Kỹ năng sống còn của telesales

Hiện nay, telesales là một trong những nghề phổ biến nhất nhưng cũng là một trong những ngành nghề áp lực nhất trên thị trường. Đội ngũ telesales càng phát triển thì tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp càng tốt. Để làm được điều đó, nhân viên telesales cần nắm vững những kỹ năng sống còn để phục vụ công việc bán hàng của mình.

Hãy cùng Getfly tìm hiểu các kỹ năng sống còn của telesales tại bài viết sau đây nhé!

Kỹ năng sống còn của telesales

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Telesales là bán hàng qua điện thoại nên chú trọng nhiều vào chất lượng cuộc đối thoại. Có vô số điều cần lưu ý về kỹ năng telesales khi trò chuyện cùng khách hàng bởi đây là cuộc gọi trực tiếp. Nên ứng xử như thế nào để vừa quảng cáo sản phẩm, vừa thể hiện thái độ quan tâm và lịch sự? Ứng cử viên telesales tiềm năng phải hội tụ những tố chất sau về giao tiếp:

– Khả năng lắng nghe và thấu hiểu: Biết lắng nghe kỹ lưỡng sẽ giúp nhân viên telesales hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng. Từ đó, nhanh chóng tạo dựng niềm tin đôi bên và dễ dàng tư vấn sản phẩm. Khi khách hàng nói chuyện, hãy lắng nghe cẩn thận để tìm “keyword” đánh vào tâm lý hay câu chuyện của họ.

– Sở hữu giọng nói truyền cảm: Kỹ năng telesales quan trọng nhất chính là việc tập luyện một giọng nói thật truyền cảm. Giọng nói qua điện thoại càng dễ nghe và gây thiện cảm thì càng khiến khách hàng tập trung tiếp nhận thông tin hơn. Nếu bạn muốn làm telesales mà chưa tự tin thì hãy thử luyện tập giọng nói trong sale ngay từ bây giờ nhé!

– Luôn giữ thái độ lịch sự: Đừng quên xưng hô và chào hỏi khi bắt đầu câu chuyện. Một lời chào lịch sự ít nhiều làm khách hàng cảm thấy hài lòng hơn. Đặc biệt, cách xưng hô cũng rất cần thiết. Hãy chú ý: gọi “cô/chú” với đối tượng khách hàng lớn tuổi và “anh/chị/em” với đối tượng người trung niên, thanh niên.

Kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống

Trong khi trao đổi với khách hàng, bạn sẽ gặp phải những tình huống không thể lường trước được. Xử lý linh hoạt các tình huống là kỹ năng cần có của Telesales. Ví dụ như gặp phải những khách hàng khó tính, yêu cầu khắt khe, cho rằng sản phẩm của bạn không đáp ứng được yêu cầu của họ. Những lúc này bạn hãy bình tĩnh, đừng tỏ ra khó chịu với họ. Bạn nên kiên trì thuyết phục hoặc cố gắng đặt một lịch hẹn trực tiếp với những khách hàng để bạn có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hiệu quả hơn.

Một số khách hàng từ chối thẳng thừng hoặc có thể cáu gắt vì bạn gọi làm phiền họ và tắt máy khi bạn chưa kịp nói hết câu. Đây là những tình huống thường gặp khi bạn là telesales. Do đó, nếu gặp trường hợp này, bạn phải cư xử thật khéo léo, đừng tỏ ra chán nản. Hãy xem đó là bài học và rút kinh nghiệm cho lần sau.

Kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống
Kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống

Lên kế hoạch cho cuộc nói chuyện

Lên kế hoạch cho cuộc hội thoại  là kỹ năng cần có của telesales. Để chủ động trong cuộc hội thoại, trước khi gọi bạn cần tìm hiểu rõ thông tin của khách hàng để có thể tư vấn sát với nhu cầu của họ. Bạn không thể gọi điện cho khách hàng mà không biết họ là ai, cần gì hoặc nói sai tên công ty của họ.Nếu vậy, cuộc gọi của bạn sẽ bị kết thúc.

Chuẩn bị trước nội dung cuộc gọi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để tư vấn, dễ dàng bán sản phẩm/dịch vụ. Bạn có thể lên sẵn một kịch bản rồi dựa vào nội dung đó, truyền đạt thông tin với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị trước những câu hỏi và câu trả lời để nhanh chóng phản hồi thắc mắc của khách hàng. Bạn không nên chủ quan cho rằng mình đã am hiểu về sản phẩm mà không cần chuẩn bị.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, quyết định đến việc khách hàng có chọn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không. Qua việc trò chuyện telesales cần biết khách hàng đang cần tìm mua sản phẩm nào, mức giá ra sao,..từ đó đem tới những gợi ý về sản phẩm bên bạn đang cung cấp. Đồng thời, giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của họ, thuyết phục họ đặt mua hàng thì mới được coi là một telesales hiệu quả.

Tuy nhiên cũng có những khách hàng không mấy cởi mở nên họ sẽ ít khi tiết lộ thông tin về mình. Trong trường hợp này thì bạn cần mượn lời người thứ 3 để gợi ý xem họ có gặp một số vấn đề như các khách hàng khác của chúng ta hay không. Hãy chọn các vấn đề mà sản phẩm của chúng ta giải quyết tốt nhất.

Kỹ năng đàm phán

Cuối mỗi cuộc trò chuyện thường sẽ là lúc thể hiện kỹ năng đàm phán. Nhân viên telesales phải chắc chắn về thỏa thuận từ khách hàng để có thể hoàn tất quy trình chốt đơn một cách chính xác nhất. Hãy tưởng tượng công đoạn đàm phán này giống như ký kết hợp đồng – chưa nhận được “chữ ký” hay lời xác nhận cụ thể thì đừng vội vàng thanh toán.

Nên nhớ đàm phán chính là bước thương lượng đặc biệt quan trọng. Khách hàng cũng có thể bất ngờ thay đổi ý định trong khâu cuối cùng này. Trong trường hợp khách hàng thay đổi ý định, hãy bình tĩnh xử lý vấn đề và giữ nguyên thái độ lịch sự. Nếu có thể, hãy hẹn họ một lần tư vấn khác. Kỹ năng đàm phán nói chung là chìa khóa then chốt trong thành công trong nghề telesales.

Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán

Trên đây là những kỹ năng cần có của telesales để đáp ứng công việc của mình. Hãy vận dụng chúng để mang về doanh số ấn tượng nhất.

Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:

– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile

– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình

– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác

– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả