Mục lục
Sales là một hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào và quy trình bán hàng chính là bộ máy trung tâm điều khiển giúp cỗ máy doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru nhất. Cùng bài viết tìm hiểu cách thức quản lý sales trong doanh nghiệp với CRM.
Quản lý nguồn khách hàng
Khách hàng có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau: từ mối quan hệ, từ khách hàng khác giới thiệu, thông tin xin được tại sự kiện hội thảo, khách hàng tự đăng ký trên website, v.v. Điều quan trọng là nhân viên bán hàng cần phải đảm bảo mọi khách hàng phải được ghi nguồn đầy đủ, từ đó bạn có cơ sở để đánh giá nguồn nào mang lại nhiều khách hàng nhất cho bạn. Hệ thống CRM cho phép liên kết với các kênh mạng xã hội, website của doanh nghiệp và tự động ghi nhận thông tin khách hàng cũng như nguồn một khi khách hàng điền thông tin vào biểu mẫu. Trường hợp bạn chủ động tìm kiếm được khách hàng bên ngoài, điều đầu tiên hãy nhập thông tin khách hàng vào hệ thống CRM để quản lý.
Quản lý tương tác với khách hàng
Sau khi đã có thông tin cơ bản về khách hàng tiềm năng (họ tên, số điện thoại, tên công ty, ngành nghề kinh doanh, v.v.) trong hệ thống CRM, nhân viên bán hàng cần tiếp cận và chăm sóc những Lead này để tạo nên cơ hội bán hàng. Bạn có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều trong số những phương pháp tiếp cận sau:
– Telesales: nhân viên bán hàng thực hiện tư vấn với khách hàng qua điện thoại. Hệ thống CRM cho phép kết nối với tổng đài và mọi cuộc gọi đều được ghi âm, lưu trữ trên hệ thống. Điều đó giúp ích bạn trong việc quản lý chất lượng cuộc gọi.
– Email/SMS marketing: bằng cách lên các kịch bản gửi Email/SMS marketing trên CRM tới khách hàng mục tiêu để tăng thêm tỷ lệ tiếp cận thông tin với khách hàng. Dựa trên nhu cầu riêng của từng nhóm khách hàng, nhân viên bán hàng có thể tùy chỉnh kịch bản và sử dụng thêm BrandName để tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như thu hút sự quan tâm của người nhận
– Các kênh mạng xã hội: Facebook, Zalo, v.v. Một hệ thống CRM tích hợp với các kênh mạng xã hội sẽ cho phép nhân viên bán hàng tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng, không bị bỏ sót khách hàng. Mọi lịch sử tương tác cũng đều được lưu trữ trên hệ thống để thuận tiện cho việc tra cứu.
Quản lý trạng thái khách hàng
Tại bước này, nhân viên bán hàng cần tiếp tục liên lạc với khách hàng để giải đáp mọi thắc mắc của họ. Đặt câu hỏi liên quan và lắng nghe xem khó khăn mà họ đang gặp phải là gì. Dựa trên cơ sở thấu hiểu nỗi đau của khách hàng, bạn có thể đưa ra sản phẩm/dịch vụ hoặc giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ. Bạn cần thuyết trình và demo sản phẩm của bạn cho khách hàng nhằm mang đến trải nghiệm thực tế. Thay vì chỉ những lợi ích họ được nghe qua lời tư vấn của nhân viên bán háng, hãy đem họ trải nghiệm trực tiếp những tính năng mà sản phẩm của bạn mang lại.
Nếu khách hàng vẫn còn những mối bận tâm, nhân viên bán hàng cần phải tìm hiểu điều gì đang cản trợ họ trong việc ra quyết định. Tháo gỡ những khúc mắc đó thì cơ hội bán hàng thành công của bạn sẽ tăng cao. Bạn có thể đưa ra những ưu đãi có giới hạn để thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định của khách hàng. Điều quan trọng là nhân viên bán hàng cần cập nhật thông tin, trạng thái khách hàng mới nhất trên hệ thống CRM để quản lý có hiệu quả. Nếu quá trình bán hàng không thành công (cơ hội kết thúc ở không thành công) thì thông tin khách hàng tiềm năng sẽ được cập nhật lại, ngược lại nếu chốt cơ hội thành công thì bạn có thể tạo ngay hợp đồng trên phần mềm, sau đó đến quá trình thanh toán hóa đơn.
Quản lý hợp đồng
Một khi đã chốt thành công đơn hàng, nhân viên bán hàng sẽ tạo hợp đồng trên hệ thống. Gửi cho khách hàng để thực hiện thủ tục ký kết và thanh toán đơn hàng. Tất cả thông tin về hợp đồng, trạng thái ký kết, tình trạng thanh toán đều có thể theo dõi trên hệ thống CRM. Bạn sẽ nhận được thông báo mỗi khi khoản tiền cần thanh toán sắp đến hạn và có kế hoạch nhắc khách hàng kịp thời, đảm bảo dòng tiền luôn đúng hạn.
Quản lý chăm sóc sau bán
Chăm sóc sau bán hàng thường giúp mang lại giá trị nhiều hơn cả việc tìm kiếm và bán sản phẩm cho khách hàng mới bởi tỷ lệ mua lại nhờ vào chăm sóc khách hàng thường rất cao. Đặc biệt, một khách hàng thỏa mãn sẽ có xu hướng giới thiệu cho bạn bè người thân và chia sẻ trên mạng xã hội. Điều đó giúp lan tỏa những đánh giá tích cực về chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng. Xây dựng hệ thống ticket tích hợp với CRM để tiếp nhận và phản hồi khách hàng nhanh chóng là bắt buộc. Đừng quên hãy đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình đào tạo hướng dẫn sử dụng hay hỗ trợ khắc phục lỗi. Đó là cả một quá trình chăm sóc lâu dài để khách hàng trở nên trung thành với doanh nghiệp.
Quản lý đội ngũ sales
Với tính năng giao việc, từng nhân viên sales có khả năng quản lý công việc của mình tốt hơn. Trước thời hạn công việc, phần mềm sẽ gửi thông báo nhắc nhở đến nhân viên để hạn chế sự chậm trễ tiến độ. Người quản lý hay trưởng nhóm cũng dễ dàng theo dõi công việc của cấp dưới và nắm bắt tình trạng của mỗi nhân viên. Từ đó không tốn nhiều thời gian báo cáo và cho phép ra quyết định hay điều chỉnh hoạt động một cách kịp thời. Đặc biệt, phần mềm CRM còn có thể tích hợp module tổng đài cho phép ghi âm và lưu trữ cuộc gọi với khách hàng trên hệ thống. Những người được cấp quyền có thể nghe lại nội dung buổi tư vấn để đánh giá và đúc rút kinh nghiệm.
Xây dựng quy trình bán hàng trên hệ thống CRM chính là bước đầu tiên để giúp cho doanh nghiệp bạn gia tăng doanh số và phát triển không ngừng.
Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.
Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM