Mục lục
Một quy trình bán hàng là một khuôn mẫu để đạt được các mục tiêu bán hàng và nhân rộng mức hiệu suất mong muốn của các đại diện bán hàng. Doanh nghiệp có quy trình bán hàng đầy đủ và chi tiết sẽ đảm bảo được sự đồng bộ và hiệu quả của mỗi nhân viên cũng như toàn bộ phận bán hàng, từ đó góp phần thúc đẩy gia tăng doanh số. Việc áp dụng một quy trình cấu trúc bán hàng tốt sẽ dẫn đến tạo ra hiệu quả và chuẩn hóa cho quy trình bán hàng của doanh nghiệp.
Hãy cùng bài viết tìm hiểu các yếu tố giúp cải thiện quy trình bán hàng lỗi thời của doanh nghiệp!
Cân nhắc về kênh quản lý quy trình bán hàng
Bước đầu tiên để tối ưu quy trình bán hàng là có một phần mềm giúp lưu trữ lại tất cả những tài liệu về khách hàng tiềm năng. Với phần mềm như vậy, đội ngũ bán hàng có thể ghi lại lịch sử làm việc với khách hàng tiềm năng hay lưu giữ những mẫu email, cuộc gọi để tiếp cận khách hàng và cách thức chuyển đổi họ thành doanh số hiệu quả.
Ngoài ra, việc quản lý quy trình bán hàng còn giúp bạn trả lời những câu hỏi như: có bao nhiêu bước trong quy trình bán hàng của bạn? Các bước như thế nào? Và mục đích của các bước là gì? Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này, việc cải thiện quy trình cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng sơ đồ chuỗi giá trị – đây là một phương pháp mô tả quy trình vận hành bán hàng của bạn. Có thể hiểu phương pháp này như là cách bạn vẽ ra quá trình bán hàng với các công đoạn theo thứ tự và mối liên kết giữa các công đoạn ấy. Cách thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, toàn diện về cả quy trình. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá để loại bỏ khâu thừa thãi, rườm rã và xác định được những cơ hội tiềm năng để tập trung đẩy mạnh phát triển.
Review lại đội ngũ bán hàng
Cấu trúc bán hàng gồm một chuỗi các hoạt động gồm các mốc quan trọng trong bán hàng. Mỗi giai đoạn bao gồm các nhiệm vụ mà nhân viên bán hàng sẽ tuân thủ để thúc đẩy khách hàng tiềm năng đi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Bước đầu, nhà quản trị cần nắm được những gì đội ngũ bán hàng của bạn đang thực hiện để biến một khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. Hãy đặt ra câu hỏi để biết nhân viên bán hàng đó kết nối với khách hàng tiềm năng thế nào, trước khi chốt giao dịch họ phải làm gì?
Việc review lại đội ngũ bán hàng giúp cho nhà quản lý bán hàng tìm được ngôn ngữ bán hàng chung, chiến lược và kỹ thuật của họ để hoạch định một kế hoạch tối ưu nhất và hệ thống hóa cho những nhân viên khác.
Xây dựng KPI
Chỉ số đo lường hiệu quả công việc (Key Performance Indicator – KPI) là những chỉ số giúp bạn đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Các mục tiêu cụ thể ấy chính là những con số làm cơ sở để cải tiến quy trình bán hàng. Bạn cần thiết lập KPI cho từng bước trong phễu bán hàng và đo lường tỉ lệ chuyển đổi giữa các giai đoạn theo thời gian để có những phân tích, tổng hợp chính xác nhất.
Khi xây dựng KPI, hãy đảm bảo nó phù hợp với thực tế và tính toán trước những biến đổi, rủi ro có thể xảy ra để linh hoạt thay đổi KPI cho thích hợp hơn trong quá trình thực hiện.
Tự động hóa quy trình bán hàng
Bước tiếp theo trong hành trình tối ưu hóa quy trình bán hàng của bạn là có được các công cụ phù hợp. Cụ thể hơn, bạn sẽ cần một hệ thống CRM hoặc một hệ thống ERP có chức năng CRM.
Một hệ thống CRM có thể làm cho đội ngũ bán hàng của bạn làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ: Hệ thống CRM có thể theo dõi ai đang phản hồi những bài quảng cáo của bạn và giúp bạn xác định được đối tượng có thể trở thành khách hàng. Bạn cũng có thể tìm hiểu về những người quan tâm qua bức tranh chân dung toàn diện về thông tin cá nhân, sở thích… được tổng hợp tại hệ thống CRM. Từ đó sử dụng nguồn thông tin này để chọn lọc, ưu tiên tiếp cận đối với những khách hàng tiềm năng.
Hệ thống CRM đặt tất cả dữ liệu của bạn ở một nơi và giúp các thành viên trong đội bán hàng dễ dàng chia sẻ, đồng bộ thông tin. Việc này đảm bảo sự liên kết trong tổ chức – điều rất quan trọng đối với chuyển đổi công nghệ trong kinh doanh.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Thông thường, nhà quản lý bán hàng sẽ đẩy khách hàng quá nhanh vào các giai đoạn tiếp theo của quy trình bán hàng mà quên mất rằng khách hàng chưa sẵn sàng.
Điều này không chỉ làm hỏng mối quan hệ mà còn phá vỡ quy tắc. Một quy trình bán hàng được xây dựng chặt chẽ tập trung vào khách hàng đã bị phá vỡ và trở nên lộn xộn, vô hình chung nó sẽ khiến trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên không tốt và giảm tỷ lệ chốt đơn hàng.
Việc xác định một quy trình bán hàng chặt chẽ sẽ giúp nhà quản trị triển khai hoạt động bán hàng hiệu quả, đưa ra được quyết định đúng đắn cho điều gì có thể hoặc không thực hiện. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn có thể áp dụng và cải thiển quy trình bán hàng hiện tại trong doanh nghiệp để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả