Mục tiêu của Content Marketing năm 2017

Getfly CRM Quá trình triển khai Content Marketing (Marketing Nội dung) cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên Internet.

Bằng cách tạo ra những Blog, bài viết, tài liệu chuyên sâu và ebooks mang tính nhất quán, các doanh nghiệp đang tự định vị mình như một chuyên gia trong ngành, và điều đó khiến bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.

Một kế hoạch Content thường bao gồm 8 mục tiêu chính, và những mục tiêu này sẽ là chìa khóa dẫn bạn đến những mục tiêu Marketing khác, bao gồm:

1. Nhận thức thương hiệu

“Thương hiệu cũng quan trọng như danh tiếng của con người vậy. Bạn càng cố gắng làm những công việc khó khăn, danh tiếng của bạn sẽ càng cao” — Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon.com

Mục tiêu đầu tiên của một kế hoạch Content Marketing là nâng cao sự nhận diện thương hiệu. Dù bạn có cố gắng Marketing đến mấy mà khách hàng không biết bạn là ai, họ vẫn sẽ tìm đến các đối thủ cạnh tranh của bạn. Đó là lí do vì sao doanh nghiệp cần dùng Content Marketing để phát triển thương hiệu kinh doanh của mình.

Hãy bắt đầu bằng cách xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng. Những hiểu biết về người mua có thể giúp bạn sáng tạo nội dung dễ dàng hơn. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ biết đến bạn nhiều hơn nếu bạn viết 2 đến 3 bài đăng Blog một tuần; để lại ý kiến trên các Blog cùng ngành; xuất bản những tài liệu chuyên sâu về thành tựu ngành; đăng tải các e-book miễn phí và sử dụng các phương pháp tiếp cận khách hàng phù hợp.

2. Chuyển đổi thành Lead

Câu kêu gọi hành động (CTAs – Call to actions) giúp các e-book có tỉ lệ nhấp chuột cao hơn gấp 2 lần so với tỉ lệ mở các email giới thiệu hội thảo trực tuyến (Webinar) – Theo HubSpot

Khi Website đã có người đọc, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm cách khiến họ tải về các White Paper (tài liệu chuyên sâu) và các e-book chuyên ngành. Hãy tạo ra các nội dung hấp dẫn và hữu ích. Bạn cũng cần có những mô tả ngắn gọn, nhưng đầy đủ và có chi tiết kĩ thuật trên các trang sản phẩm.

Thông thường, người đọc chỉ dừng khoảng vài giây trong một trang sản phẩm, vì vậy nếu muốn thu hút sự chú ý của họ, bạn cần phải chèn các động từ hành động, sử dụng đồ họa và màu sắc gây ấn tượng để khiến CTAs bắt mắt hơn, sau đó nhanh chóng tranh thủ sự chú ý của người đọc để khuyến khích họ tải về một e-Book hoặc điền vào các mẫu đơn để lại thông tin.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng Lead

Những doanh nghiệp chú trọng chương trình Lead Nurturing (chương trình nuôi dưỡng và chăm sóc Lead) tạo ra số Lead gấp đôi với chi phí ít hơn tới 33% so với các doanh nghiệp thông thường – Theo Forrester Research

Một khi đã có thông tin liên lạc các khách hàng để lại, bạn có thể bắt đầu quá trình Lead Nurturing bằng cách gửi cho họ các bản tin định kì, những mẩu tin ngắn và những ưu đãi đặc biệt qua email. Mục tiêu cuối cùng của quá trình này là chuyển đổi khách ghé thăm Website thành khách hàng thực sự. Để làm được điều này, bạn cần đảm bảo các thông điệp Marketing hiện hành phù hợp với khách hàng và giai đoạn trong chu trình mua hàng của họ.

Hãy xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng để biết chính xác tần suất mua hàng của họ là bao lâu, họ có mua hàng ngay lập tức hay chưa, bạn có cần thực hiện những nghiên cứu sâu rộng hơn hoặc kéo dài chu kì bán hàng hay không…

4. Chuyển đổi Lead thành khách hàng

Nếu nội dung là vua, vậy sự chuyển đổi chính là nữ hoàng — John Munsell

Nếu chú ý vào các dữ liệu đang có, bạn sẽ nhận thấy mua hàng là một quy trình có quy luật. Mặc dù đôi khi bạn sẽ may mắn có được đơn hàng sau khi khách hàng ghé qua một hoặc hai trang sản phẩm, nhưng trong phần lớn trường hợp còn lại, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin ở nhiều nguồn khác, đọc các bản đánh giá, các thông số sản phẩm, kiểm tra các chương trình hậu mãi v.v… trước khi quyết định mua hàng. Và chỉ khi họ nhấn nút “Mua” bạn mới có thể bán hàng thành công.

Xin chúc mừng! Bạn đã chuyển đổi thành công khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Nhưng hãy nhớ, công việc của bạn vẫn chưa dừng ở đây!

5. Dịch vụ khách hàng

“Ba trong số bốn người tiêu dùng cho biết họ mua nhiều hơn ở những doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng chu đáo” – Khảo sát của American Express năm 2012

Dịch vụ khách hàng tốt sẽ khiến khách hàng tìm đến doanh nghiệp. Bán hàng không phải là tất cả trong Inbound. Nếu bạn thật sự đang cố gắng trở thành một nhà Content Marketing xuất sắc và mong muốn thương hiệu của mình lan tỏa một cách mạnh mẽ, hãy đầu tư lâu dài vào dịch vụ khách hàng. Đó là tài sản vô giá giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình!

6. Mục tiêu của Content Marketing là xây dựng lòng trung thành

“Chỉ khiến khách hàng hài lòng thôi là chưa đủ. Lòng trung thành của khách hàng mới là tài sản vô giá” — Jeffrey Gitomer 

Khi một khách hàng không bao giờ mua hàng của các hãng khác và luôn ghé thăm Website của doanh nghiệp bạn để đặt hàng khi có nhu cầu, xin chúc mừng, bạn đang có một khách hàng cực kì trung thành. Những khách hàng này quyết định rằng giá cả không phải là nhân tố chính trong quyết định mua hàng của họ. Họ đã thấy được sự vượt trội trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng của bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ liên lạc với những khách hàng trung thành của mình bằng mọi cách. Hãy gửi cho họ ít nhất một email mỗi tháng, nhấn mạnh đến những sản phẩm mới phát hành hoặc đề cập đến những giải thưởng ngành mà doanh nghiệp của bạn đã đạt được.

7. Upsell

Mọi nhân viên McDonald đều hỏi mọi khách hàng của mình câu hỏi: “Bạn có muốn dùng thêm khoai tây chiên không?”

Khi người mua tiềm năng đã trở thành một khách hàng thực sự, bạn đang có rất nhiều cơ hội bán hàng. Một khách hàng đặt mua dòng sản phẩm chính của bạn cũng có thể sẽ quan tâm đến các thiết bị hỗ trợ hoặc việc trưng bày sản phẩm. Bạn đang sở hữu cơ hội bán thêm các sản phẩm đi kèm. Vậy nên hãy học hỏi từ McDonald và đừng bao giờ quên hỏi khách hàng xem họ có còn cần thêm gì khác không.

8. Những đại sứ thương hiệu  

Những đại sứ thương hiệu đôi khi biết về khách hàng mục tiêu của bạn còn rõ ràng hơn bạn, bởi vì chính họ cũng đã từng là khách hàng mục tiêu — Ben McConnell and Jackie Huba

Mục tiêu cuối cùng của quy trình nhận diện thương hiệu là tạo ra những đại sứ thương hiệu – những người sẽ lan truyền mạnh mẽ danh tiếng và sản phẩm của công ty mà không cần bất kì chi phí nào. Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một nhóm gồm những khách hàng thường xuyên chia sẻ thông tin tích cực về công ty hoặc sản phẩm của công ty bạn bạn thông qua Twitter, Google +, Facebook, Yelp hoặc một mạng xã hội bất kì. Họ chính là một nguồn đánh giá sản phẩm “sống” quý giá Nhưng bạn cũng cần thận trọng và chăm sóc thật cẩn thận những người lan truyền của mình, bởi họ cũng có nguy cơ trở thành những nhà phê bình sản phẩm nghiêm khắc nhất.

Khi bạn bắt đầu hoặc sửa đổi kế hoạch Content Marketing, hãy ghi nhớ những mục tiêu chính sẽ giúp bạn truyền bá thương hiệu của mình một cách rộng rãi. Doanh nghiệp của bạn đang cần hỗ trợ ở những mục tiêu nào? Hãy chia sẻ ngay với IMP trong phần bình luận phía dưới.

Nguồn: smartbugmedia

Tags: