Mục lục
Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách của hầu hết các doanh nghiệp. Đẩy nhanh chuyển đổi số là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp đối mặt với những thách thức trong thời kỳ bình thường mới thứ 2. Do vậy các xu hướng chuyển đổi số là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, Getfly CRM sẽ gửi tới các doanh nghiệp 6 định hướng chuyển đổi số nổi bật trong năm 2022.
Thúc đẩy sự phối hợp nội bộ trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Theo Gartner – một đơn vị nghiên cứu dữ liệu khách hàng toàn cầu, chuyên tư vấn công cụ cho các nhà lãnh đạo về CNTT, tài chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng,… ước tính số lượng những công ty sử dụng các nền tảng cộng tác, kết nối trong công việc tăng gần 44% kể từ năm 2019 đến nay.
Theo một khảo sát quy mô toàn cầu được thực hiện bởi McKinsey, 20% nhân sự trình độ cao từ nhiều lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, CNTT,… cho biết họ không cần có mặt tại văn phòng mà năng suất và chất lượng công việc vẫn được đảm bảo. Tự động hóa kết hợp công nghệ hiệu quả sẽ đóng một vai trò quan trọng trong một môi trường làm việc.
Sự bùng nổ của những sáng kiến công nghệ
Số lượng các sáng kiến chuyển đổi số được ghi nhận tăng gấp đôi so với thời kỳ trước đại dịch. Các báo cáo của Gartner cho thấy các tổ chức ứng dụng các công cụ phần mềm mới vào hoạt động kinh doanh có thể chuyển đổi số nhanh gấp 2.5 lần. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu các doanh nghiệp cần lựa chọn, biến đổi những công cụ phù hợp với nhóm ngành họ đang hoạt động.
Dự đoán đến năm 2024, 80% sản phẩm và dịch vụ công nghệ sẽ được xây dựng bởi những người không phải là chuyên gia công nghệ. Các công cụ phát triển được hỗ trợ bởi AI ngày càng đem lại nhiều giá trị và đượ coi là chìa khóa thành công. Thống kê cho thấy 77% các nhà kinh doanh công nghệ thường xuyên sử dụng kết hợp các công cụ tự động hóa, tích hợp ứng dụng và AI trong công việc hàng ngày.
Mặt khác, 80% nhân sự từ các công ty trên toàn cầu đều cho rằng nếu như dữ liệu được quản lý hiệu quả và những tiềm năng mới của công nghệ thông tin được khám phá, doanh nghiệp của họ có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Hơn một phần ba người dùng (chiếm khoảng 36%) người dùng không chuyên về công nghệ thông tin có thể tích hợp các ứng dụng và nguồn dữ liệu thông qua API một cách dễ dàng.
Hyperautomation mở khóa giá trị kỹ thuật số
Hyperautomation nghĩa là tự động hóa quy mô toàn doanh nghiệp thông qua việc tái sử dụng các quy trình và triển khai nhiều khả năng công nghệ tích hợp – ví dụ như tự động hóa quy trình bằng robot (RPA). Tự động hóa được dự báo sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp.
Theo ước tính thị trường này sẽ tăng trưởng 24% đạt mốc 600 tỷ đô tính đến năm 2022. Các nghiên cứu cũng chỉ ra 93% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mong đợi sẽ được sử dụng RPA vào năm 2023. Các sáng kiến về tự động hóa như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chiến lược như cải thiện năng suất tăng 96% và làm tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng lên đến 93%.
Chatbots hiện đang là lĩnh vực tự động hóa nhận được sự chú ý. Bởi hơn 80% khách hàng mong muốn nhận được phản hồi ngay lập tức khi họ liên hệ với một doanh nghiệp. Do vậy, việc áp dụng chatbot trả lời tin nhắn tự động được phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Hơn 80% doanh nghiệp cho rằng những lo ngại về bảo mật đang làm chậm tốc độ chuyển đổi số của họ. 73% nhà quản trị khẳng định bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của họ kể từ khi hệ thống của họ bắt đầu số hóa. Có thể thấy vấn đề bảo mật hiện đang là rào cản lớn cho các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số. API – giao diện lập trình ứng dụng phổ biến nhất hiện nay sẽ là mục tiêu hàng đầu của những cuộc tấn công trên nền tảng số. Điều này ảnh hưởng lớn đến các ứng dụng web của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề bảo mật dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số cần được chú trọng quan tâm.
Công nghệ điện toán đám mây phân tán
Đây là xu hướng phân bổ các dịch vụ lưu trữ đám mây đển những điểm nằm ngoài trung tâm dữ liệu vật lý của nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây mà nhà cung cấp vẫn kiểm soát các dịch vụ này. Trong điện toán đám mây phân tán, nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của đám mây bao gồm kiến trúc dịch vụ, phân phối, vận hành, quản trị và cập nhật.
Sự phát triển từ đám mây công cộng tập trung sang đám mây công cộng phân tán mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ điện toán đám mây. Hơn 97% nhà quản lý CNTT đang có kế hoạch phân phối khối lượng công việc trên hai hoặc nhiều đám mây để tăng cường khả năng phục hồi và hỗ trợ các yêu cầu quy định.
Sử dụng một nguồn dữ liệu duy nhất
Thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ dữ liệu. Theo IDC, chỉ riêng trong năm 2020, hơn 64 zettabyte (ZB) đã được tạo ra và khối lượng này dự kiến sẽ tăng với tốc độ 23% cho đến năm 2025. Đây là một thách thức lớn đối với những doanh nghiệp đang cố gắng tích hợp, phân tích, khai thác dữ trên những dữ liệu lớn này.
Những có khó khăn trong tiếp nhận công nghệ mới, các hệ thống thông tin độc quyền, cũng như những thiếu sót trong chiến lược sử dụng dữ liệu dài hạn sẽ là rào cản lớn cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Tích hợp và thống nhất dữ liệu trên một kênh duy nhất đã và đang trở thành nhu cầu tiên quyết của các công ty.
Trên đây là những xu hướng chuyển đổi số dự báo sẽ trở nên bùng nổ hơn trong tương lai. Doanh nghiệp có thể hợp tác với các công ty tư vấn chuyển đổi số như Getfly CRM để có được giải pháp và chiến lược chuyển đổi phù hợp nhất phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.
Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả