Tác dụng của phần mềm quản lý bán hàng trong chuyển đổi số

Trong thời đại công nghệ 4.0, xu hướng chuyển đổi số đã gõ cửa từng doanh nghiệp, từng ngành nghề. Chậm chân trong cuộc đua ứng dụng công nghệ mới có thể khiến doanh nghiệp B2B, B2C mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chần chừ trong việc ứng dụng các giải pháp phần mềm vào hoạt động quản lý. Hôm nay hãy cùng Getfly tìm hiểu những lý do doanh nghiệp nên cân nhắc ứng dụng giải pháp quản lý bán hàng trong hành trình chuyển đổi số.

1. Theo dõi cập nhật tình hình bán hàng mọi lúc, mọi nơi

Các phương pháp quản lý bán hàng theo hình thức phổ thông thường khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình hình tại các cửa hàng bán lẻ hay các điểm bán khác nhau. Tuy nhiên với các phần mềm quản lý bán hàng, ban lãnh đạo có thể giám sát, theo dõi từng cửa hàng cũng như đội ngũ nhân viên ở nhiều địa điểm khác nhau qua hệ thống phần mềm thông minh.

Các dữ liệu về doanh thu, số lượng hàng bán ra, hàng tồn kho, doanh số, công nợ,… sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực và hiển thị trên nền tảng ứng dụng. Nhờ vậy, nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế, từ đó đưa ra các biện pháp nhập – xuất hàng phù hợp. Thông qua số liệu nhà quản lý có thể xác định đâu là điểm bán hàng trọng tâm, mặt hàng bán chạy tại các cửa hàng, từ đó có chiến lược điều chỉnh và đầu tư đúng nhất.

tac-dung-cua-phan-mem-quan-ly-ban-hang-trong-chuyen-doi-so-2
Quản lý đội ngũ bán hàng, tình hình kinh doanh mọi lúc, mọi nơi

2. Xác định nguồn khách hàng tiềm năng

Một trong những lợi ích to lớn của phần mềm quản lý bán hàng chính là lưu trữ, phân tích dữ liệu khách hàng tiềm năng một cách khoa học và thông minh. Phần mềm giúp nhà quản lý tính toán tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thông qua tiếp thị qua điện thoại, chạy quảng cáo Google, SEO,… Căn cứ vào các chỉ số đo lường được nhà quản lý có thể phân bổ hiệu quả nguồn lực và ngân sách truyền thông cho các kênh thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Nhờ vậy các doanh nghiệp có thể cắt giảm ngân sách sẽ phải chi tiêu cho các khách hàng tiềm năng không đủ điều kiện và tập trung hơn cho các khách hàng tiềm năng có tỷ lệ chốt đơn cao hơn.

Theo báo cáo của Salesforce: “39% các công ty sử dụng nền tảng phần mềm CRM mang lại lợi thế cạnh tranh cao hơn bằng cách tăng 44% số lượng khách hàng tiềm năng, 37% doanh thu bán hàng, tăng 45% tỷ lệ giữ chân khách hàng”

3. Hỗ trợ hoạt động bán hàng

Tác dụng của phần mềm quản lý bán hàng chính là hỗ trợ nhân viên sale, nhất là các nhân viên thị trường. Nhờ sử dụng một nền tảng phần mềm duy nhất, các nhân viên bán hàng có thể truy xuất, tìm kiếm thông tin sản phẩm, thêm mới đơn hàng mọi lúc, mọi nơi bằng các thiết bị kết nối internet. Qua đó rút ngắn thời gian chốt đơn bán hàng chỉ còn 50% so với các quy trình truyền thống. Các phần mềm bán hàng còn được tích hợp tính năng tự động gợi ý đơn hàng theo lượng tiêu thụ, sức bán của các cửa hàng dựa trên dữ liệu về hàng tồn kho và lịch sử bán hàng.

4. Kiểm soát tồn kho

Một trong những hạn chế của hình thức quản lý bán hàng theo hình thức truyền thống chính là khó có thể kiểm soát lượng hàng hóa trong kho hàng. Đối với phần mềm quản lý bán hàng các dữ liệu về số lượng hàng tồn trong kho sẽ được hiển thị chi tiết tại từng điểm bán hàng theo thời gian thực tế. Từ các dữ liệu này nhà quản lý có thể nắm bắt và kiểm soát lượng hàng tồn trong kho. Doanh nghiệp có thể đưa ra các điều chỉnh nhập thêm hàng nếu lượng hàng tồn kho thấp hoặc áp dụng các chương trình giảm giá nhằm bán các sản phẩm có lượng tồn kho cao.

5. Cải thiện khả năng quản lý

Không thể phủ nhận công dụng và lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng trong việc cải thiện và nâng cao hiệu suất quản lý cho ban lãnh đạo. So với việc quản lý qua nhiều khâu, nhiều cấp bậc như hình thức truyền thống, khi sử dụng công cụ phần mềm, ban lãnh đạo có thể nắm bắt và quản lý quy trình bán hàng mọi lúc, mọi nơi. Nhà quản lý có thể theo dõi, giám sát và nắm bắt tình hình bán hàng của doanh nghiệp thông qua việc truy cập và đánh giá các dữ liệu từ hệ thống. Nhờ vậy, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định ngay kịp thời mà không mất nhiều thời gian hay phải xem xét các báo cáo văn bản như trước đây.

6. Xử lý lượng dữ liệu lớn

Đối với các cửa hàng nhỏ việc quản lý thông qua hình thức sổ sách, văn bản hay trang tính Excel có thể hỗ trợ tốt với chi phí thấp. Tuy nhiên khi quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, các công cụ mang tính vật lý này không thể phát huy hết hiệu suất, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với các doanh nghiệp có đến hàng ngàn mã hàng hóa hay hàng trăm khách hàng việc sử dụng Excel sẽ mang đến nhiều phiền toái và bất cập. Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng được xem là bài toán thông minh và phù hợp nhất cho các doanh nghiệp vào lúc này.

tac-dung-cua-phan-mem-quan-ly-ban-hang-trong-chuyen-doi-so-1
Xử lý khoa học, hiệu quả khối lượng dữ liệu lớn

7. Hệ thống báo cáo chuyên nghiệp

Một trong những tác dụng của phần mềm quản lý bán hàng so với phương thức truyền thống chính là hệ thống báo cáo chuyên nghiệp và tiện lợi. Thay vì phải thực hiện các báo cáo văn bản tốn nhiều thời gian, nhà quản lý và nhân viên có thể nắm bắt tình hình bán hàng thông qua các báo cáo tự động được cập nhật liên tục trên phần mềm. Thống kê bán hàng theo khu vực/ theo nhóm bán hàng/ theo sản phẩm. Cũng như báo cáo xuất/nhập tồn chi tiết, báo cáo tổng hợp công nợ theo khách hàng.tin về sản phẩm, đã bán được bao nhiêu, còn tồn bao nhiêu,… trong cửa hàng và kho hàng.

Trên đây là lợi ích phần mềm quản lý bán hàng trong hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Công cụ này chính là cánh tay phải đắc lực giúp các doanh nghiệp vận hành êm ái và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ đem đến cho doanh nghiệp sự lựa chọn và định hướng đúng đắn các giải pháp phần mềm phù hợp với doanh nghiệp.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Getfly. Mọi chia sẻ và thắc mắc của bạn hãy gửi cho chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí nhé!