Nguyên tắc cốt lõi trong triết lý Kaizen là loại bỏ lãng phí

Phần mềm Getfly CRM – Theo tiếng Nhật, Kaizen có nghĩa là liên tục (Kai) cải tiến (zen) là một triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật đã áp dụng thành công cho nhiều doanh nghiệp ở mọi nơi. Nguyên tắc cốt lõi trong triết lý Kaizen là loại bỏ lãng phí. Triết lý Kaizen không dành cho những người muốn ăn sổi ở thì, buôn bán chộp giật, Kaizen dành cho những cá nhân, nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa và rất xa…

Thực ra thì ai cũng sẽ thắc mắc cách nào để có thể áp dụng được triết lý Kaizen vào trong thực tế cuộc sống và công việc. Không nên cắt dứt giai đoạn, trước tiên cần phải hiểu thấu đáo Kaizen là gì trước đã.

Triết lý Kaizen, triết lý thú vị được áp dụng trong cuộc sống và kinh doanh
Triết lý Kaizen, triết lý thú vị được áp dụng trong cuộc sống và kinh doanh

Bước 1: Học hết lý thuyết Kaizen
Bước 2: Thực sự hiểu Kaikzen và giải pháp.
Bước 3: Áp dụng vào từng công việc cụ thể

Đối tượng áp dụng được Kaizen:

+ Con người nói chung: Kaizen lối suy nghĩ (Kaizen tư duy)
+ Người quản lý: kaizen quy trình
+ Người lao động: Kaizen từng khâu công việc
+ Ba mẹ: Kaizen giải pháp nuôi dạy con
+ Những người yêu nhau: Kaizen cách yêu thương
+ Con cái: Kaizen phương pháp học hành
+ Người dọn nhà: Kaizen sắp xếp đồ & lau dọn nhà cửa
+ Đặc biệt một chính phủ biết kaizen thì…
+ Nói chung là ai cũng có thể kaizen, việc gì cũng có thể kaizen

1. Chia nhỏ công việc, xem xét tính cần thiết của từng phần việc, tìm kiếm thao tác lãng phí. Mỗi vị trí, mỗi bộ phận cần phải liệt kê ra được những quy trình bao gồm các hành động càng chi tiết càng tốt, cùng nhau phân tích và tìm cách cắt bỏ hành động không đem lại giá trị, từ đó rút ngắn quy trình, đảm bảo chất lượng và thời gian thực hiện công việc.

2. Khi gặp một vấn đề, cần phải phân biệt được giữa xử lý tạm thời, và tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới hiện tượng để cải tiến, đó là kaizen. Khi để ý thấy “lãng phí” hãy hỏi 5 lần câu hỏi “tại sao”?

3. Nghiêm cấm tìm kiếm đồ vật: nguyên tắc áp dụng 5S – Sàng lọc (phân loại) – Sắp xếp – sạch sẽ – săn sóc – sẵn sàng.

4. Đừng để đổ mồ hôi, hãy tìm giải pháp nhẹ nhàng hơn. Không phải cứ hùng hục mà thiếu hiệu quả. Giống hệt như nhiều nhân viên đầu tắt mặt tối, thêm giờ liên miên, mà cuối cùng vẫn chẳng biết em làm được những gì.
 Nhẹ nhàng, thư thái mà hiệu quả vẫn tốt hơn nhiều. Kaizen để công việc nhẹ nhàng hơn.

Triết lý Kaizen - Đừng để đổ mồ hôi, hãy tìm giải pháp nhẹ nhàng hơn
Triết lý Kaizen – Đừng để đổ mồ hôi, hãy tìm giải pháp nhẹ nhàng hơn

5. Chịu đựng công việc lâu ngày sẽ thấy công việc nhàm chán. Sẽ vui hơn nếu mỗi ngày đều suy nghĩ kaizen từng đầu việc một, mỗi ngày tìm được một giải pháp mới, dù là nhỏ đến mấy, qua ngày tháng sẽ tích tụ lại để hình thành một kỹ năng xử lý công việc. Hình thành thói quen quan sát và kaizen.

6. Trong triết lý Kaizen, đừng để bị ràng buộc bởi quy định. Đừng biện minh một việc không thể, hoặc không muốn làm chỉ vì “bởi đó là quy định”. Mọi thứ đều có thể thay đổi khi có đủ bằng chứng phân tích chắc chắn chúng đã đến lúc cần được thay đổi và cập nhật. Ngay cả quy định cũng có thể được kaizen

7. Đừng chỉ làm những công việc giống người khác. Năng lực cạnh tranh tỉ lệ thuận với mức độ đầu tư công sức của mỗi người. Tài nguyên là hữu hạn, trí tuệ là vô cùng. Cùng một công nghệ, tài nguyên như nhau, thay đổi tư duy sử dụng hiệu quả sẽ khác nhau.

8. Trong triết lý Kaizen, có những thứ tuyệt đối không được phép thay đổi – là những thứ thuộc về giá trị cốt lõi của một vấn đề. Ví dụ: như chất lượng hàng hóa là thứ tuyệt đối phải được giữ ngay cả khi kaizen chi phí sản xuất…

9. Kaizen khi khủng hoảng là chuyện cần làm. Kaizen khi thành công mới là cách làm của người có tầm nhìn xa. Khi đủ tiềm lực tài chính và sự thảnh thơi trong suy nghĩ là lúc thuận tiện nhất cho một sự thay đổi và thử thách. Đôi khi khủng hoảng không còn đủ cơ hội để mà kaizen nữa.

Khong Minh

>> Triết lý thành công dựa trên tỷ lệ chuyển đổi của Getfly CRM

 

Tags: , ,