Bật mí các bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp!

Quy trình bán hàng tại mỗi doanh nghiệp là yếu tố nền tảng cơ bản giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả về doanh thu. Một quy trình bán hàng chuyên nghiệp và bài bản có thể giúp nhân viên bán hàng/sales tiếp cận khách hàng đúng cách và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Tuy nhiên, để xây dựng một quy trình bán hàng tối ưu, doanh nghiệp cần chú ý gì? các bước xây dựng quy trình bán hàng như thế nào? Hãy cùng Getfly tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm về quy trình bán hàng

Quy trình bán hàng của doanh nghiệp là các trình tự mà một nhân viên bán hàng cần phải thực hiện để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng. Xây dựng 1 quy trình bán hàng chuyên nghiệp và bài bản sẽ đem lại lợi ích cho toàn bộ doanh nghiệp nói chung:

– Hình thành quy trình bán hàng giúp nhà quản lý/chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và đánh giá hiệu quả làm việc của bộ phận kinh doanh

– Giúp nhân viên bán hàng có lộ trình bán hàng xuyên suốt

– Hỗ trợ nhân viên mới có thể dễ dàng tiếp cận vào hoạt động bán hàng của doanh nghiệp

– Gia tăng doanh thu của doanh nghiệp

– Nâng cao sự chuyên nghiệp trong dịch vụ khách hàng

Mỗi doanh nghiệp sẽ cần xây dựng 1 quy trình bán hàng riêng phù hợp với quy mô, lĩnh vực kinh doanh cũng như cách thức quản lý kinh doanh của họ.Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có 7 bước cơ bản dưới đây trong quy trình bán hàng của mình.

Bật mí các bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp! 1
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp là biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự của doanh nghiệp

2. Bảy bước xây dựng quy trình bán hàng tối ưu cho doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch bán hàng

Bước đầu tiên trong quy trình bán hàng là bạn cần lên kế hoạch chi tiết và đầy đủ để sẵn sàng cho việc tiếp cận cũng như thuyết phục khách hàng sau này.

Yêu cầu của việc chuẩn bị kế hoạch bán hàng bao gồm các tìm hiểu về:

– Sản phẩm, dịch vụ: Chi tiết về tính năng, lợi ích về sản phẩm/dịch vụ đối với khách hàng. Đưa ra những điểm độc đáo của sản phẩm so với đối thủ, ưu nhược điểm của sản phẩm.

– Khách hàng tiềm năng là ai? Định hình chân dung khách hàng là một bước chuẩn bị vô cùng cần thiết đối với người làm sales. Bạn cần dựa theo các đặc điểm về nhân khẩu học như: tuổi tác, giới tính, hành vi, mối quan tâm, thói quen…để có cái nhìn khái quát về khách hàng của mình. Sales có thể tìm kiếm những thông tin này trên mạng xã hội, internet hay từ chính đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Giấy tờ: các giấy tờ cần thiết không thể thiếu trong tư vấn bán hàng là: brochure, card visit, bảng báo giá, hợp đồng…

– Chuẩn bị trang phục lịch sự, chuyên nghiệp

– Kịch bản bán hàng: Kịch bản bán hàng cho thứ vũ khí không thể thiếu đối với sales mới vào nghề và ngay cả đối với những người sales chuyên nghiệp. Xây dựng nhiều hơn 1 kịch bản bán hàng có thể giúp sales tập trung vào mục tiêu bán hàng và không bị xao nhãng trong khi trò chuyện cùng khách hàng. Mỗi kịch bản bán hàng sẽ được xây dựng hướng tới một nhóm khách hàng cụ thể. Do đó, tiếp theo chúng ta cần xác định khách hàng là ai và phân loại họ.

Bước 2: Tìm kiếm và phân loại khách hàng tiềm năng

Bước thứ hai trong quy trình bán hàng tại doanh nghiệp chính là cần biết rõ về thị trường tiềm năng của doanh nghiệp và nhận dạng về khách hàng của mình. Sales cần nhận dạng được khách hàng của mình trong bất cứ tình huống nào: khách hàng online, từ các mối quan hệ hay từ những buổi hội thảo…

Cùng với đó, phân loại khách hàng sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng đúng cách và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bật mí các bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp! 2
Phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Có nhiều cách để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, để tiếp cận khách hàng thành công, sales cần nắm bắt các thông tin cơ bản về khách hàng của mình: ngành nghề, mối quan tâm… Việc xây dựng các nội dung nuôi dưỡng khách hàng trước khi thực hiện liên hệ điện thoại có thể giúp sales nắm rõ hơn về những mối quan tâm và hành vi của khách hàng: khách hàng quan tâm tới thông điệp gì, chương trình khuyến mãi nào, tính năng nào của sản phẩm…Sau khi đã biết được nhu cầu khách hàng, sales sẽ dễ dàng hơn khi gọi điện cho khách hàng.

Bước 4: Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ

Trong khi tư vấn về sản phẩm/dịch vụ với khách hàng, sales cần nhớ khách hàng chỉ quan tâm mặt lợi ích mà họ nhận được. Do đó, đừng nói quá nhiều về những tính năng về sản phẩm mà dựa vào nhu cầu của khách hàng để nêu lên những lợi ích của sản phẩm. Những yếu tố sales luôn cần phải ghi nhớ khi tư vấn đó là: luôn thành thật về lợi ích về sản phẩm và đặt nhu cầu khách hàng lên hàng đầu. Nếu bạn làm được điều đó thì bạn có thể có khả năng thành công lên đến 70%.

Bước 5: Đưa ra báo giá và thuyết phục

Nếu khách hàng đã tỏ thái độ tích cực với sản phẩm của bạn thì đây là giai đoạn bạn đưa ra báo giá. Hãy đảm bảo đưa ra báo giá đúng thời điểm và tập trung vào những lợi ích thỏa thuận với khách hàng trước đó. Ở giai đoạn này, nhân viên sales cần ứng xử khéo léo đối với những yêu cầu của khách hàng. Sales cần biết cách xử lý phù hợp đối với những trường hợp khách hàng muốn giảm giá, nhận khuyến mãi…để không làm phật ý khách hàng mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của công ty.

Bước 6: Chốt sales

Tiếp theo là giai đoạn chốt sales. Đừng chủ quan khi bạn chưa kí hợp đồng chính thức đối với khách hàng. Dùng những câu hỏi mở để hạn chế sự từ chối của khách hàng và sử dụng các hình thức thúc đẩy khách hàng mua hàng nhanh chóng: chỉ khuyến mãi trong hôm nay, giảm giá 10% nếu thanh toán trong hôm nay…

Bật mí các bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp! 2
Chốt sales là bước đệm cuối cùng giúp sales thành công trong giao dịch

Bước 7: Đừng quên chăm sóc khách hàng sau bán

Chăm sóc khách hàng sau bán là một trong những yếu tố của quy trình bán hàng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Chăm sóc khách hàng sau bán sẽ giúp nâng cao dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp, củng cố sự hài lòng và gia tăng lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.

Nhìn chung với quy trình bán hàng 7 bước trên đây sẽ giúp doanh nghiệp hình thành quy trình bán hàng chuẩn chỉnh tại hầu hết các lĩnh vực – giúp doanh nghiệp đột phá doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đo lường hiệu quả quy trình bán hàng và tìm hiểu các khâu còn yếu trong quy trình sales này. Việc ứng dụng công cụ bán hàng như CRM (phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng) là một gợi ý hàng đầu để giúp quy trình bán hàng tại doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn, cũng như là cánh tay đắc lực hỗ trợ nhà quản lý và nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả nhất!.

Getfly CRM là sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp SMEs Việt Nam!