Mục lục
Quản lý tài chính doanh nghiệp luôn là một trong những bài toán “hóc búa” khiến không ít nhà quản lý đau đầu. Ở phần đa doanh nghiệp, công việc quản lý sổ sách tài chính sẽ được giao phó cho nhân viên kế toán và mặc nhiên đó là công việc của bộ phận này.
Điều này cũng dễ hiểu do phần vì các chủ doanh nghiệp đều không được đào tào tạo kế toán, phần vì họ còn bận rộn trong việc hoạch định chiến lược, mở rộng quan hệ kinh doanh…
Vô hình trung, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc không hiệu quả trong quản lý tài chính, nghiêm trọng hơn là sự thất bại, “sụp đổ” công việc kinh doanh của nhiều start – up, SMEs đến những tập đoàn lớn… Là nhà quản lý liệu bạn có đang phải gặp phải những vấn đề trên? Thiếu những kiến thức bài bản nghiệp vụ kế toán, CEO cần làm gì để quản lý tài chính?
Tối thiểu hóa chi phí vận hành
Các doanh nghiệp nên cân nhắc về các chi phí, đặc biệt là các chi phí để vận hành doanh nghiệp, có thể cắt giảm các bộ phận nhân sự không cần thiết và gộp các bộ phận các chức năng khác nhau và cùng một bộ phận, nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng chuyên môn điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân sự từ đó tiết kiệm tài chính doanh nghiệp.
Một điều quan trọng khác là không nên tận hưởng ngay những thành quả đạt được, chính việc này sẽ ngăn cản con đường làm giàu của bạn, thay vào đó bằng những thói quen tốt để thành công và hãy dùng tiền vào công việc đầu tư nhiều hơn. Nếu bạn lần đầu tiên quản lý doanh nghiệp nhỏ của mình, nguyên tắc trên là vô cùng quan trọng trong những năm đầu tiên.
Đào tạo nhân viên tài chính đúng cách
Bước đầu tiên để đảm bảo bạn đang quản lý hiệu quả các tài khoản doanh nghiệp của mình là đảm bảo rằng những người phụ trách chúng hoàn toàn bắt kịp tốc độ với cả quy trình nội bộ và bất kỳ phần mềm tài chính nào bạn sử dụng.
Hãy chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên của bạn. Bằng cách cung cấp các khóa đào tạo để họ hiểu các quy trình và có thể sử dụng công nghệ một cách hiệu quả – đặc biệt nếu bạn sử dụng nhân viên văn phòng nói chung thay vì các chuyên gia kế toán có kinh nghiệm. Tạo một sổ tay quy trình để tham khảo cũng rất hữu ích, đặc biệt khi tuyển dụng nhân viên mới.
Hạn chế tình trạng chậm thanh toán
Việc khách hàng chậm chi trả hay nợ tiền, dù số tiền không nhỏ nhưng cũng đủ gây trở ngại không ít tới doanh nghiệp, nhất là những công ty làm việc với nhà cung cấp. Bởi không phải nhà cung cấp nào cũng đủ thời gian chờ đợi khoản tiền cần thanh toán, điều này sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp và có thể trong tương lai họ không hợp tác cùng.
Cách tốt nhất, doanh nghiệp nên thường xuyên giải quyết thanh toán trong phạm vi khoảng 3 tháng. Điều đó có nghĩa nếu không thanh toán hoặc chậm chi trả trên 3 tháng thì có thể cản trở nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
Kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả
Kiểm soát hàng tồn kho ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Quản lý kho kém, đặc biệt là đối với kho bãi và phân phối, làm tăng đáng kể tỷ lệ kém hiệu quả và năng suất kém. Nó cũng dẫn đến sự sai lệch, mất đi độ chính xác trong báo cáo tài chính.
Kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả đảm bảo bạn có đủ số lượng hàng tồn kho vào đúng thời điểm để vốn của bạn không bị bó buộc một cách không cần thiết. Bạn nên đặt các hệ thống theo dõi lượng hàng tồn kho – kiểm soát điều này sẽ cho phép bạn giải phóng tiền mặt, đồng thời có lượng hàng dự trữ phù hợp.
Trên đây là những kinh nghiệm quản lý tài chính hiệu quả dành cho các CEO. Hy vọng nhờ áp dụng những bí quyết chúng tôi cung cấp ở bài viết trên sẽ giúp việc quản lý tài chính doanh nghiệp của công ty bạn được dễ dàng hơn.
Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả
>> Không có CRM, doanh nghiệp tôi “VẪN KINH DOANH ĐƯỢC”?
Tags: quản lý tài chính