Hiểu gì từ những con số “biết nói” trong kinh doanh?

Nếu kinh doanh là một trò chơi với những con số thì “con số” là yếu tố cuối cùng quyết định thắng – thua, thành công của doanh nghiệp. Những “con số” cho ta biết được những điều gì? Đó là số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ, doanh thu trung bình, hiệu suất mua hàng, mức độ nhận diện thương hiệu trong lòng khách hàng?…

Để đánh giá mức độ hiệu quả trong kinh doanh người ta dựa trên những số liệu đo lường, quản lý khách hàng/ kinh doanh. Cụ thể:

Mức độ trung thành của khách hàng

Mức độ trung thành của khách hàng hay còn gọi là giá trị suốt đời của mỗi khách hàng. Dựa trên công thức tính, số lần mua hàng và chi phí bỏ ra mỗi lần mua hàng, có thể biết được giá trị suốt đời của khách hàng đó là bao nhiêu?

Làm phép tính đơn giản, nếu trung bình mỗi lần mua hàng là 10 USD, 5 lần/ năm x 5 năm, giá trị suốt đời của khách hàng cho doanh nghiệp là 250 USD.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Giả dụ, doanh nghiệp của bạn chạy quảng cáo trong khoảng 2 tuần, thu hút về cho bạn khoảng 10.000 khách hàng tiềm năng. Trong đó có khoảng 100 người thực sự mua hàng. Tỷ lệ lúc này là 1%, qua đó đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo thu hút khách hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Doanh thu

Doanh thu trung bình đóng vai trò quan trọng, dựa trên những con số/ báo cáo có thể biết được tình hình kinh doanh sản phẩm/ mặt hàng đó hiệu quả hay không. Từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý.

Gía trị mỗi lần bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xoay vòng vốn, gia tăng doanh số bán hàng. Trong mỗi lần bán hàng, hãy thử áp dụng chiến lược “bạn muốn dùng kèm thêm gì không?” với mức giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng sử dụng. Những sản phẩm dùng kèm thêm có mức giá nhỏ nhưng lại góp phần tăng doanh thu nhanh chóng.

Ví dụ: Ở những cửa hàng bán gà rán/ bánh ngọt thường hay có mục upsell thêm nước hay kem…

Tỷ lệ phản hồi qua email

Tỷ lệ phản hồi email phụ thuộc nhiều vào mức độ quen biết/ nhận diện thương hiệu của khách hàng. Cụ thể, trong 1.000 mail bạn gửi đi, phần trăm phản hồi của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ sẽ cao hơn những khách hàng mới (chưa từng sử dụng/ biết đến thương hiệu của bạn).

Hiệu suất mua hàng

Hiệu suất mua hàng giúp nhà quản lý khoanh vùng được đối tượng khách hàng, những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng cao.

Nghiên cứu đúng nhu cầu, sở thích đối tượng khách hàng này giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm thích hợp, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Đồng thời có được những biện pháp chăm sóc khách hàng phù hợp, biến đối tượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành.

Thử ví dụ, bạn bên sàn BĐS, sàn của bạn cần 10 khách hàng triển vọng để thiết kế 5 cuộc hẹn và có được 1 khách hàng quan tâm thực sự. Vậy nên nếu muốn có được 100 khách hàng bạn cần khảo sát 1000 người.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng

Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention) ngày càng tăng là điều mà mọi công ty nên hướng tới. Nó thường được đo dựa trên tổng số lượng khách hàng tái mua hàng chia cho tổng số khách hàng.

Ai cũng biết rằng việc giữ chân khách hàng sẽ ít tốn kém hơn so với việc thu hút một khách hàng mới. Không có giá trị cụ thể nào có thể áp dụng chung cho tất cả vì nó thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh và lĩnh vực.

Ví dụ một đại lý ô tô vẫn có thể phát triển ngay cả khi tỷ lệ giữ chân khách hàng thấp, trong khi cửa hàng bán lẻ trực tuyến nên cố gắng có tỷ lệ cao để có thể phát triển bền vững về lâu dài. Hình ảnh thương hiệu tích cực và điểm hài lòng cao sẽ trực tiếp tăng khả năng giữ chân khách hàng của bạn.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng
Tỷ lệ giữ chân khách hàng

Chỉ số đo lường số hành động trên mỗi tương tác (Actions per engagement)

Các doanh nghiệp mà đang cố gắng duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng nên phân tích mức độ thường xuyên khách hàng phản hồi. Một khi doanh nghiệp nắm được các mô hình phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết cần số lần họ phải tiếp cận được với khách hàng trước khi khách hàng mua hàng.

Chỉ số hành động trên mỗi tương tác cho phép người bán biết khi nào khách hàng mục tiêu dừng trả lời tin nhắn, hủy đăng ký nhận newsletter, chặn trang hoặc đơn giản là dừng phản hồi với trang. Doanh nghiệp có thể dùng các mô hình này để tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Nếu một khách hàng tiềm năng ngừng phản hồi sau 5 lần liên lạc, doanh nghiệp sẽ biết làm thế nào để không lãng phí thời gian vào những khách hàng chắc chắn sẽ không mua hàng.

Hiểu rõ, phân tích và biết sử dụng “con số” biết nói giúp người quản lý đưa ra được những quyết định sáng suốt hoặc đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong tương lai. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, đường hướng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

Là một sản phẩm thuần Việt, được 4000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:

– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất

– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile

– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình

– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác

– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả

Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM

Tags: ,