Có không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vẫn chuộng lối quản trị bằng “mưu”. Nghĩa là, ở những doanh nghiệp này người lãnh đạo thường thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý “ngầm” nhằm giám sát mọi hoạt động của nhân viên.
Ở các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp (kế toán, nhân sự, kinh doanh…), thường được cài cắm thân tín của lãnh đạo. Do đó, nhất cử nhất động của nhân viên đều được theo sát, trường hợp bất cứ nhân viên nào có ý định chống đối, làm trái ý lãnh đạo đều sẽ được báo cáo và xử lý kịp thời.
Thêm vào đó, việc quản lý doanh nghiệp bằng mưu cũng đồng nghĩ với việc người lãnh đạo tự cho toàn bộ quyết định của mình là đúng, tự mình quyết định mọi vấn đề, cũng không cần một hệ thống quản lý bằng quy chế, quy định nào cả. Cái được của quản trị doanh nghiệp bằng mưu này là người lãnh đạo kiểm soát toàn diện công việc, kịp thời đưa ra biện pháp xử lý những tình huống bất lợi. Ngược lại, cách quản trị này thường dẫn đến sự nghi kỵ lẫn nhau, mất đoàn kết nội bộ, nhân viên bất hợp tác, suy giảm động lực làm việc của nhân viên.
Xét thấy, cách quản trị bằng mưu này chỉ phù hợp với rất nhỏ bộ phận doanh nghiệp hiên nay còn đối với các doanh nghiệp lớn, điều này dường như không phù hợp. Vậy nếu không dùng mưu, liệu có bao quát được hết tình trạng doanh nghiệp? nhân viên có tập trung làm việc không?… Câu trả lời là có, hệ thống KPI sẽ đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của từng người. Nhờ vậy, đảm bảo được tính công bằng, đánh giá đúng được năng lực của từng nhân viên dựa trên những con số cụ thể thay vì đánh giá dựa trên cảm tính của người lãnh đạo.
Ứng vào thực tế SME Việt hiên nay, quản trị doanh nghiệp cần phải thay đổi – hoạch định chiến lược bằng con số thay vì dùng mưu. Cụ thể, cần xây dựng hệ thống quy chế, quy trình chặt chẽ đảm bảo tính minh bạch, tạo động lực cho nhân viên cháy hết mình thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh công bằng.
Lãnh đạo/ quản lý doanh nghiệp dựa vào chỉ số KPI để đánh giá tình trạng sức khỏe doanh nghiệp. Tương tự vậy, dựa trên KPI, quản lý và nhân viên biết được tình hình và tiến độ hoàn thành công việc ra sao? Từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Cũng nhờ có KPI, các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra được quyết định phù hợp nhất dựa hoàn toàn trên các chỉ số báo cáo chứ không phải dựa trên suy nghĩ cảm tính trước đây.
Và đương nhiên, sự thay đổi này là cần thiết, tiên quyết với bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay, nhất là trong thời đại “bão” công nghệ 4.0.