Mục lục
Bán hàng là một công việc không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu đúng về bán hàng cũng như tất cả công việc của nó? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu.
Bán hàng là gì?
Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán. Một nhân viên bán hàng có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty.
Bộ phận bán hàng là yếu tố tác động trực tiếp đến doanh thu của công ty vì vậy một nhân viên bán hàng giỏi sẽ luôn là đối tượng được các doanh nghiệp, tổ chức săn đón. So với những ngành khác, nghề bán hàng là một công việc được tuyển dụng phổ biến. Điều đó đồng nghĩa với sức cạnh tranh lớn, đòi hỏi một nhân viên bán hàng phải liên tục trang bị kiến thức, trau dồi kỹ năng, cập nhật xu thế.
Các công việc trong bán hàng
Tìm kiếm khách hàng
Đây chính là bước đầu tiên để nhân viên bán hàng tiếp cận được với khách hàng. Họ cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai và kết quả là danh sách khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, đây là công việc chính của bộ phận Marketing tuy nhiên nếu nhân viên bán hàng tự tìm được khách hàng thì phần trăm hoa hồng sẽ nhận được cao hơn. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng, từ đó không mất nhiều thời gian chăm sóc cũng như tỷ lệ chốt sale cao hơn.
Đối với nhiều công ty không có bộ phận Marketing thì chính những nhân viên bán hàng sẽ là người phụ trách chính công việc tìm kiếm khách hàng. Kết quả của công cuộc tìm kiếm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bạn. Các nguồn tìm kiếm khách hàng chủ yếu: qua mạng lưới quen biết, qua internet, qua các sự kiện hội thảo, qua website hay các kênh mạng xã hội của công ty, v.v.
Tư vấn và bán hàng
Hoạt động quan trọng nhất đối với nhân viên bán hàng đó chính là tư vấn và bán hàng. Để thực hiện tốt giai đoạn này bạn cần có sự chuẩn bị. Tìm hiểu và nắm chắc lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ, chính sách bán hàng của công ty để có thể tư vấn phương án phù hợp với khách hàng. Nếu trong quá trình tư vấn mà chính bạn cũng không hiểu rõ thông tin của sản phẩm, khách hàng dễ dàng cảm thấy không tin tưởng và đánh giá bạn là một nhân viên bán hàng thiếu trình độ.
Trong giai đoạn này, bạn cần tiếp cận với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm cũng như thuyết phục mua hàng. Nhân viên bán hàng có thể thực hiện thông qua gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp. Bạn nên gọi điện để tìm hiểu nhu cầu khách hàng trước rồi hẹn gặp trực tiếp một khi khách hàng mong muốn tìm hiểu. Đó thường là cách tiếp cận hiệu quả nhất cho nhân viên bán hàng. Để gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng điều quan trọng là bạn phải biết lắng nghe, thấu hiểu đúng nhu cầu của khách hàng để từ đó đề ra giải pháp giúp khắc phục khó khăn của họ. Tùy theo năng lực nhân viên, kỹ năng đàm phán của từng nhân viên bán hàng mà bạn có cơ hội để thực hiện up-selling, cross-selling, v.v. và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Nếu bạn gọi điện để giới thiệu sản phẩm, bạn cần chú ý đến tông giọng, cách phát âm, ngữ điệu, v.v. – tất cả làm nên ấn tượng ban đầu cho người nghe và quyết định lớn đến thành công của cuộc nói chuyện. Với mỗi khách hàng có một đặc điểm, nhu cầu khác nhau thì bạn cần chuẩn bị những kịch bản nói chuyện riêng, phù hợp với từng đối tượng. Một khi hẹn gặp trực tiếp, nhân viên bán hàng cần chú ý tác phong, trang phục và tận dụng ngôn ngữ cơ thể để gây ấn tượng ngay từ lúc bắt đầu.
Giải đáp thắc mắc
Nhân viên bán hàng sẽ là người đồng hành, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong suốt quá trình mua. Khách hàng sẽ có không ít những câu hỏi hoặc vấn đề gặp phải. Bạn nên nhẹ nhàng tiếp nhận ý kiến và nhanh chóng đưa ra phản hồi. Xây dựng niềm tin chính là yếu tố quan trọng quyết định họ có trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Thậm chí khi khách hàng đã được chuyển giao sang bộ phận chăm sóc khách hàng một khi chốt đơn, bạn cũng cần duy trì mối quan hệ và cập nhật tình hình sử dụng của khách hàng. Đa số khách hàng sẽ quay trở lại nhân viên bán hàng một khi họ gặp vấn đề thực sự khó khăn vì chính bạn là người mang sản phẩm đến với họ. Hãy hỗ trợ khách hàng đến mức tối đa, điều đó góp phần gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về nghề bán hàng để từ đó có quyết định cho bản thân nếu muốn theo đuổi ngành nghề này.
Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM