Mục lục
Khách hàng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc xác định khách hàng tiềm năng cần phải tập trung làm tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm. Vậy thế nào là khách hàng tiềm năng? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau.
Khái niệm
Khách hàng tiềm năng là người có mong muốn sở hữu hoặc có nhu cầu về sản phẩm đó trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Khác với những nhóm khách hàng đã sử dụng và mua sản phẩm, khách hàng tiềm năng là những đối tượng chưa sẵn sàng tiếp nhận hoặc cần có thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để đi đến quyết định mua hàng.
Lý do giải thích cho việc “chưa bao giờ quyết định hay lựa chọn mua” của khách hàng bao gồm những khách hàng tiềm năng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, chưa biết về sự tồn tại của sản phẩm/dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp bạn, hoặc chưa tin tưởng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể làm họ thỏa mãn, hài lòng…
Khác với khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng chưa sẵn sàng trung thành với sản phẩm của bạn. Bạn cần một thời gian dài để tiếp xúc, tạo được lòng tin ở họ sau nhiều lần trải nghiệm để hiểu được nhu cầu, mong muốn của họ. Từ đó, bạn có thể biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng thân thiết.
Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là đối tượng khách hàng cụ thể có cùng các thuộc tính như độ tuổi, sở thích, giới tính mà doanh nghiệp muốn tiếp cận trong giai đoạn thị trường nhất định. Đối tượng khách hàng này cũng là nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp và được xác định ngay từ những bước đầu tiên khi lên kế hoạch chiến lược bán hàng. Khách hàng mục tiêu là trung tâm mà các chiến lược, hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhắm đến, được xác định thông qua phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Xét một cách chi tiết hơn, thì khách hàng tiềm năng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu và doanh nghiệp phải trải qua quy trình tiếp thị, quảng bá hay chăm sóc để biến khách hàng mục tiêu trở thành khách hàng tiềm năng. Nhưng nhìn chung cả khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu đều là nhóm đối tượng có thể trở thành những người mua hàng hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Vai trò của khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động marketing, là các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến và khai thác trong các chiến lược, hoạt động gia tăng, mở rộng thị phần của mình. Hãy nhớ rằng số lượng khách hàng tiềm năng trên thị trường là có hạn.
Bên cạnh đó, khi tìm ra lý do tại sao khách hàng tiềm năng không mua dịch vụ tiếp thị do doanh nghiệp cung cấp, doanh nghiệp có thể biết mình thiếu những gì để có lợi thế cạnh tranh (chất lượng sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi, v.v.)
Phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Sử dụng mạng xã hội
Với lượt truy cập lớn, một số mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Youtube đã trở thành những cây cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng của họ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác, tìm thấy đối tượng mà họ hướng tới. Facebook còn là phương pháp thu thập thông tin khách hàng hiệu quả, đồng thời cũng đưa thông tin nhanh chóng đến đúng đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp.
Tận dụng nguồn khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
Khách hàng cũ và khách hàng hiện tại là một nguồn tài nguyên hoàn hảo vì họ đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và việc tiếp cận đối tượng này khá dễ dàng. Tận dụng nguồn khách hàng thân thiết chính là cách thức khôn ngoan để bạn sở hữu lượng lớn khách hàng tiềm năng. Vì việc tiếp cận nguồn khách hàng đó sẽ không chỉ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về quá trình ra quyết định của họ mà còn là cơ hội tuyệt vời để thu thập nội dung cho một chiến lược bán hàng trong tương lai. Ngoài cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, khách hàng hiện tại có thể giới thiệu sản phẩm của bạn đến với mọi người xung quanh.
Thông qua các sự kiện xã hội
Hội chợ thương mại hoặc triển lãm có thể là ý tưởng tuyệt vời để bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng. Sử dụng mạng lưới cá nhân để quảng bá: Khi tìm kiếm khách hàng mới, bạn không thể bỏ qua bạn bè và những thành viên trong gia đình mình. Hãy để họ biết rõ bạn đang làm gì để họ luôn đứng về phía bạn. Bạn có thể tìm kiếm được khá nhiều khách hàng mới thông qua cách này.
Quảng cáo google, SEO
Google luôn là công cụ tiếp cận khách hàng không thể bỏ qua. Quảng cáo của google sẽ hoạt động dựa trên kết quả tìm kiếm. Bởi vậy, doanh nghiệp sẽ mất một khoản chi phí khá lớn và đây là cách tiếp cận ngắn hạn. Bởi vậy về lâu dài, bạn cần áp dụng SEO cho website với việc tối ưu hóa từ khóa nội dung.
Hi vọng bài viết giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về khách hàng tiềm năng. Hãy sử dụng thật tốt những hiểu biết này để áp dụng vào chính doanh nghiệp của bạn.
Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM