Mục lục
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, số lượng doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm tương tự nhau ngày càng nhiều. Chìa khóa để doanh nghiệp gây ấn tượng với khách hàng, bán hàng hiệu quả chính là “điểm khác biệt” (Unique selling point). Cùng tìm hiểu cụ thể về chiến lược tạo ra giá trị cạnh tranh của thương hiệu ngay dưới bài viết này nhé!
1. Chiến lược khác biệt hóa là gì?
Điểm khác biệt là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường. Khác biệt giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trở nên độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược khác biệt hóa là một chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên đặc điểm riêng của sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp, được thị trường chấp nhận và đánh giá cao. Mục tiêu của chiến lược này là để tạo ra sản phẩm và dịch vụ được người tiêu dùng coi là duy nhất trong mắt họ.
Thuật ngữ khác biệt hóa thường ám chỉ sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Khi một doanh nghiệp triển khai chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng theo một cách mà các đối thủ không thể có được, họ có thể thiết lập giá bán cao hơn rất nhiều so với giá trung bình của ngành.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Xây dựng hệ thống kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả”
2. Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh doanh và tiếp thị. Bằng cách tạo ra sự phân biệt và độc đáo, chiến lược này giúp các doanh nghiệp:
Trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, nếu doanh nghiệp không có sự khác biệt, thì sẽ bị tụt lại phía sau. Bằng cách triển khai các chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể tạo ra điểm mạnh so với đối thủ và thu được nhiều lợi ích hơn.
Sự khác biệt giúp giảm thiểu sự khan hiếm về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn nữa, mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giảm đi đáng kể. Tóm lại, thông qua chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể cạnh tranh mạnh mẽ và thu được nguồn thu lớn hơn.
Tạo ra lượng khách hàng trung thành
Người tiêu dùng thường ưa thích sở hữu một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và riêng biệt. Khi doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, lựa chọn của người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể do chiến lược khác biệt hóa.
Do đó, họ sẽ không chấp nhận bất kỳ thương hiệu nào khác nếu không bị thuyết phục. Vì vậy, các công ty cần tận dụng lợi thế từ lòng trung thành của khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh.
3. Nguyên tắc tạo ra điểm khác biệt
Một số nguyên tắc giúp thương hiệu của bạn có thể tạo ra điểm khác biệt:
- Hiểu rõ khách hàng: Nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng là yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Nghiên cứu và phân tích đối tượng khách hàng của bạn để hiểu rõ họ cần gì và muốn gì.
- Tập trung vào giá trị độc đáo: Tìm ra những yếu tố độc đáo và khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tập trung vào những ưu điểm đặc biệt và giá trị mà bạn có thể mang đến cho khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Tạo ra một hình ảnh thương hiệu độc đáo và nhận diện. Điều này bao gồm việc phát triển một logo, slogan và thông điệp thương hiệu sáng tạo và sâu sắc.
- Tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo: Tạo ra một trải nghiệm khách hàng đặc biệt và khác biệt từ khi khách hàng tiếp cận sản phẩm của bạn cho đến khi họ sử dụng nó. Điều này có thể là dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, giao hàng nhanh chóng hoặc các chương trình khuyến mãi độc đáo.
- Đổi mới và sáng tạo: Luôn tìm kiếm những ý tưởng mới và cách tiếp cận khác biệt để phục vụ khách hàng. Để tạo ra điểm khác biệt, bạn cần liên tục làm mới sản phẩm, dịch vụ và cách tiếp cận của mình.
- Tạo mối quan hệ khách hàng bền vững: Xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng bằng cách tạo ra giá trị và sự tin tưởng. Điều này giúp tạo ra sự khác biệt và đảm bảo khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.
4. Cách tạo ra điểm khác biệt của thương hiệu
Muốn bán được sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng, trước hết chính bạn cần nhìn rõ những giá trị khác biệt mà sản phẩm/ dịch vụ của mình đem lại. Đa phần các doanh nghiệp thành công, đều sử dụng USP trong các chiến lược tiếp cận khách hàng. Điểm độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ có thể đến từ nhiều yếu tố như: đặc tính sản phẩm, cơ cấu giá, chất lượng dịch vụ,… Dưới đây là cách để bạn tìm ra “điểm khác biệt độc nhất” cho sản phẩm/ dịch vụ của mình và sử dụng nó để phát triển bán hàng:
Đặt bạn vào vị trí khách hàng
Các chủ doanh nghiệp “yêu” sản phẩm nhưng họ thường quên mất một điều rằng: họ đang phục vụ khách hàng chứ không phải chính bản thân mình. Bắt đầu lại từ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp và cẩn thận xem xét kỹ lưỡng những gì khách hàng của bạn thực sự muốn. Giả sử bạn sở hữu một tiệm pizza. Chắc chắn khách hàng vào tiệm của bạn để ăn. Nhưng có phải ăn là tất cả những điều họ muốn khi bước vào đây? Điều gì sẽ khiến họ bỏ qua các sản phẩm thay thế/ đối thủ cạnh tranh khác và quay trở lại với cửa hàng của bạn? Câu trả lời rất đa dạng đó có thể là: chất lượng sản phẩm; nhân viên thân thiện, lịch sự; cửa hàng sạch sẽ hoặc dịch vụ khách hàng tốt.
“Đi trong đôi giày của khách hàng” để hiểu họ thực sự tìm kiếm điều gì?
Nên nhớ rằng giá cả không phải là lý do duy nhất khiến khách hàng mua sản phẩm. Nếu đối thủ của bạn đánh bại bạn về mặt giá cả, bạn phải tìm ra một đặc điểm bán hàng khác để giải quyết nhu cầu khách hàng, sau đó phát triển việc bán hàng và nỗ lực quảng cáo xung quanh đặc điểm đó.
Liên tưởng với Getfly CRM một điểm khác biệt nổi bật của chúng tôi chính là với giao diện thân thiện và dễ sử dụng. Chính vì thế khách hàng không mất nhiều thời gian nghiên cứu cách sử dụng và lựa chọn tiếp tục gia hạn sử dụng giải pháp của chúng tôi.
Biết được điều gì thúc đẩy khách hàng và quyết định mua hàng
Tiếp thị hiệu quả đòi hỏi bạn phải trở thành một nhà tâm lý học nghiệp dư. Bạn cần biết điều gì có thể “lèo lái” và thúc đẩy khách hàng của bạn mua hàng. Ngoài những thông tin về khách hàng như tuổi, giới tính, chủng tộc, thu nhập và vị trí địa lý,… mà hầu hết các doanh nghiệp thu thập để phân tích xu hướng mua hàng bạn còn phải tìm hiểu thêm những thứ khác.
Ví dụ như đối với một tiệm bánh pizza, chỉ biết rằng 75% khách hàng nằm ở độ tuổi 18 đến 25 là không đủ. Bạn cần phải nhìn vào động cơ thúc đẩy họ mua pizza, chẳng hạn như mùi vị, bạn bè giới thiệu, tính tiện lợi…
Động cơ khiến các công ty cần sử dụng Giải pháp Quản lý và chăm sóc khách hàng Getfly CRM chính là việc họ luôn mong muốn gia tăng lợi nhuận từ tệp khách hàng hiện tại, gia tăng hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên. Đó chính là điều mà Getfly có thể giúp bạn.
Tìm ra lý do chính xác vì sao khách hàng mua hàng của bạn thay vì mua của người khác
Cách đơn giản nhất để biết câu trả lời là hỏi người nắm giữ nó, cụ thể trong trường hợp này khách hàng của bạn chính là người có thể cung cấp câu trả lời tốt nhất. Ví dụ như một chủ tiệm pizza có thể hỏi khách hàng tại sao họ thích ăn bánh của mình hơn là ở nơi khác, “nhờ vả” khách hàng đánh giá những giá trị mà cửa hàng cung cấp chẳng hạn như mùi vị, kích thước, thành phần, không khí, dịch vụ,…
Nếu cửa hàng của bạn chỉ mới mở, bạn sẽ không có nhiều khách hàng có thể hỏi, vậy thì hãy thử “tham khảo” ý tưởng từ các đối thủ cạnh tranh. Nhiều nhà bán lẻ thường xuyên ghé vào cửa hàng của đối thủ để xem cách họ bán hàng. Bạn cũng có thể trò chuyện và thăm dò chính những khách hàng của đối thủ để biết rằng vì sao họ thích/không thích sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Các khách hàng của Getfly cảm thấy thích thú vì tính tiện dụng, dễ dùng của giao diện phần mềm Getfly CRM hay tính năng “thông báo” mỗi khi có khách hàng mới hay cập nhật mới trong lịch sử khách hàng. Họ không cần quá nhiều thời gian để làm quen với cách sử dụng Getfly CRM như các phần mềm khác. Chính vì thế Getfly nhanh chóng trở thành một công cụ đắc lực của khách hàng trong công việc của họ.
Sau khi hoàn thành 3 bước thu thập thông tin này, bạn phải bước sang một bước sang một bước khác quan trọng nhất. Xóa tất cả những thiên kiến của bạn về sản phẩm/ dịch vụ của bạn, thành thật trả lời các câu hỏi: Bạn đang sở hữu những giá trị/ tính năng nổi bật nào mà khách hàng quan tâm? Bạn có thể làm gì để cải thiện, nâng cấp những giá trị/ tính năng nổi bật đó? Làm sao để khách hàng chú ý đến USP của bạn?
Điểm khác biệt của doanh nghiệp chính là vũ khí tối thượng giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, ghi lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng và từ đó tạo nên những lợi thế cạnh tranh dài hạn giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển bền vững trên thị trường. Chính vì thế, USP quan trọng với doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào? Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa định hình được điểm khác biệt cho sản phẩm/ dịch vụ của mình cung cấp, hãy bắt đầu tìm kiếm nó ngay bây giờ! Chúc các bạn thành công.
>>> Bài viết liên quan:
Tiết lộ chìa khóa thành công cho doanh nghiệp của bạn: CRM bất động sản
Bật mí ứng dụng của kim tự tháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn
Là một sản phẩm thuần Việt, được 4500+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
- Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
- Thao tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
- Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
- Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
- Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM
Getfly – Để khách hàng mua trọn đời!