Phần mềm Getfly CRM – Câu chuyện và bài học tư duy làm giàu từ vợ chồng người đổ rác (Phần 1) sau khi đăng tải đã nhận được khá nhiều phải hồi tích cực. Hôm nay, như lời hứa với độc giả Getfly CRM tiếp tục chia sẻ bài viết “Tư duy làm giàu từ vợ chồng người đổ rác (phần 2)”.
Cuộc sống luôn thay đổi, để thích ứng được chúng ta buộc phải nhanh nhạy nắm bắt thời thế và có tư duy làm giàu.
Cuộc sống và công việc dần ổn định, một ngày nọ, sau chuyến ra Thăm quê ở ngoài Bắc trở về, hai vợ chồng cháu đem quà lên biếu tôi. Và cô cháu lại tỉ tê:
– Cô ơi khi cô mua căn nhà thứ hai cô cũng thiếu một số tiền khá lớn vậy làm cách nào cô đã mua được vậy?
– À, có gì đâu con, khi cô được người quen gợi ý mua căn nhà của họ mà mình thì không có đủ tiền. Cô cũng nói với họ như vậy và họ đang cần tiền gấp vì sự tin tưởng họ nói rằng sẽ cho mình thiếu lại một ít. Tính tới tính lui vẫn thiếu một số tiền khá lớn. Cô trình bày với ngân hàng, mình sẽ mua sau đó thế chấp chính căn nhà định mua đó cho ngân hàng và sẽ thanh toán qua ngân hàng chịu phí. Nhưng số tiền ngân hàng cho mượn vẫn còn thiếu mà cô thì vẫn muốn mua bằng được căn nhà đó.
Cô suy nghĩ mãi cuối cùng cô chợt nghĩ ra một người bạn hôm trước anh ấy hỏi cô tìm giúp một căn nhà khu vực nhà cô để đặt văn phòng đại diện cho một công ty ngoài Bình Thuận họ sẽ thuê lâu dài 10 năm.
Và cô đã đặt vấn đề với anh ấy cho thuê lại chính căn nhà của mình hợp đồng mười năm với giá rẻ hơn giá thuê so với giá trị thực tế đang cho thuê. Đổi lại cô sẽ lấy tiền thanh toán trước 10 năm luôn. Như vậy giá thuê không thay đổi trong mười năm họ tính ra tiền công ty luôn có nằm dự trữ trong ngân hàng mà giá này quá tốt so với lãi xuất ngân hàng lại thuận lợi cho cả đôi bên. Và công ty đã đồng ý. Thế là cô đã có đủ tiền để mua căn nhà thứ 2 và được sống du mục ngay trong thành phố. Phải cố gắng tận dụng mọi thứ mà mình có con à và cũng đừng ngại chuyển nhà nếu ta có thêm một căn nhà.
Trước nay, tư duy làm giàu của cô chính là hãy cố gắng tạo ra giá trị cho căn nhà của mình bằng một sự kinh doanh gì đó để tạo giá trị cho nó. Bởi giá của một căn nhà bình thường ta có thể mua nhưng căn nhà có giá trị ta khó có thể mua được. Nhưng ta có thể tạo ra được giá trị cho mỗi căn nhà ta mua bằng lỗ lực và và ý chí của mình con ạ.
Cháu tôi nghe xong nó cũng đăm chiêu ra chiều suy nghĩ. Tôi hỏi:
– Phát tài nhỉ lại muốn mua nhà nữa sao mà hỏi kĩ vậy? Xin báo trước lần này cô không có tiền cho vay đâu nhé cô cũng đang nợ ngân hàng ngập đầu đấy. Tự con tính và lo liệu nhé.
– Dạ, con biết mà con không dám phiền cô nữa đâu ạ. Mà con cũng đâu có mua nhà, con chỉ hỏi để biết cô đã làm như thế nào thôi ạ. Thôi vợ chồng con xin phép về ạ.
Bẵng đi vài tháng không thấy cô cháu lên chơi thường xuyên như thường lệ. Gọi điện hỏi thì cháu cứ bảo:
– Con bận lắm cô ơi. Khi nào con xong việc con lên chơi ạ.
Tôi không hiểu cháu làm gì mà bận vây lại nghe tin lúc này cháu ra Bắc liên tục về quê chồng không biết có chuyện gì với cháu không nữa. Hai vợ chồng phải lên nhà cháu xem sao. Tôi sợ cháu có chuyện gì không hay dấu tôi. Vì trước khi qua đời mẹ cháu đã có ý gửi gắm cháu cho tôi. Và linh tính không sai vừa tới cửa gặp ngay chị hàng xóm kéo ngay tôi vào nhà:
– Này chị, vợ chồng nó ra Bắc rồi không biết chúng nó làm ăn thế nào mà tôi thấy nó cứ ra ra vào vào liên tục. Rồi nghe đâu nó vay tiền nhiều lắm. Chả hiểu sao bây giờ nó bán luôn cả cái nhà này cho người ta rồi đấy chị ạ, rồi nó lại xin ở thuê lại chính căn nhà của nó bán cho người ta. Thế có khổ không cơ chứ, chả biết có chuyện gì vợ chồng tốt lắm nhưng hỏi nó chả nói chuyện gì cả, tội nghiệp chả hiểu làm ăn thế nào mà nợ đầm đìa nhà cửa bán sạch ở thuê như thế chứ?
Tôi nghe cũng như bị dội nước lạnh vào người. Gọi điện cho cháu thì không liên lạc được. Hai vợ chồng thăm mấy đứa nhỏ và dặn dò người giúp việc xong rồi về. Mấy bữa sau nghe tin cháu từ ngoài Bắc vào tôi lên trách cháu tại sao đấu tôi mọi việc cháu chỉ cười:
– Thì hôm trước cô chả bảo cháu tự lo là gì! Cháu tự lo được mà cô, cháu luôn làm đúng những gì cô chỉ dạy thôi. Nợ lần từ từ trả cũng hết mà. Chỉ sợ không có tư duy làm giàu, không có đường kiếm tiền trả mới lo cô ạ. Cháu cố gắng để giải quyết cô yên tâm đi nhé.
Tôi ra về vẫn rất lo lắng. Nhưng thái độ bình thản và tự tin của cháu khiến tôi yên tâm phần nào. Chắc cháu có chuyện gì đó ở quê chồng phải giải quyết cháu không muốn tôi lo lắng nên cố dấu.
Bẵng đi một thời gian mọi việc vẫn bình an. Hai vợ chồng cháu vẫn cặm cụi với những xe rác cùng các công nhân cần mẫn làm việc trả các khoản nợ.
Bỗng một hôm cháu xách xuống cho tôi lỉnh kỉnh một xe đủ thứ trái cây và đồ ăn.
– Hôm nay con xuống làm cái gì ăn mừng cô ạ
– Chuyện gì?
– Dạ mọi việc đã giải quyết xong. Có gì đâu cô, ông anh chồng có khu đất với cái ao rộng. Ông cần tiền làm ăn bán rẻ mà chả ai mua vì nó không có đường vào phải đi nhờ người ta. Con về quê thấy vậy con nghe cô kể chuyện cô mua nhà như thế nào con bèn nghĩ ra con thương lượng với chủ đất đi nhờ vào khu đất có cái ao đó mua lại khu đất của họ. Nhưng họ bán giá cao quá con không đủ tiền. Con mượn lung tung cả vẫn không đủ. Con nghĩ cô cho thuê được nhưng nhà con ai thuê kiểu đó chứ. Con gọi bán rẻ cho họ rồi con thuê lại với giá cao thế là họ đồng ý ngay. Và con có tiền mua đất. Sau đó con thuê xe ủi san lấp hết thành một khu đất mặt tiền tuyệt vời và con bây giờ con đã bán nó với giá gấp 4 lần giá con mua.
Thế là cùng lúc con có thể mua được hai căn nhà như căn nhà của con đấy.
Tôi thực sự khâm phục trong cách cháu tư duy làm giàu. Tôi cũng chỉ biết tôn cô cháu làm sư phụ!
>> Câu Chuyện Làm Giàu Từ Vợ Chồng Người Đổ Rác (phần 1)
Tags: làm giàu, tư duy làm giàu