Mục lục
Mâu thuẫn trong doanh nghiệp dù ở cấp độ nhân viên hay giữa các phòng ban đề là vấn đề mà người quản lý phải thường xuyên đối mặt cũng như “đau đầu” tìm ra hướng giải quyết.
Nếu không được giải quyết kịp thời và giảng hòa ổn thỏa, những mâu thuẫn này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, công việc cũng như môi trường làm việc chung, trong trường hợp xấu nhất sẽ chuyển thành xung đột với tính chất nghiêm trọng hơn.
Vậy làm thế nào để xử lý mâu thuẫn trong doanh nghiệp hiệu quả? Cùng tham khảo ngay tại bài viết sau!
Xác định loại mẫu thuẫn giữa nhân viên
Trước tiên, nhà quản lý cần có một cuộc gặp gỡ với từng bên nảy sinh mâu thuẫn để xác định vấn đề là gì. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn để giải bày sẽ cần thiết vào lúc này để nhà quản lý có thể hiểu rõ, đồng thời tìm ra “nhân tố” chính dẫn đến sự việc. Hãy thực hiện việc này một cách nhanh chóng để vấn đề không trầm trọng và mất kiểm soát.
Biết lắng nghe
Nhà quản lý và lãnh đạo cần biết lắng nghe những lý lẽ từ nhân viên của mình. Trong môi trường doanh nghiệp ở Việt Nam, nhiều nhà quản lý vẫn cho rằng “sếp luôn luôn đúng”. Điều này dễ dàng dẫn đến những bức bối khó giải tỏa trong lòng cấp dưới.
Lâu ngày, khi người nhân viên cảm thấy họ không được lắng nghe trong tất cả các trường hợp mâu thuẫn với cấp trên, thì dễ này sinh chán nản, ảnh hưởng không tốt đến năng suất sáng tạo, tự chủ của nhân viên. Vì lúc này, nhân viên tin rằng mình không còn nhận được sự động viên, hỗ trợ xây dựng của cấp trên nữa.
Hãy luôn đặt vị trí của mình là một đồng nghiệp của nhân viên, để lắng nghe xem : vì sao quan điểm của họ lại khác ta? Tách bạch mối quan hệ cá nhân và vị thế trong công việc sẽ giúp nhà lãnh đạo sáng suốt hơn khi giải quyết những mâu thuẫn với người dưới quyền.
Biết thấu hiểu
Sau khi lắng nghe những ý kiến, những chia sẻ của nhân viên – dù là dưới hình thức tranh luận đi nữa – thì nhà lãnh đạo nên tìm cách phân tích bản chất của mâu thuẫn này, để hiểu đó là loại mâu thuẫn xây dựng hay mâu thuẫn xung động quyền lợi cá nhân.
Nhà lãnh đạo nên chủ động tìm hiểu những nguyên nhân từ phía nhân viên, đặt những câu hỏi như nguyên nhân từ đâu anh ta/cô ta hành động như vậy? Điều anh ta/cô ta mong muốn sau việc đối đầu với mình là gì?
Kết quả của việc hình thành mâu thuẫn này có lợi cho doanh nghiệp hay không?… Đừng ngần ngại chấp nhận những ý kiến mang tính chất cách mạng để thay đổi cục diện vấn đề tốt đẹp hơn của nhân viên, đơn giản là vì không phải lúc nào “sếp” cũng đúng!
Đưa ra giải pháp để 2 bên tiến tới thỏa thuận
Nếu sự việc chỉ là một hiểu lầm nhỏ nghiêng về tình cảm cá nhân hơn, nhà quản lý nên đưa những người có liên quan vào một cuộc nói chuyện thẳng thắn và mọi mâu thuẫn sẽ hóa giải khi họ được bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.
Hãy trở thành người lắng nghe trong tình huống này để góp ý và đưa những lời khuyên chân thành của một người lãnh đạo dành cho nhân viên của mình. Nhờ đó, nhà quản lý không chỉ giải quyết được vấn đề mà còn ghi dấu ấn, tạo sự ngưỡng mộ trong lòng nhân viên.
Đảm bảo thực thi những giải pháp
Có thể 2 nhân viên mâu thuẫn sẽ chỉ chấp nhận thỏa thuận khi có mặt nhà quản lý và quay ngoắt 180 độ khi cấp trên vắng mặt. Do đó, các nhà quản lý cần phải lên kế hoạch chi tiết, phân công rõ ràng, thời gian biểu cụ thể, giám sát và đánh giá kết quả cho sự thực thi này.
Hãy đảm bảo rằng, các bên có liên quan đều thực hiện một cách tự nguyện và cảm nhận được sự tôn trọng của đối phương dành cho mình.
Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả
Tags: mâu thuẫn