêu. Đồng thời, hãy đảm bảo vệ sinh, chất lượng đồ uống, giá và đặc biệt là thái độ phục vụ để có được tệp khách hàng trung thành cho riêng mình.
1.3. Mô hình kinh doanh nhỏ nhưng “có võ” – Affiliate
Chắc hẳn trong những năm trở lại đây bạn đã quá quen thuộc với cụm từ “affiliate”. Bạn có thể bắt đầu bằng cách quảng bá các sản phẩm dịch vụ của thương hiệu. Khi đạt được thỏa thuận ban đầu (số lượng sản phẩm cố định, tăng mức độ tương tác đối với sản phẩm đó,…) bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Tuy nhiên, để gia tăng lợi nhuận kiếm được bạn có thể tham khảo đến việc lập một đội nhóm affiliate.
Ưu điểm:
- Mở rộng phạm vi tiếp thị: Bằng cách lập đội nhóm affiliate, bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp thị của mình một cách đáng kể.
- Tối ưu chi phí: Một trong những lợi ích lớn nhất của việc lập đội nhóm affiliate là bạn chỉ trả hoa hồng cho affiliate khi họ tạo ra doanh số bán hàng.Ngoài ra, bạn giảm rủi ro do không tốn chi phí nhập hàng & loại bỏ nỗi lo hàng tồn.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Bạn có đội nhóm trợ giúp, vì vậy có thể đẩy nhanh phạm vi tiếp cận và tốc độ đạt được hiệu quả.
Nhược điểm:
- Quản lý phức tạp: Đòi hỏi bạn cần theo dõi và quản lý sát sao các CTV trong nhóm affiliate
- Cạnh tranh giữa các CTV trong team: Môi trường cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình liên kết.
- Rủi ro lộ thông tin: Thông tin có thể bị tiết lộ bởi các CTV trong nhóm của bạn.
- Liên tục cập nhật xu hướng: Yêu cầu phải luôn luôn cập nhật xu hướng mới nhất, cách làm video, hình ảnh thu hút người xem.
Bạn có thể tham khảo một số hình thức để bắt đầu thiết lập một đội affiliate cho riêng mình:
- Affiliate không sử dụng sản phẩm: Có hiểu đơn giản là hình thức này bạn không trực tiếp review sản phẩm mà qua hình ảnh, video,… hoặc gián tiếp bán hàng. Ví dụ: bạn có thể tham khảo thấy một số đội nhóm xây dựng team với nhiều tài khoản đăng tải video làm đẹp, thời trang xu hướng và gắn link các sản phẩm liên kết với đối tác trong profile.
- Affiliate review sản phẩm: Ngược lại với hình thức trên, các thành viên trong đội nhóm của bạn sẽ review về các sản phẩm đã nhận được. Ở đây sẽ có 2 hiệu ứng được tạo ra: ra đơn và gia tăng sự tin cậy cho khách hàng.
Tuy nhiên, đối với hình thức này bạn cần thật sự trung thực và quảng bá chính xác. Tránh đưa đến tay khách hàng sử dụng phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.
1.4. Mang màu sắc cá nhân của khách hàng vào sản phẩm Hhandmade DIY
Mô hình khởi nghiệp nhỏ với sản phẩm DIY tuy “cũ mà mới”. Cũ trong thuật ngữ này nhưng lại luôn có những loại hình DIY mới mẻ cho giới trẻ. Bạn có thể tận dụng các xu hướng có sẵn trên thị trường hoặc tự sáng tạo “sân chơi” cho chính mình.
Ưu điểm:
- Cá nhân hóa: Với những nguyên liệu, công cụ sẵn có khách hàng nhận được có thể sáng tạo theo nhu cầu của mình. Ví dụ: Tranh tự tô số hóa in theo ảnh yêu cầu, bộ kit thêu tranh, bàn phím cơ theo yêu cầu…
- Tiết kiệm chi phí: Bạn chỉ bán nguyên liệu còn việc hoàn thành sản phẩm là do khách hàng thực hiện.
- Thị trường ngách: Khi bạn bán sản phẩm đặc biệt bạn sẽ có những tệp khách hàng đặc biệt. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạn có thể khai thác.
- Tiềm năng lợi nhuận cao: Các sản phẩm DIY thường có giá trị độc đáo riêng. Vì vậy, mà khách hàng sẵn hàng chi trả để có thể sở hữu.
Nhược điểm:
- Thời gian và công sức: Đối với các sản phẩm thủ công đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực không nhỏ từ phía bạn.
- Tay nghề: Bạn cần phải liên tục rèn luyện kỹ năng để cho “ra lò” sản phẩm hoàn hảo nhất.
- Khả năng mở rộng: Có thể gặp khó khăn do tính chất của sản phẩm thủ công vì vậy bạn cần đảm bảo được chất lượng và tính đồng nhất trước.
Để có thể bắt đầu khởi nghiệp dễ dàng hơn với hình thức kinh doanh sản phẩm DIY bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Nhập bộ kit DIY theo trend từ nước ngoài về bán trong nước. Bạn có thể bán các bộ kit theo trend hoặc tự sáng tạo thêm từ các mẫu có sẵn theo trend để phù hợp với thị hiếu của người Việt.
- Tự sáng tạo: Bạn nên bắt đầu bán từ những mẫu có sẵn trước để xem phản ứng từ khách hàng. Sau đó, bắt đầu bán các sản phẩm DIY để đảm bảo sản phẩm được khách hàng mục tiêu tiếp nhận.
Lưu ý, trước khi bạn bắt đầu kinh doanh bất kì sản phẩm gì không chỉ riêng DIY hãy học hỏi “kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm” để mang đến sản phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất đến tay khách hàng.
1.5. Xây dựng đội ngũ CTV dọn nhà theo giờ – Kiếm bộn tiền
Hình thức kinh doanh đơn giản dễ thành công bạn có thể tham khảo tiếp theo đó là xây dựng đội ngũ CTV dọn nhà theo giờ. Điều quan trọng nhất của hình thức này là bạn sắp xếp và quản lý đội CTV của mình ra sao cho hợp lý.
Ưu điểm:
- Linh hoạt về thời gian: Dễ dàng điều phối các CTV dọn nhà vào các khoảng thời gian linh hoạt.
- Dễ dàng tăng giảm nhân sự: Tăng giảm số lượng CTV theo nhu cầu của thị trường và theo yêu cầu công việc
- Tiềm năng phát triển: Đa dạng hóa các gói dịch vụ theo giờ, theo diện tích,… Hơn nữa, bạn có thể mở rộng phạm vi làm việc và số lượng CTV tham gia vào mô hình.
- Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng: Mỗi CTV cư trú tại vị trí khác nhau vì vậy cho phép bạn tiếp cận diện rộng đến tệp khách hàng của mình.
- Vốn ít: Bạn chỉ cần tìm kiếm và thuê đội ngũ CTV theo nhu cầu công việc. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí khởi đầu và rủi ro trong kinh doanh.
Bạn có thể đọc thêm bài viết liên quan: “Khám phá ví dụ về dịch vụ khách hàng được đúc rút từ kinh nghiệm”
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát chất lượng: Kiểm soát đội ngũ CTV từ xa nên gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát được chất lượng dịch vụ
- Cạnh tranh: Mô hình càng ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Bạn sẽ phải trở nên khác biệt về dịch và và gây ấn tượng với thái độ chăm sóc khách hàng
- Tiềm ẩn rủi ro pháp lý: Gặp những rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động và bảo hiểm.
Bạn có thể dễ dàng kiểm soát được rủi ro và khó khăn khi bắt đầu kinh doanh với hình thức này qua một số gợi ý sau:
- Đào tạo đội ngũ CTV: Bạn có thể đào tạo các CTV của mình theo quy trình tuần/ tháng dưới sự hướn dẫn và giám sát của một nhân viên dọn dẹp có tay nghề cao.
- Đầu tư vào trang thiết bị: Sử dụng các trang thiết bị hiện đại giúp đội ngũ CTV của bạn gia tăng được chất lượng và năng suất làm việc
- Hợp đồng và chính sách rõ ràng: Bạn cần tạo hợp đồng rõ ràng với những CTV của mình để tránh các rủi ro tối đa liên quan đến người lao động
- Tạo sự khác biệt trong dịch vụ: Bạn có thể “biến” dịch vụ của mình trở nên đặc biệt. Ví dụ: Dọn nhà sạch chỉ trong 1 tiếng dành cho gia đình bận rộn, combo dọn nhà 3 tháng liên tục được tặng thêm 1 tiếng dọn nhà, dọn dẹp sau xây dựng trong khoảng thời gian…được tặng combo lưu hương,…
Đối với bất kì mô hình kinh doanh nào bạn phải trở nên khác biệt, hãy biến dịch vụ của mình trở nên giá trị và có lợi cho khách hàng của mình.
2. Bắt đầu khởi nghiệp với số vốn nhỏ cần lưu ý những gì?
Để bắt đầu kinh doanh với mô hình khởi nghiệp nhỏ bạn cần phải lưu ý một số yếu tố sau để đảm không xảy ra tình trạng “vốn bù lỗ”:
- Khách hàng mục tiêu:
Điều đầu tiên bạn cần xác định trước khi bắt kinh doanh bất kì một loại hình nào đó chính là khách hàng. Bạn cần xác định rõ ràng chân dung đối tượng mục tiêu, nhu cầu, hành vi, sở thích,…của họ. Đây chính là tiền đề để bạn lựa chọn sản phẩm kinh doanh, xác định giá thành và chiến lược bán hàng phù hợp.
Bài viết bạn có thể đọc thêm: “Ví dụ về trải nghiệm khách hàng: Câu chuyện thành công”
- Sản phẩm/ dịch vụ cung cấp:
Yếu tố thứ 2 bạn cần quan tâm đó là việc lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ phù hợp. Bạn phải lựa chọn những mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo. Đặc biệt, hãy khiến mình trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác bằng các sản phẩm mới lạ và độc đáo.
- Vốn đầu tư:
Vốn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh nhỏ lẻ. Vì vậy, bạn cần có một kế hoạch vốn rõ ràng bao gồm nguồn tiền, chi phí, doanh thu, lợi nhuận,… Đồng thời, bạn cũng nên có một chiến lược quản lý rủi ro, dự phòng và đầu tư,… để đảm bảo sự ổn định và phát triển của kinh doanh.
- Chiến lược tiếp thị:
Kế hoạch tiếp thị là yếu tố quyết định đến sự thành công trong mô hình khởi nghiệp nhỏ của bạn. Bạn có thể sử dụng các kênh truyền thông trên mạng xã hội của mình để thông báo đến người thân bạn bè. Hoặc bạn có thể lập profile riêng cho thương hiệu nhỏ của mình, chạy quảng cáo và tạo các chương trình khuyến mãi.
Điều quan trọng là bạn có hoạt động thông báo về việc sẽ bắt bán sản phẩm/ dịch vụ đó đến đối tượng khách hàng của mình.
Tham khảo thêm chi tiết bài viết: “Cách tận dụng sức mạnh để tối ưu chiến lược marketing hiệu quả”
3. Phân biệt giữa khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ
Khi bạn xác định được sự khác nhau giữa khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ không chỉ dừng lại ở quy mô hoạt động, mà còn phản ánh tinh thần, triết lý kinh doanh của mỗi mô hình.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau của hai mô hình này:
- Tính đột phá: Startup sẽ yêu cầu tính đột phá, sáng tạo ra những ý tưởng chưa từng có trên thị trường hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ trên thị trường.
- Tính tăng trưởng: Doanh nghiệp nhỏ sẽ có những tiến bộ bị giới hạn bởi chủ doanh nghiệp. Còn đối với startup thường không đặt ra giới hạn tăng trưởng, họ còn có thể tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể.
- Lợi nhuận: Người sáng lập doanh nghiệp nhỏ sẽ mong muốn có doanh thu ngay từ khi đi vào hoạt động. Ngược lại, các startup có thể cần đến nhiều tháng thậm chi là năm để có được doanh thu.
- Tài chính: Nguồn vốn đầu từ của doanh nghiệp nhỏ chủ yếu đến từ: người sáng lập, gia đình, bạn bè, vay ngân hàng và nhà đầu tư. Ngược lại, đối với các mô hình khởi nghiệp chủ yếu đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).
- Vòng đời công ty: Các doanh nghiệp nhỏ được thống kê 32% sẽ thất bại trong ba năm đầu. Trong khi, có đến 92% các startups sẽ thất bại trong ba năm đầu (thật đáng tiếc, đây lại là sự thật).
Đọc đến đây, có thể bạn tự hỏi liệu Startup có thể trở thành Small Business hoặc ngược lại. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn (như thay đổi kế hoạch, tầm nhìn hay sứ mệnh). Hoặc đôi khi phụ thuộc vào yếu tố khách quan như thị trường thay đổi, nhu cầu khách hàng.
Bằng việc bắt đầu với mô hình khởi nghiệp nhỏ lẻ bạn đã tiến gần hơn đến cơ hội để bạn trau dồi kinh nghiệm thực chiến để chuẩn bị cho một dự án startup đầy mong đợi. Hãy rèn luyện tính thực chiến từ những điều nhỏ nhất, thành công sẽ sớm đến với bạn!
Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!
>>>> Bài viết liên quan:
Bật mí 5 case study digital marketing của các thương hiệu nổi tiếng năm 2023
Top 10 ý tưởng khởi nghiệp mới lạ hái ra tiền năm 2023
10 ý tưởng kinh doanh dịp tết Trung thu vốn ít lãi cao năm 2022
Tags: doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp nhỏ, mô hình kinh doanh nhỏ