Mục lục
Kỹ năng nhạy bén trong kinh doanh là điều không thể thiếu trong thời đại luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Là một chủ doanh nghiệp bạn chắc chắn cần phải rèn luyện được kỹ năng này để có thể nắm bắt các cơ hội chớp nhoáng và đem lại lợi ích “khổng lồ” về cho thương hiệu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách học hỏi và trau dồi kỹ năng này ngay dưới đây nhé!
Kỹ năng nhạy bén trong kinh doanh là gì?
Nhạy bén kinh doanh là khả năng hiểu và phân tích thông tin, tình hình và xu hướng trong môi trường kinh doanh để đưa ra quyết định thông minh và linh hoạt. Điều này bao gồm khả năng nhận biết các cơ hội mới, đánh giá rủi ro, đo lường hiệu quả và ứng dụng các chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Một doanh nhân nhạy bén sẽ có khả năng đọc hiểu và phân tích các thông tin thị trường, phân tích các mô hình kinh doanh, theo dõi xu hướng của ngành và đánh giá sự cạnh tranh. Họ cũng có khả năng dự đoán và định hình tương lai, tìm kiếm cơ hội mới và nắm bắt những thay đổi trong thị trường để tận dụng và tạo ra lợi ích kinh doanh.
Để trở thành một doanh nhân nhạy bén, cần có sự tỉnh táo, khả năng quan sát tốt, tư duy phản biện và khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục. Ngoài ra, việc tiếp tục học hỏi, nắm bắt xu hướng mới và tăng cường kỹ năng phân tích cũng là quan trọng để phát triển khả năng nhạy bén kinh doanh.
Tại sao phải nhạy bén trong kinh doanh nhất là khi khởi nghiệp
Nhạy bén trong kinh doanh, đặc biệt là khi khởi nghiệp, là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Có thể kể đến một số lợi ích sau:
- Phát hiện cơ hội nhanh chóng: Nhạy bén giúp bạn phát hiện các cơ hội kinh doanh mới và tiềm năng phát triển. Bạn có khả năng nhận ra rối loạn trong thị trường hoặc nhu cầu của khách hàng mà có thể tận dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Ứng biến với thay đổi: Môi trường kinh doanh luôn thay đổi nhanh chóng, và nhạy bén giúp bạn nhận ra và thích nghi với những thay đổi đó. Bạn có khả năng nhận biết và phản ứng đúng đắn để không bị thụt lùi và đảm bảo sự tiến bộ của doanh nghiệp.
- Đối phó với rủi ro: Khi khởi nghiệp, có nhiều rủi ro liên quan đến tài chính, thị trường và cạnh tranh. Bạn cần nhạy bén để nhận ra các rủi ro tiềm năng và phản ứng một cách thích hợp. Điều này giúp bạn tăng khả năng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu nguy cơ.
- Xác định đối tượng khách hàng: Nhạy bén giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng. Bạn có thể tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp, tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.
- Đa dạng hóa và mở rộng: Nhạy bén giúp bạn nhận ra các cơ hội phát triển mới và mở rộng lựa chọn kinh doanh. Bạn có thể điều chỉnh và mở rộng phạm vi hoạt động và sản phẩm/dịch vụ của mình để tận dụng tối đa tiềm năng doanh nghiệp.
Rèn luyện các kỹ năng giúp bạn nhạy bén trong kinh doanh
1. Tầm nhìn dài hạn và kỷ luật
Thay vì chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu trước mắt, bạn cần phải mở rộng tầm nhìn và xem xét những nguyện vọng lâu dài của công ty. Để rèn luyện kỹ năng nhạy bén trong kinh doanh, tầm nhìn dài hạn và kỷ luật đóng vai trò quan trọng.
Bạn có thể rèn luyện bằng các cách sau:
- Xác định tầm nhìn và mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp của bạn;
- Luôn cập nhật và nắm bắt xu hướng mới trong ngành kinh doanh của bạn;
- Sử dụng kỹ năng phân tích và đánh giá để hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh;
- Xác định ưu tiên công việc và tạo lịch trình làm việc rõ ràng;
- Luôn luôn học hỏi và cải thiện kỹ năng của bạn;
- Lắng nghe ý kiến của khách hàng, đối tác và nhân viên.
2. Quan sát và đánh giá
Để phát triển sự nhạy bén trong kinh doanh, bạn phải có khả năng phân tích và đánh giá một tình huống kinh doanh nhất định. Xác định được các yếu tố khác nhau đang diễn ra và hiểu mỗi yếu tố đóng góp như thế nào vào bức tranh tổng thể.
Ví dụ: Nếu phải đối mặt với tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thấp, phản ứng tức thời sẽ là giải quyết vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đến hoa hồng cá nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nghiên cứu sâu hơn và xem xét các nguyên nhân tiềm ẩn khác như tăng giá hoặc thay đổi sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp.
Ngoài ra, bạn cần đặt ra câu hỏi liệu có đúng khách hàng đang được nhắm mục tiêu hay không và liệu có bất kỳ thay đổi nào trong hồ sơ khách hàng hay không. Đánh giá kỹ lưỡng những tình huống này cho phép đề xuất các chiến lược phù hợp để thay đổi kịp thời nhất.
3. Học hỏi liên tục
Để nhạy bén trong kinh doanh, hãy luôn cập nhật và nắm bắt xu hướng mới, công nghệ mới và các thay đổi trong ngành. Đọc sách, tham gia khóa học, tham gia hội thảo và tìm kiếm kiến thức mới mỗi ngày.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Nâng cao kỹ năng quản lý của bạn trở nên xuất sắc”.
4. Kinh nghiệm
Kinh nghiệm chính là sự liên quan đến việc tiếp thu kiến thức từ mọi tương tác và chuyển những hiểu biết sâu sắc đó thành sự tiến bộ rõ ràng trong hành trình nghề nghiệp của bạn. Khi gặp thất bại, việc xác định nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm là điều cần thiết.
5. Tự tin và quyết đoán
Hãy tin vào khả năng của mình và đưa ra quyết định một cách quyết đoán. Sự tự tin và quyết đoán giúp bạn tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức một cách hiệu quả. Cơ hội đôi khi chỉ đến một lần và rất qua nhanh, vì vậy nếu không quyết đoán mà chần chừ thì bạn sẽ vuột mất.
Casestutdy về sự nhạy bén trong kinh doanh
Câu chuyện về anh Vũ Minh Trà (theo cafebiz), chủ ông chủ Babyhop và Shoptida về quê và bắt gặp kho hàng rộng 5000m2 ở khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh).
Lock&Lock đang triển khai mô hình F2C, giảm giá 50-60% cho nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó có nồi chiên không dầu. Giá niêm yết là 4.310.000 đ, nhưng giá khuyến mại là 2.155.000đ. Thành viên VIP chi tiêu trên 300 triệu đồng có thể nhận được với giá 2.000.000 đồng.
Sau khi tìm hiểu trên Google, Facebook thấy chưa có nhiều người bán và chủ yếu giá còn ở mức cao khoảng 3.500.000 đồng. Anh đã quyết định mua 30 nồi chiên không dầu mang về.
Phương thức tiếp cận: anh dùng điện thoại quay video, chạy quảng cáo Facebook bằng video. Hạn mức với 500.000 đồng/ngày với giá 2.490.000 đồng/sản phẩm, miễn phí vận chuyển.
Ship hàng:
- Anh bố trí một nhân viên đóng gói, một nhân viên chăm sóc khách hàng.
- 2-3 shipper quen mặt, trả phí 50.000 đồng/đơn hàng.
Sau 15 ngày, anh đa dạng các nội dung khác như những món ngon làm bằng nồi chiên không dầu, chạy quảng cáo tệp khách tương tác trước đó với hạn mức 200.000 đồng/đơn hàng. Nhờ vậy, các đơn hàng mới tiếp tục tăng.
Sau 20 ngày triển khai, nhân viên của anh gọi điện đến tất các khách hàng đầu tiên, xin phản hồi, gửi tin nhắn hướng dẫn làm các món ngon. Được quan tâm và chăm sóc tận tình, nhiều khách hàng giới thiệu cho bạn bè, doanh số bán hàng lại tăng thêm.
Tổng kết lại:
- Tổng doanh thu khoảng 3 tỷ đồng. Giá vốn 2,5 tỷ đồng.
- Anh không phải chi tiền vốn nhờ xoay vòng bằng thẻ tín dụng của vợ, sau đó tiền lãi cho bù vào tiền hàng.
- Về chi phí: chi phí quảng cáo 68 triệu đồng, chi phí vận chuyển 60 triệu đồng, cộng thêm một vài chi phí khác.
- Lợi nhuận thu về đạt 340 triệu đồng, không còn hàng tồn kho.
Có vô vàn những kiểu kinh doanh nhạy bén khác nhau thế nhưng tựu trung lại là bạn cần nắm bắt cơ hội mà thị trường đem tới. Điều quan trọng là bạn có khả năng thực hiện và có thể khai thác “miếng mồi” đó giống như anh Vũ Minh Trà trong câu chuyện kể trên.
Mong rằng với những kiến thức cung cấp về cách rèn luyện kỹ năng nhạy bén trong kinh doanh sẽ giúp bạn – các chủ doanh nghiệp/các startup nắm giữ được thời cuộc, nhanh chóng gặt hái được các thành công lớn. Hãy là người “thức thời”, hãy quyết đoán và tinh tế hơn! Rèn luyện kỹ năng này ngay hôm nay để bắt đầu nắm bắt các cơ hội kinh doanh không thể lường trước được đến với bạn!
Getfly – để khách hàng mua hàng trọn đời!