Lấy lòng sếp là một chiến thuật ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp, thậm chí có thể giúp bạn tăng lương hay thăng chức.
Một nghiên cứu năm 2014 với sự tham gia của các nhân viên văn phòng đã chỉ ra, mối quan hệ hạn chế giữa nhân viên và người quản lý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc. Nhân viên bất mãn không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động và doanh thu chung của công ty mà còn tạo ra môi trường làm việc khó chịu cho các thành viên khác trong nhóm.
Lấy lòng sếp sao cho khéo léo
Theo diễn giả Chantal Wynter, khi làm việc, nhân viên có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để lấy cảm tình và sự tôn trọng của cấp trên cũng như tăng cường mối quan hệ giúp công việc phát triển tốt. Nên nhớ: “Ông chủ sẽ là người đầu tư vào thành công và cũng sẽ là người bảo trợ của bạn”. Nếu cảm thấy sếp có vẻ không vừa lòng với mình, bạn nên dành thời gian để thay đổi một số hành vi của bản thân.
Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia nghề nghiệp về cách lấy lòng sếp:
Trở thành người thân cận nhất của sếp
Những người quản lý luôn muốn biết, họ có những nhân viên đáng tin cậy, hoàn thành công việc không chút do dự. Vì vậy, bạn cần phải chứng minh sự thống nhất trong công việc để gây ấn tượng với sếp. Qua thời gian, sếp sẽ có cảm tình với bạn vì họ biết, có thể tin cậy nhân viên.
Sẵn lòng giúp đỡ cấp trên khi được yêu cầu, thậm chí trước khi được yêu cầu, sẽ khiến sếp có cảm giác sở hữu và có thể giúp bạn tăng lương hoặc các phúc lợi khác thường xuyên hơn.
Gửi cho sếp các ghi chú hàng tuần
Việc gửi ghi chú hàng tuần giúp người quản lý bám sát các công việc quan trọng thực sự là ý tưởng khôn ngoan của nhân viên.
Theo Barry Maher – một nhà tư vấn, tác giả và diễn giả, việc cho cấp trên biết nhân viên đang làm gì hàng tuần không chỉ cho họ thấy, bạn hoàn thành tốt công việc mà còn giúp bạn có những lời khuyên, lời phản hồi tốt từ họ.
Tận dụng sự sáng tạo
Nếu muốn cấp trên yêu thích, bạn hãy sử dụng sự sáng tạo để giải quyết. Brittany King – nhà chiến lược nghề nghiệp và chủ sở hữu công ty My Career tại Gear, một công ty ảo giúp mọi người tìm kiếm việc làm yêu thích – cho biết: “Khi một nhân viên dùng sáng tạo để xóa bỏ hiềm khích với sếp, tức là họ đã biết cách đặt mình vào sự ân sủng tốt của cấp trên. Họ không chỉ đơn giản được quý mến mà còn tạo ra những giá trị cụ thể cho sếp và toàn thể tổ chức”.
Hãy lắng nghe kỹ khi sếp đề cập đến một vấn đề nào đó và cố gắng đưa ra những giải pháp cụ thể.
Có thái độ tích cực
Một nhân viên luôn luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng bi quan có thể là người chán nản trong công việc và cấp trên cũng sẽ nhận thấy điều đó. “Là một người quản lý, không gì tồi tê hơn khi phải làm việc với một người tiêu cực. Những người này sẽ làm giảm năng lực của cả đội”, diễn giả Wynter nói.
Nhà nghiên cứu khuyên nhân viên nên tập trung năng lượng để xây dựng hoạt động nhóm bằng cách mỉm cười và đưa ra lời khen ngợi cho các đồng nghiệp.
Khen ngợi cấp trên
Người quản lý cũng cảm kích trước những lời khen ngợi giống như bất cứ ai. Chúng ta đều mong đợi các thông tin phản hồi về hiệu suất làm việc từ cấp trên nhưng nhiều người lại không làm điều ngược lại với người quản lý. Nếu sếp hoàn thành một bài thuyết trình tốt đẹp tại cuộc họp, hãy nói với anh ta.
Khen ngợi đặc biệt phù hợp với những người lãnh đạo vì họ thường nghe nhiều chỉ trích và khiếu nại từ nhân viên. Vì vậy, khi cấp trên làm điều gì đó đáng ghi nhận, hãy là người đầu tiên đề cập đến.
Đối xử với sếp như khách hàng
Theo Gregory Serrien – chuyên gia nghề nghiệp, tư vấn kinh doanh – có thể ghi điểm đơn giản bằng cách đối xử với cấp trên như khách hàng.
“Hãy cho họ những gì họ cần và muốn theo cách họ yêu cầu, cộng thêm một chút khéo léo. Làm việc để khiến cuộc sống dễ dàng hơn và cấp trên sẽ đền đáp lại xứng đáng cho bạn. Vì họ thích những gì bạn đang làm. Những người quản lý sẽ nói với tất cả các đồng nghiệp hay các ông chủ khác và ông chủ của họ, bạn làm việc tuyệt vời như thế nào” – Gregory chia sẻ.
Theo Cafebiz.vn
Tags: chiến lược Content Marketing, lấy lòng sếp, thăng tiến sự nghiệp