Mục lục
Đối với cách quản lý telesales truyền thống, chắc hẳn nhà quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong theo dõi, giám sát cũng như kiểm soát hiệu quả công việc của nhân viên. Sự phát triển của các nền tảng/công cụ công nghệ là một cách thúc đẩy giúp nhà quản lý nắm bắt công việc của nhân viên một cách dễ dàng cũng như tăng năng suất làm việc của nhân viên.
Ứng dụng CRM (phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng) không những cải thiện và nâng cao mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, đây còn là một nền tảng quản lý telemarketing crm thời công nghệ một cách thông minh – tiết kiệm – khoa học.
Những khó khăn trong quản lý telesales?
Với cách quản lý truyền thống, nhân viên telesales hay người quản lý gặp chồng chất khó khăn, giảm hiệu quả xử lý công việc, lãng phí thời gian và sụt giảm doanh thu.
Khó khăn đối với người quản lý:
- Không nắm rõ được telesales tư vấn/ trao đổi gì với khách hàng;
- Không kiểm soát số lượng cuộc gọi mỗi ngày của nhân viên: gọi thành công/thất bại, lý do thất bại: sai số, máy bận, không có nhu cầu…
- Khó nhận biết điểm yếu của từng nhân viên telesales trong tư vấn: tại sao không chốt được khách, gặp vấn đề tại khâu tư vấn nào…;
- Khó kiểm soát danh sách khách hàng mà nhân viên quản lý;
- Không kiểm soát được chất lượng data khách hàng, bỏ quên/ chăm sóc chồng chéo;
- Thông tin từ khách hàng đến người quản lý bị gián đoạn thông qua đối tượng trung gian là telesales: dễ bị lỡ thông tin, nhân viên nghỉ việc => mất khách;
- Không có tổng quan bao quát về khách hàng được tư vấn, chưa tư vấn, khách hàng sai đối tượng,…file danh sách khách hàng bị phân tán, thiếu đồng bộ;
- Khó khăn trong việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên.
Bài viết liên quan: “Điểm mặt những khó khăn khi quản lý telesales trong doanh nghiệp”
Khó khăn đối với nhân viên telesales:
- Telesales dễ dàng bỏ quên lịch gọi điện lại cho khách hàng;
- Danh sách khách hàng rời rạc, trùng lặp data do gặp khó khăn trong việc phân nhóm khách theo nhu cầu và tình trạng;
- Khó quản lý những khách hàng nào đã gọi điện, nhu cầu quan tâm là gì… Khiến việc cá nhân hóa khách hàng gặp trở ngại, không thể xác định rõ ràng chân dung của đối tượng mục tiêu,…
- Không biết cách phân bổ thời gian hợp lý đối với các khách hàng làm lịch hẹn khách trở nên chồng chéo hoặc quên ngày gặp gỡ;
- Dễ dàng bỏ lỡ cơ hội chốt sales;
- Không minh bạch trong cơ chế KPI.
Theo đó, với phần mềm CRM hỗ trợ nhà quản lý cải thiện hiệu quả công việc và giám sát đội telesales của mình hiệu quả. Cùng tìm hiểu telemarketing crm và những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp của bạn ngay dưới đây nhé!
CRM dành cho telesales là gì?
CRM (Customer Relationship Management) dành cho telesales là một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ và tối ưu hóa quá trình telesales. CRM dành cho telesales cung cấp các công cụ và tính năng giúp quản lý thông tin liên hệ, quản lý khách hàng, và tối ưu hóa quy trình telesales.
Telesales marketing được tích hợp với CRM chính là giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp của bạn. Lên kịch bản tiếp cận, chăm sóc rõ ràng, chi tiết và cá nhân hóa. Đo lường hiệu quả của từng cuộc hội thoại cho đối tượng mục tiêu. Loại bỏ các khó khăn ngoại cảnh và ngay trong nội bộ công ty.
Tại sao bạn lại bỏ lỡ cơ hội bán hàng của mình? Sử dụng phần mềm để tối ưu hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp của mình ngay hôm nay để thấy sự khác biệt. Cùng tìm hiểu lí do tại sao nên tích hợp tổng đài điện thoại vào CRM nhé!
Lợi ích của phần mềm CRM trong quản lý telesales
CRM là phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho doanh nghiệp. Đáp ứng là kho dữ liệu lưu trữ toàn bộ danh sách khách hàng trên 1 nền tảng duy nhất, CRM hỗ trợ nhà quản lý kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp xoay quanh yếu tố trọng yếu là “sự tương tác với khách hàng”.
Nhân viên telesales là đối tượng tiếp cận với khách hàng thông qua điện thoại, do đó, CRM phát triển tính năng có thể tích hợp với tổng đài điện thoại hỗ trợ nhà quản lý theo dõi và kiểm soát hiệu quả:
Với tính năng tích hợp tổng đài, CRM hỗ trợ nhà quản lý:
1. Kiểm soát số lượng và chất lượng cuộc gọi của nhân viên telesales:
- Thống kê các cuộc gọi đến/đi một cách chi tiết: ai là người nhận cuộc gọi thoại, xem thông tin trao đổi, lý do không gọi được…
- Ghi âm cuộc gọi
2. Dễ dàng phân quyền dữ liệu cho nhân viên khi sử dụng telemarketing crm
Giúp đảm bảo rằng mỗi nhân viên chỉ có quyền truy cập và làm việc với dữ liệu được cho phép (trong phạm vi phân quyền), đồng thời bảo vệ thông tin quan trọng của công ty.
3. Rà soát và nâng cao hiệu quả của nhân viên telesales
- Hiểu được những khó khăn từng nhân viên còn gặp phải trong tư vấn
- Lên kế hoạch đào tạo kỹ năng telesales thông qua đánh giá lịch sử cuộc gọi
4. Nắm bắt tổng quan dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp thông qua tiếp cận của telesales
- Nắm bắt thông tin và nhu cầu của khách hàng tư vấn trước đó tại lịch sử trao đổi của khách hàng
- Có cái nhìn toàn cảnh về chất lượng khách hàng tiềm năng: số cuộc gọi thành công, tỷ lệ chuyển đổi…
5. Cơ sở đánh giá về công việc và chất lượng làm việc của nhân viên
Hệ thống KPI cho phép người quản lý theo dõi tổng quan số lượng cuộc gọi, công việc của nhân viên hàng tháng, quý, năm. Theo đó đánh giá mức độ và hiệu quả làm việc của nhân viên, đề xuất tăng lương, thúc đẩy động lực làm việc một cách minh bạch, có cơ sở.
6. Nâng cao công việc và hiệu quả làm việc của nhân viên
Là nhà quản lý, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên cũng là 1 trong những nhiệm vụ chính.
Ứng dụng CRM là cách đầu tư hiệu quả giúp nhân viên nâng cao hiệu suất công việc của mình:
- Dễ dàng nắm bắt thông tin và nhu cầu của khách hàng
- Tra cứu khách hàng nhanh chóng/ khoa học
- Hỗ trợ ghi chú và lưu trữ trao đổi của khách hàng ngay tại chi tiết khách hàng
- Phân chia thời gian tư vấn hiệu quả cho từng nhóm đối tượng khách hàng
- Dự đoán khách hàng tiềm năng
- Tự nâng cao kỹ năng telesales bằng cách nghe và phân tích lịch sử cuộc gọi
- Gọi điện thoại trực tiếp trên hệ thống/điện thoại.
Các tính năng tích hợp tổng đài VOiP tích hợp với Getfly CRM
Có điều gì thuận lợi hơn khả năng tích hợp telemarketing CRM hỗ trợ việc sửa đổi thông tin khách hàng được yêu cầu và truy cập thông tin khách hàng trực tiếp thông qua phần mềm CRM không? Đây chính xác là lý do tại sao việc tích hợp CRM với tổng đài điện thoại là rất quan trọng.
Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả của việc tích hợp telemarketing CRM. Điều đó giúp bạn liên hệ nhanh chóng, lên kịch bản chăm sóc cá nhân hóa, truy cập và tìm kiếm thông tin khách hàng hiệu quả,… Tăng cơ hội bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi, daonh số bán hàng cũng vì thế mà được cải thiện:
Các tính năng của việc tích hợp tổng đài VOiP với Getfly CRM:
- Click To Call trực tiếp ngay trên phần mềm.
- Thực hiện nghe gọi trên nhiều thiết bị: Điện thoại bàn, Smartphone, nghe trực tiếp trên phần mềm…
- Dễ dàng quản lý các cuộc gọi hiệu quả với tổng đài IP.
- Pop up và định danh khách hàng ngay khi có cuộc gọi đến.
- Thống kê báo cáo telesale (gọi đến, gọi đi, gọi lỡ…) theo thời gian, người phụ trách… chi tiết, đầy đủ. Kết hợp với việc thiết lập và đưa các chỉ số cuộc gọi vào trong KPI giám sát nhân viên.
- Ghi âm cuộc gọi nhằm đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Hiển thị chi tiết thông tin khách hàng trên phần mềm CRM khi có cuộc gọi đến, xem lịch sử giao dịch khách hàng.
- Gọi nội bộ giữa các nhân viên/ tổng đài viên miễn phí. Phân quyền gọi cho từng nhân viên một cách dễ dàng.
Tất cả các tính năng trên đã tích hợp trên cả phiên bản máy tính và điện thoại. Bạn đừng chần chờ gì nữa mà không tìm hiểu phương thức quản lý telemarketing crm hiệu quả ngay hôm nay!
Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM
Getfly CRM – Để khách hàng mua trọn đời!
Tags: CRM, telemarketing crm