Phần mềm Getfly CRM – Nhiều năm gần đây, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt liên tục tạo ra những phát minh mới, những cải tiến mới cho ra đời những sản phẩm mới. Những startup còn non trẻ vừa không có tiền, lại chưa có tiếng, vậy làm cách nào để sản phẩm được nhiều người biết đến? Liệu “tự nhiên hương” có thể “hữu xạ” đủ để các Startup sống sót và nổi bật trên thương trường khốc liệt? Bản lĩnh của starup cũng được khẳng định.
Hữu xạ tự nhiên hương là không đủ
Đa số các Startup và những người khởi nghiệp có suy nghĩ khá chủ quan rằng “chỉ cần sản phẩm/ dịch vụ của mình tốt, tự khắc sẽ có khách hàng thôi.” Thế nhưng tính ưu việt của sản phẩm/ dịch vụ vẫn chỉ là điều kiện cần, thiếu đi một kế hoạch và quá trình thực thi marketing hiệu quả sẽ khiến cho một sản phẩm/ dịch vụ nhiều tiềm năng trở thành lãng phí.
Tôi xin trích dẫn phát biểu của 1 đại diện Bộ Công Thương: “Các cụ ngày xưa thường bảo “hữu xạ tự nhiên hương” nhưng giờ thì không phải như vậy nữa. Trong xã hội hội nhập sâu sắc và cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, nếu cứ ngồi chờ đợi thì không có ai biết, thay vào đó phải đổi mới, phải ra ngoài.”
Marketing là “bản lĩnh” và “bản sắc” riêng
Marketing là khoa học và nghệ thuật của sự khám phá, sự sáng tạo và cung cấp các giá trị để thỏa mãn nhu cầu của một thị trường mục tiêu và thu về lợi nhuận. Marketing tìm ra các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường và cả tiềm năng lợi nhuận của thị trường đó. Nó định vị chính xác phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất để thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Đây chính là một trong những công cụ góp phần khẳng định bản lĩnh của starup.
Theo huyền thoại Philip Kotler, “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra.” Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng, marketing không phải là cố gắng để bán hàng. Thông qua marketing, chúng ta tạo ra các giá trị, nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, để giúp họ có thể đạt được những giá trị họ mong muốn.
Hơn thế nữa, theo nghiên cứu, 80% quyết định mua hàng của khách hàng đều dựa trên cảm xúc, chỉ 20% còn lại dựa trên lý trí (logic). Một chuyên gia về marketing nổi tiếng ở Mỹ là Zig Ziglar đồng thời cũng là tác giả của hàng chục cuốn sách nổi tiếng trong lĩnh vực bán hàng đã đưa ra nhận xét rằng “Cảm xúc dẫn dắt con người đi đến quyết định hành động, còn lý trí luôn làm cho con người tính toán”.
Trong thực tế, khi mua sản phẩm khách hàng không chỉ mua phần vật lý của sản phẩm mà còn mua phần cảm xúc, yếu tố cảm xúc rất quan trọng có thể quyết định và làm gia tăng giá trị cho sản phẩm rất nhiều. Hãy nhớ lại những khi các bạn phân vân, đứng giữa những sự lựa chọn trước khi đưa ra quyết định mua 1 sản phẩm nào đó, từ những món rẻ tiền như nước ngọt, đồ ăn, sữa tắm, dầu gội… đến những vật phẩm đắt tiền như điện thoại, xe máy, ô tô, nhà cửa… Các bạn có thể không để ý, nhưng chắc hẳn sẽ ngạc nhiên vì trong khi lý trí của bạn đang tính toán và lưỡng lự, thì bạn đã đưa ra quyết định mua hàng từ cảm xúc của mình. Bạn sẽ khó lý giải cho sự lựa chọn đó, ngoài lý do “bạn thích thì bạn mua thôi”. Đó là khi bạn không nhìn thẳng vào vấn đề, bản lĩnh của starup không phải đơn thuần như thế.
Yếu tố cảm xúc là yếu tố bên ngoài sản phẩm do những người làm marketing tạo ra, làm cho sản phẩm trở nên hoàn thiện và thuyết phục khách hàng mục tiêu. Nếu trước đây giá cả thúc đẩy bán hàng thì ngày nay giá trị sẽ quyết định việc khách hàng có đến với thương hiệu hay không. Giá trị ở đây là tất cả những gì khách hàng có được khi đến với thương hiệu chứ không chỉ là phần chức năng sản phẩm. Cũng là phương tiện đi lại nhưng mỗi nhãn hiệu xe hơi mang đến cho khách hàng các giá trị cảm nhận hoàn toàn khác nhau thông qua định vị của thương hiệu. Với sự khác biệt đó, bằng các công cụ marketing, chủ thương hiệu sẽ giữ chân khách hàng và gia tăng khách hàng trung thành.
Một trong những thành công lớn nhất của Steve Jobs là biến khách hàng thành những tín đồ Apple thật sự. Họ là những người sẵn sàng xếp hàng cả đêm trước cửa hàng Apple chờ iPhone mới ra đời, thậm chí cả khi đây chỉ là phiên bản cải tiến mới của dòng iPhone cũ. Họ xếp hàng không phải vì chiếc điện thoại mới mà để thể hiện sự ủng hộ hết mình với thương hiệu, giống như người hâm mộ đến sân vận động từ sớm háo hức được cổ vũ cho đội bóng của mình. Người hâm mộ Apple không nghĩ mình là khách hàng của sản phẩm, họ cảm thấy mình được dự phần vào một phong trào, hay sứ mệnh cao quý nào đó.
Chính vì thế, cảm xúc mới là điều có thể tạo nên những fan cuồng. Bản lĩnh của Starup luôn được khẳng định nếu bạn có định hướng rõ ràng và đường đi đúng đắn.
– DN –
>>> 7 xu hướng khởi nghiệp trên thế giới
Tags: cuộc chiến khốc liệt, Marketing, startup