Yêu cầu công việc của một nhân viên sales

Sales là một nghề đòi hỏi sự kết hợp của cả kỹ năng và kinh nghiệm để có thể đem đến hiệu quả cũng như góp phần thúc đẩy doanh số cho công ty. Để trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc, bạn cần hiểu rõ công việc của nhân viên bán hàng là gì và nắm vững các bí quyết kinh doanh mà Getfly tổng hợp trong bài viết này.

Yêu cầu công việc của một nhân viên sales

Sales là gì?

Sales là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty.

Trong doanh nghiệp, Sales là bộ phận rất quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu cho công ty. Các nhân viên Sales sẽ tiếp xúc với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng đồng thời nắm bắt các nhu cầu để có thể tư vấn và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách.

Sales là một nghề tương đối phổ biến hiện nay, tuy nhiên đây cũng là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi kĩ năng về giao tiếp, đàm phán và thuyết phục cũng như khả năng xử lý tình huống, ứng biến trong mọi trường hợp.

Các công việc của một nhân viên sales

Am hiểu thông tin sản phẩm (nguồn gốc, chủng loại, thông số…)

Nếu đã là nhân viên sales thì dù cho có trực cửa hàng hay không, bạn vẫn phải nhớ hết toàn bộ thông tin của tất cả các sản phẩm. Bạn phải nhớ tên gọi, giá cả, mẫu mã, màu sắc và cả tính năng của hàng hóa. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ các chương trình ưu đãi, chiết khấu cho từng mặt hàng, từng loại đối tượng người mua khác nhau.

Khi khách hàng hỏi đến thì bạn phải nhanh chóng liệt kê những đặc điểm nổi bật và phù hợp với nhu cầu của khách để kích thích họ mua hàng. Nếu bạn ấp úng quá lâu sẽ tỏ ra thiếu năng lực, kém chuyên nghiệp, làm người dùng cảm thấy khó chịu và chán nản, không muốn mua sắm nữa.

Khoanh vùng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Vì công việc sales là hướng đến những khách hàng có tiềm năng lớn nhất nên bạn phải phân vùng thật cẩn thận. Bạn phải nghiên cứu kỹ về thị trường, nhu cầu và thói quen của đối tượng. Từ đó mới cho ra được một chiến lược tiếp cận, thâu tóm thị trường đúng đắn, ít tốn kém và hiệu quả.

Khoanh vùng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khoanh vùng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tiếp cận khách hàng để tiếp thị sản phẩm và ký hợp đồng

Bạn đã từng được hỏi thăm tận nhà bởi các nhân viên bán hàng? Vâng, họ chính là đội ngũ sales đang làm việc tiếp cận khách hàng. Trong kinh doanh, bạn không thể ngồi nhà mà đợi người dùng tự đến mua hàng. Nếu không chủ động thì sẽ bị đối thủ cướp mất khách hàng, cũng như các mối làm ăn và mất luôn cả thị phần. Ngoài ra, việc marketing cũng không thể chạm đến hết những đối tượng tiềm năng hoặc không đủ sức thuyết phục để họ tự tìm đến doanh nghiệp.

Vì vậy, nhân viên kinh doanh phải liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại, email, và nếu có thể, phải đến tận nhà để thuyết phục họ mua hàng. Điều này ngày càng quan trọng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Đàm phán, thương thảo hợp đồng

Khi đã thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm rồi thì chính bạn cũng là người thảo luận và ký kết hợp đồng với họ. Giá cả, các điều khoản, các ưu đãi hay chính sách hậu mãi, bạn là người thương thuyết và điều chỉnh trực tiếp. Nếu có sai sót gì trong hợp đồng thì bạn là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm.

Kiểm kê hóa đơn và hàng hóa

Công việc của một nhân viên sales còn kiêm luôn cả kiểm kê hàng hóa và các hóa đơn, chứng từ… Bạn có trách nhiệm đảm bảo không có bất kỳ sai sót nào xảy ra. Hàng hóa phải được giao đúng thời hạn, đúng số lượng và mẫu mã yêu cầu. Còn hóa đơn thì phải hợp lệ, được đóng dấu và ký tên rõ ràng.

Báo cáo doanh thu

Doanh số bán hàng là cơ sở để xem xét năng lực của một nhân viên kinh doanh và tính toán lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy mỗi ngày, bạn phải báo cáo lên cấp trên về doanh thu và các chi tiết liên quan khác. Ngoài ra, bạn cũng phải lập các báo cáo, phân tích tình hình kinh doanh hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.

Hỗ trợ giải đáp và chăm sóc khách hàng

Như đã nói, bạn là đại diện cho doanh nghiệp trước mặt khách hàng. Vì vậy, bạn có nhiệm vụ phải tiếp nhận bất cứ phản hồi nào của họ. Phàn nàn về giá chiết khấu, về chất lượng sản phẩm hay bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đều phải lắng nghe và giải đáp cho khách hàng. Tất nhiên đối với những thông tin không nằm trong chuyên môn thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bộ phận khác. Nhưng tựu chung, một nhân viên sales phải kiêm luôn cả việc chăm sóc khách hàng ở một mức độ nào đó.

Hỗ trợ giải đáp và chăm sóc khách hàng
Hỗ trợ giải đáp và chăm sóc khách hàng

Chào mừng và tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Nhiệm vụ hàng đầu của một nhân viên kinh doanh ở cửa hàng là phải nhiệt tình chào đón khách hàng và tìm hiểu về nhu cầu của họ. Từ đó mới có thể phục vụ tốt hơn, dẫn dắt họ đến khu trưng bày và các sản phẩm như mong muốn. Hơn nữa, bạn vẫn cần giữ thái độ nhiệt tình ngay cả khi khách hàng không mua sắm gì cả. Bởi vì như vậy sẽ để lại một ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, có thể khiến người đó quay lại trong tương lai.

Trên đây là những thông tin xung quanh những công việc chính của nhân viên sales. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc này.

Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:

– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile

– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình

– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác

– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả