Xu hướng sales năm 2021

2020 là một năm đầy biến động với sự ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 đến nền kinh tế thị trường cũng như tác động của nó đến hành vi người tiêu dùng. Điều đó vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2021 và chúng ta cần hiểu rõ không có gì là chắc chắn. Vậy đâu là xu hướng sales năm 2021 – cùng bài viết tìm hiểu để chuẩn bị sẵn sàng cho doanh nghiệp.

Xu hướng sales năm 2021 0

Tiếp cận đa kênh

Ngày nay, khách hàng tìm mua sản phẩm qua tất cả các kênh bán hàng. Vì vậy mô hình sales đa kênh từ các kênh online (website, Facebook, Zalo, v.v.) cho đến các kênh offline (trực tiếp tại cửa hàng, đại lý, v.v.) cần được tích hợp đồng bộ vào một hệ thống. Điều đó giúp doanh nghiệp có thể tương tác với người dùng mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị, đảm bảo hành trình mua hàng của họ không bị gián đoạn. Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể nghiên cứu các lựa chọn phù hợp, đọc đánh giá, đưa ra những so sánh về sản phẩm và dịch vụ. Khi ghé thăm cửa hàng, người tiêu dùng có thể nhìn, cảm nhận, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua hàng. Cả hai phương cách mua hàng đều có những lợi thế riêng, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp đáp ứng kết hợp trải nghiệm khách hàng cả trực tiếp và trực tuyến càng gia tăng. Để phân phối bán lẻ đa kênh, bạn cần phải khiến mỗi kênh bán hàng thật thuận tiện cho người mua, và tất cả chúng phải đảm bảo sự đồng nhất.

Xu hướng sales năm 2021 1
Bán hàng đa kênh dần trở thành xu thế chính

Hình thức sales qua livestream và telesales sẽ lên ngôi trong điều kiện hạn chế tập trung, gặp mặt trực tiếp như hiện nay. Với chi phí thấp và hiệu quả mang lại cao, phương thức bán hàng này ngày càng được doanh nghiệp áp dụng phổ biến. Vì thế doanh nghiệp cần nắm vững việc sử dụng livestream bán hàng, các kỹ năng cần thiết về video và công nghệ hình ảnh cũng như kỹ năng tư vấn bán hàng qua điện thoại.

Cổng tri thức tự phục vụ

Không phải lúc nào khách hàng cũng thích nói chuyện trực tiếp với nhân viên sales, nhất là khi họ đang ở giai đoạn đầu của hành trình mua hàng. 73% khách hàng muốn tự nghiên cứu và tự giải quyết các vấn đề của họ ở giai đoạn đầu của hành trình mua hàng. Vì thế doanh nghiệp cần xây dựng những cổng tri thức tự phục vụ để khách hàng có thể tự tìm kiếm thông tin hữu ích một cách dễ dàng.  Một hệ thống bao gồm Hỏi & Đáp (Q&As), các câu hỏi thường gặp (FAQs) cùng các hướng dẫn sử dụng (manuals) sẽ là một giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp

Sử dụng Chatbot

Chatbot là công cụ hữu hiệu giúp gia tăng điểm chạm khách hàng và góp phần xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời thông qua việc cá nhân hoá những thông điệp gửi tới khách hàng. Chatbot hỗ trợ khách hàng 24/7, không mất thời gian chờ đợi và xây dựng nên hình ảnh thương hiệu thân thiện, hữu ích. Không chỉ trả lời vấn đề của khách hàng, Chatbot có thể được thiết lập để cung cấp một trải nghiệm mua hàng cá nhân hoá hoàn chỉnh, đưa ra các gợi ý mua hàng, giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định. Hơn nữa, với những câu hỏi thường gặp, Chatbot có thể dễ dàng giải đáp cho khách hàng hoặc hướng dẫn họ chỗ để tìm câu trả lời. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tiết kiệm lượng lớn công sức cho nhân viên, giúp họ dành thời gian để giải quyết các đầu việc phức tạp hơn.

Trải nghiệm trên thiết bị di động

Hành vi mua sắm online của người tiêu dùng nay đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Với việc chỉ cần ngồi nhà và lựa chọn sản phẩm mong muốn, dịch vụ thanh toán và vận chuyển đơn giản; niềm tin của người tiêu dùng vào mua sắm online ngày càng tăng. Họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc mua hàng bằng các thiết bị di động vì tính tiện lợi mà nó mang lại. Smartphone giờ đây trở thành vật bất ly thân trong mọi phương diện cuộc sống, công việc, giải trí, v.v của con người. Họ mong muốn được trải nghiệm mua hàng trên di động chỉ với vài thao tác đơn giản và ở bất kỳ đâu vào bất cứ lúc nào. Dự đoán tới cuối năm 2021, thiết bị di động được trông đợi sẽ đóng góp tới 73% tổng doanh thu thương mại điện tử. Bên cạnh đó, 30% người tiêu dùng có khả năng bỏ lại giỏ hàng trước khi hoàn thành quá trình mua sắm nếu họ thấy website của bạn không thân thiện với thiết bị di động. Doanh nghiệp cần tập trung cải thiện trải nghiệm khách hàng trên nền tảng di động nếu muốn thúc đẩy doanh số sales.

Xu hướng sales năm 2021 2
Trải nghiệm mua hàng trên điện thoại ngày càng phổ biến bởi tính tiện lợi

CRM giúp cải thiện sales

Phần mềm CRM chính là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý mối quan hệ khách hàng. Giờ đây, bạn sẽ không cần ghi lại các cuộc trò chuyện với khách hàng; không còn phải theo dõi email theo cách thủ công hay nhập tay vào các bảng tính; không cần tính toán các tỷ lệ chuyển đổi; không còn mơ hồ về tình trạng công việc của mỗi nhân viên sales, v.v. Tất cả đều được hỗ trợ thông qua phần mềm CRM. Từ đó giúp bạn dễ dàng quản lý hoạt động sales, xây dựng chiến dịch tiếp thị phù hợp và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất

Nắm rõ những xu hướng sales 2021 giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất và lên kế hoạch hành động phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.

 Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM 30 NGÀY