Getfly CRM – Chắc hẳn, tất cả chúng ta hình dung được nghĩa của từ đam mê. Vậy theo các bạn đam mê là gì? Về khía cạnh của tôi, đam mê là sự đồng điệu giữa sở thích và sở trường của bản thân. Việc đơn giản đầu tiên là bạn cần phải xác định sở thích và sở trường, bởi một khi bạn yêu thích, có chuyên môn về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi, tự bản thân bạn sẽ tạo nhiều sự nhiệt huyết, quyết tâm và sáng tạo theo đuổi ngọn lửa đam mê của mình.
Đối với công việc, đam mê phải bước một quá trình trải nghiệm, bởi khi bạn có cơ hội làm việc thực tiễn với công việc một thời gian, bạn vẫn cảm thấy thực sự yêu thích, theo đuổi và quyết tâm tới cùng. Cho dù phải hy sinh nhiều thứ khác trong cuộc sống, bạn vẫn cảm thấy hài lòng.
Trong khi các nhà diễn giả, các chuyên gia tư vấn luôn hàng ngày, hàng giờ đưa ra lời khuyên, động lực với những khẩu ngữ như “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Chỉ có đam mê thì mới hạnh phúc… Vậy, chỉ cần có đam mê là sẽ thành công? Hoặc một cách hỏi khác như: Đam mê là động lực lớn để dẫn đến thành công? Hay là thành công mới thấy được ngọn lửa đam mê?
Những câu hỏi mang tính giả thuyết như kiểu “trứng gà có trước hay con gà có trước?” thì chỉ khiến bạn cứ mãi lẫn quẩn trong cái vòng tròn. Thay vì cứ mãi tự vấn bản thân về những câu hỏi đấy. Thì chúng ta nên dành thời gian để tìm kiếm ngọn lửa đam mê trong bạn.
Tìm kiếm, chọn lọc và nhận diện ngọn lửa đam mê trong sự trải nghiệm
Bạn hãy thử trải nghiệm tất cả các sở thích và sở trường. Liệt kê những điều bạn yêu thích, kết nối chúng lại với nhau. Sau đó, nhận diện một sự vật, sự việc khiến bạn thật sự bị kích thích để đưa ra quyết định có ý nghĩa nhất với niềm đam mê của chính bạn. Niềm đam mê mà bạn chọn, phải mang tính chất tích cực, có bước phát triển lớn, là động lực chính để thúc đẩy bản thân theo đuổi những ước mơ.
Bạn đã mất thời gian suy nghĩ, liệt kê, chọn lọc đưa ra quyết định. Khi đã xác định được các yếu tố cần thiết nhưng lại không thực hiện thì tất cả chỉ mang tính lý thuyết và hoàn toàn vô nghĩa. Dám nghĩ, dám làm là điều thiết thực nhất để tìm kiếm ngọn lửa đam mê của mình. Hãy bật chế độ phải hành động thay cho trạng thái sẽ hành động.
Câu trả lời của tôi lúc này cho những câu hỏi giả thuyết trên chính là “Hành trình tìm kiếm ngọn lửa đam mê là cả quá trình trải nghiệm”. Còn câu trả lời của bạn thì sao?
Không ngừng học hỏi để phát triển ngọn lửa đam mê
Đọc sách là cách giúp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tư duy thay đổi, nâng cao kiến thức và nhận thức. Sách là nguồn ý tưởng vô tận, những ý tưởng sáng tạo mới có thể vô tình nhìn thấy được thông qua việc đọc sách.
Việc học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các tiền bối hoặc từ nhiều điều đơn giản trong cuộc sống sẽ không bao giờ là thừa. Dù là kinh nghiệm thành công hay thất bại cũng sẽ giúp bạn đúc kết được những tinh chất riêng dành cho bản thân.
Lắng nghe tất cả các ý kiến đóng góp, tự chắt lọc những tinh hoa thích hợp nhất. Học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời. Tạo cho mình thói quen học hỏi thêm các kiến thức và kinh nghiệm mới là việc nên làm. Điều quan trọng nhất là bạn có đang sẵn sàng học hỏi hay không?
Nuôi dưỡng, phát triển ngọn lửa đam mê cùng cộng đồng.
“Cây cao làm bạn với cô đơn”. Khó có thể giữ được ngọn lửa đam mê lâu dài khi bạn chỉ một mình. Tập thể là cái nôi, nơi mà bạn có thể cùng chia sẻ, trao đổi, xây dựng và phối hợp nhiều bộ óc sáng tạo tiếp sức cho các ý tưởng, đam mê của mình. Một cộng sự tốt, cộng đồng tốt sẽ làm nguồn lửa chính, đốt cháy mãnh liệt những khao khát đam mê.
Nói tóm lại, khi bạn đã xác định được đam mê, tìm ra được mong ước chính. Bạn phải vạch ra một kế hoạch, vẽ sẽ lộ trình dẫn đến ước mơ. Rồi chạm từng bước một để tiến đến ước mơ của chính bạn. Đam mê không đơn giản là đam mê. Đam mê là sự say mê, ham học hỏi với mong ước thực hiện phát triển những ước mơ của chính mình.
Hãy cùng nhau nhìn lại ý nghĩa sứ mệnh của “Đ A M M Ê”
D: Definite (xác định) – Xác định rõ sở thích và sở trường của bản thân
A: Advance (đưa ra) – Đưa ra quyết định có ý nghĩa nhất với niềm đam mê của chính bạn.
M: Must do it (phải hành động) – Bật chế độ phải hành động thay cho trạng thái sẽ hành động để tìm ra sở thích và sở trường của bản thân.
M: More Learning (Học hỏi thêm) – Thói quen học hỏi thêm các kiến thức và kinh nghiệm mới.
E: Enthuse (say mê) – Say mê, ham học hỏi với mong ước thực hiện phát triển những ước mơ.
Đam mê gần như là mục tiêu sống của cuộc đời mà bạn đang muốn kiên trì, theo đuổi.
>> Để dân sales vượt qua ngưỡng hài lòng và vùng dậy làm việc