Khi một khách hàng gặp phải hai món hàng có cùng mức giá, cùng chất lượng, bạn nghĩ khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm nào? Câu trả lời chính là sản phẩm có thương hiệu quen thuộc, tin tưởng hơn. Đây chính là mục đích mà việc xây dựng thương hiệu luôn hướng đến: tạo cảm giác quen thuộc, tin tưởng cho người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu luôn là vấn đề hàng đầu được đặt ra cho doanh nghiệp. Một thương hiệu không đơn thuần là cái tên mà còn chứa đựng nhiều thông điệp, ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn gửi đến cho khách hàng.
Xây dựng thương hiệu là gì?
Thương hiệu là tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ, sản phẩm hay một công ty nào đó. Những khía cạnh cảm nhận có thể bao gồm:
- mô tả nhận diện
- cá tính của thương hiệu
- giá trị thương hiệu
- …
Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng thông qua mối quan hệ người tiêu dùng – thương hiệu.
Rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công. Các doanh nghiệp đã xây dựng thành công thương hiệu doanh nghiệp có thể kể đến là Coca Cola, IBM, Google,…
Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng rất thành công thương hiệu của riêng mình
Thương hiệu là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm. Chính vì vậy, một công ty khi chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp:
- Người dùng không bị lẫn lộn sản phẩm của công ty bạn so với các công ty khác
- Giúp người tiêu dùng vẫn trung thành lựa chọn sản phẩm của bạn trước sự lựa chọn hàng hóa ngày càng đa dạng như hiện nay.
- …
Một ví dụ thử nghiệp về vai trò của thương hiệu giữa Coca Cola và Pepsi là khi người tiêu dùng bịt mắt và nếm thử hai loại nước này, không ai có thể phân biệt được. Nhưng khi phỏng vấn, 65% người được hỏi trả lời rằng họ thích Coca Cola hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu
Như chúng ta đã biết, thương hiệu là toàn bộ cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ, sản phẩm, công ty,… Những cảm nhận đó thường hình thành qua thời gian. Cảm nhận của khách hàng thường được quyết định dựa vào những yếu tố sau:
- Trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm
- Thông qua tương tác với nhân viên của công ty
- Hoạt động truyền thông và marketing
- …
Thương hiệu quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp
Trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm
Trải nghiệm về dịch vụ của khách hàng được hình thành sau khi khách hàng mua sản phẩn về và bắt đầu sử dụng. Để tăng trải nghiệm khách hàng, cách duy nhất chính là tăng chất lượng sản phẩm do chính công ty bạn làm ra. Nâng cao chất lượng sản phẩm chính là sự lựa chọn phát triển bền vững và lâu dài cho công ty.
Thông qua tương tác với nhân viên công ty
Cảm nhận của một khách hàng về thương hiệu cũng có thể hình thành từ những lần tiếp xúc với nhân viên công ty. Nhân viên có thái độ nhiệt tình, vui vẻ,… sẽ để lại thiện cảm trong khách hàng. Điều này cũng lý giải vì sao rất nhiều công ty xây dựng thương hiệu bằng cách mời gọi người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu. Ví như Oppo mời Sơn Tùng MTP làm đại sứ thương hiệu. Hình ảnh Sơn Tùng được quảng cáo và tận dụng đến nỗi giới trẻ còn gọi những chiếc điện thoại Oppo là điện thoại Sơn Tùng.
Để xây dựng thương hiệu thành công cần có chiến lược sáng tạo và đúng đắn
Hoạt động truyền thông và marketing
Có rất nhiều hoạt động truyền thông và marketing nhằm xây dựng thương hiệu. Trong số đó có thể kể đến như:
- Tổ chức các sự kiện: hoạt động triển lãm, tài trợ show ca nhạc,…
- Tổ chức trưng bày sản phẩm
- Quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm thông qua báo chí, các kênh marketing online,…
- Sử dụng các công cụ bán hàng để sản phẩm tiếp cận đến gần hơn với người tiêu dùng
- Hợp tác với các doanh nghiệp marketing online
- Seeding
- …
Các nghiên cứu đã cho thấy, để xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần:
- Hướng khách hàng tới những niềm vui khi sử dụng sản phẩm. Thời gian gần đây, một start up mới nổi và được rất nhiều người yêu thích đó là súng bắn ruồi. Bạn có thể bắn một con ruồi bằng cách nạp muối vào súng. Mặc dù súng hoạt động không hiệu quả nhưng doanh số bán ra rất cao và tên tuổi công ty vẫn được rất nhiều người biết đến. Sản phẩm này thành công là bởi chúng đã thay đổi trải nghiệm khó chịu với tiếng vo ve bằng một trò chơi rất thú vị.
- Tạo sự kết nối. Nhiều doanh nghiệp tạo sự kết nối đến với khách hàng bằng cách tổ chức các hoạt động vui chơi, bốc thăm trúng thưởng, thường xuyên tài trợ cho các hoạt động tình nguyện.
- Tạo cảm hứng. Một trong những ví dụ về xây dựng thương hiệu bằng cách tạo cảm hứng chính là Nike với câu khẩu hiệu nổi tiếng Just do it.
- Khơi niềm tự hào. Các sản phẩm điện thoại của Apple đôi khi không tốt bằng Samsung hoặc các hãng khác, giá bán lại cao hơn nhưng vẫn được rất nhiều người yêu thích và chọn lựa. Câu trả lời là thương hiệu trái táo đã biết cách khơi gợi niềm tự hào cho mỗi người tiêu dùng của mình
- …
Như bài viết của Getfly đã chia sẻ, thương hiệu ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại của một sản phẩm, dịch vụ, công ty,… Xây dựng thương hiệu có thể được ví như quân át chủ bài chiến lược giúp một công ty trở nên thành công hơn.
Tags: chiến lược xây dựng thương hiệu, trải nghiệm sản phẩm, xây dựng thương hiệu