Mục lục
Promotion được xem là một trong những hoạt động không thể thiếu trong mỗi chiến dịch marketing. Thông thường, nhà bán lẻ sẽ phải chi một khoản không nhỏ cho hoạt động chiết khấu và Promotion.
Tuy tốn kém vậy nhưng vẫn có không ít chương trình Promotion thất bại cả về doanh thu, thương hiệu. Nguyên nhân chính là do các nhà bán lẻ thường hoạch định Promotion một cách chung chung chứ không đi sâu tìm hiểu tác dụng của từng chiến thuật trong gói Promotion.
Lại có những doanh nghiệp có đầy đủ công cụ và data để lên plan tốt nhưng lại thiếu phương pháp logic khi tính toán hiệu quả Promotion. Chính vì những lý do đó nên chúng ta cần sử dụng bộ câu hỏi định hướng và phân tích data để tìm ra câu trả lời khi ra các quyết định về các chiến dịch Promotion.
Lựa chọn thời điểm nào?
Bạn có biết rằng, một chương trình Promotion có đạt hiệu quả như kỳ vọng hay không phụ thuộc nhiều vào thời điểm. Nếu có thể nắm bắt được thói quen, tần suất mua sắm của khách hàng qua những thời điểm khác nhau, nhà bán lẻ có thể xây dựng được những chương trình Promotion hợp lý.
Cụ thể với những dịp đặc biệt như: Valentine, Black Friday, Giáng Sinh… người tiêu dùng thường có xu hướng mua sắm nhiều hơn, đây cũng là dịp thích hợp để triển khai các chiến dịch truyền thông, cung cấp ưu đãi giảm giá.
Mặt khác, nhà bán lẻ cũng nên kiểm tra xem chương trình Promotion đang hoạch định có rơi vào thời điểm phù hợp hay không. Nếu khách hàng mục tiêu phải làm việc vào các ngày trong tuần thì các chương trình Promotion giữa tuần đều kém thu hút họ. Với những nhóm đối tượng này các sự kiện cuối tuần có vẻ là lựa chọn hợp lý.
Lựa chọn kênh phân phối nào?
Việc nghiên cứu để lựa chọn kênh phân phối phù hợp cũng là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ như những mặt hàng thời trang, kênh cửa hàng có vẻ phù hợp với các chương trình Promotion hơn. Ngược lại, kênh trực tuyến thích hợp với các chương trình đơn giản.
Lựa chọn sản phẩm nào thì phù hợp?
Mỗi loại/ dòng sản phẩm khác nhau lại có sức hút khác nhau. Có những sản phẩm có sức cạnh tranh về giá, một số sản phẩm giúp tăng lượt khách hàng, một số giúp tăng lợi nhuận biên… Lấy ví dụ cụ thể đối với ngành thời trang, quần áo nam giới chúng tôi nhận thấy các chương trình Promotion quần áo theo mùa giúp tăng lượt khách ghé đến cửa hàng.
Đồng thời, những người làm chiến lược, kế hoạch cũng cần hiểu cảm xúc của người tiêu dùng khi đón nhận các chương trình Promotion của mình. Để đưa ra được một chiến dịch Promotion hiệu quả, hơn hết bạn cần phải hiểu rõ dòng sản phẩm nào đang là thế mạnh của bạn, dự báo trước các rủi ro mà chiến dịch truyền thông có thể gặp phải. Nên nhớ rằng, Promotion là con dao hai lưỡi, có thể giúp gia tăng doanh thu nhưng ngược lại có thể làm giảm sút uy tín thương hiệu.
Cân nhắc sử dụng chiến thuật Promotion
Trong kinh doanh, quảng cáo, có rất nhiều chiến thuật Promotion khác nhau. Mỗi chiến thuật lại phù hợp với từng hoàn cảnh, thời điểm và mang lại hiệu quả khác nhau. Hãy thông minh khi lựa chọn cho mình chiến thuật phù hợp nhất. Kết hợp tốt Promotion giữa các sản phẩm với nhau, hiểu được mức độ Promotion nông hay sâu là chìa khóa giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.
Hiện nay, nhiều công ty đã có nguồn dữ liệu và công cụ phân loại khách hàng thành các nhóm khách hàng khác nhau. Mỗi nhóm này lại có đặc điểm, thói quen và hành vi mua sắm khác nhau… Từ đó công ty có thể hoạch định chương trình Promotion phù hợp cho từng nhóm, tối ưu hóa lợi nhuận.
Mỗi nhà bán lẻ sẽ có chiến lược Promotion tối ưu riêng và phải tính toán thêm nhiều yếu tố như giá trị, vị thế cạnh tranh, sức mạnh về giá và phân khúc khách hàng cụ thể. Tuy vậy, ngày nay nhờ khoa học dữ liệu, tiếp cận chuyên sâu mang tính chiến lược nên nhà bán lẻ có thể giải quyết được bài toán Promotion và gặt hái được giá trị to lớn.
Với những nhà bán lẻ có nhiều kinh nghiệm có thể dễ dàng xây dựng các công cụ Promotion từ A đến Z, giúp hạn chế lãng phí ngân sách. Song song với đó, còn giúp thay đổi thói quen ra quyết định tùy tiện bằng cách làm việc hiệu quả dựa vào mục tiêu chiến lược.
>> Những sai lầm “chết người” trong truyền thông tiếp thị, cần tránh