Mục lục
Quản lý cửa hàng không quá phức tạp như việc quản lý doanh nghiệp lớn, tuy vậy nó cũng không hề đơn giản. Dưới đây là một vài kinh nghiệm quản lý cửa hàng giúp việc quản lý có hệ thống, toàn diện, mang lại lợi nhuận tối ưu, thành công cho doanh nghiệp.
Trước thực trạng một loạt các doanh nghiệp/ cửa hàng cùng bán những mặt hàng tương tự. Làm sao để sản phẩm/ dịch vụ cửa hàng bạn cạnh tranh được?
Đó là còn chưa kể nếu bạn sở hữu một chuỗi cửa hàng, công việc quản lý của bạn sẽ trở nên khó khăn gấp bội. Bởi vậy, kinh nghiệm quản lý cửa hàng dành cho bạn chính là:
Quản trị tài chính cửa hàng
Đòi hỏi người chủ cửa hàng cần quản lý/ nắm vững được các chỉ số tài chính căn bản. Bao gồm: chỉ số lãi – lỗ, tài sản – hiệu quả, dòng tiền, cụ thể:
Chỉ số lãi lỗ bao gồm doanh số, vốn bán hàng – số tiền mà các chủ cửa hàng cần phải trả cho các nhà cung cấp, chi phí cửa hàng, lãi gộp…
Chỉ số về tài sản – hiệu quả đầu tư: đó là chỉ số về tồn kho, công nợ, tài sản cố định đầu tư vào của hàng, công cụ, dụng cụ dùng trong cửa hàng
Chỉ số dòng tiền: cần nắm được dòng tiền ra – vào, tránh dẫn đến tình trạng thất thoát, mất mát.
Kiểm soát lượng hàng hóa
Kinh nghiệm quản lý cửa hàng dành cho bạn chính là kiểm soát kịp thời được số lượng, tình trạng hàng hóa, quá trình luân chuyển hàng hóa giữa các địa điểm. Nếu kiếm soát không tốt dễ dẫn đến tình trạng thất thoát, chất lượng hàng hóa/ dịch vụ. Ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín doanh nghiệp, doanh số bán hàng.
Quản lý nhân viên
Quản lý nhân viên luôn là một trong những vấn đề thiết yếu, quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Kinh nghiệm quản lý cửa hàng cho thấy quản lý nhân viên tốt giúp quy trình vận hành của cửa hàng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm hơn. Hiện nay, việc quản lý nhân viên trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ phần mềm quản lý nhân viên.
Phần mềm này cho phép chủ cửa hàng giám sát được mọi hoạt động liên quan đến công việc của nhân viên: hiệu suất công việc, doanh số… .từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của từng nhân viên
Quản lý mua hàng và nhà cung cấp
Rất nhiều chủ cửa hàng đang mặc định rằng, mua hàng và nhà cung cấp có thể không cần quan tâm quá nhiều. Nhưng thực tế đã chứng minh, quản lý thông tin mua hàng và nhà cung cấp đặc biệt quan trọng để phát triển cửa hàng.
Khi kinh doanh bán lẻ, bạn đã từng gặp tình trạng thiếu hàng để bán, nhầm lẫn công nợ nhà cung cấp, thậm chí giữa nhiều nhà cung cấp bạn vẫn thường nhớ lẫn lộn số tiền đã trả…
Để tình trạng này không còn xảy ra, hãy lưu tâm hơn đến việc quản lý các thông tin liên quan đến mua hàng và nhà cung cấp. Để từ đó, tránh những sai sót không đáng có như sai sót trong dòng tiền, không đủ hàng trả khách…
Quản lý khách hàng
Đương nhiên, quản lý khách hàng là những điều không thể thiếu trong kinh nghiệm quản lý cửa hàng. Tuy vậy, công đoạn này ở một số cửa hàng/ kinh doanh bán lẻ vẫn bị lơ là. Họ thường ít quan tâm đến việc quản lý dữ liệu khách hàng.
Có rất ít cửa hàng quan tâm đến việc chăm sóc/ hỗ trợ, tri ân khách hàng, phần vì họ chưa nghĩ đến tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó phần vì những cửa hàng nhỏ lẻ chưa biết cách tthu thập dữ liệu/ thông tin khách hàng.
Nên nhớ rẳng khâu chăm sóc khách hàng, hậu mãi sau khi bán đóng vai trò rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định có tiếp tục sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của hàng bạn cung cấp vào những lần tiếp theo.
Trên đây là một vài kinh nghiệm quản lý cửa hàng toàn diện, phổ biến hiện nay. Hy vọng, với những gợi ý trên sẽ giúp ích cho việc kinh doanh cửa hàng bạn.
Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả
>> Làm thế nào để xây dựng 1 doanh nghiệp tự động?
Tags: quản lý cửa hàng