Mục lục
Khép lại năm 2021 với nền kinh tế biến động, dự báo năm 2022 không mấy khả quan khi phải đối mặt với nhiều rủi ro. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thương mại quốc tế được dự báo sẽ suy giảm, giá cả hàng hóa quốc tế, đặc biệt là giá hàng nguyên liệu có xu hướng biến động, một số nước lớn sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng cường chính sách bảo hộ thương mại.
Môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi đã làm bộc lộ hàng loạt nhứng điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nối bật phải kể đến là việc quản trị dòng tiền thiếu bài bản và yếu về chiến lược dài hạn. Cụ thể:
Chưa chú trọng xây dựng và truyền đạt chiến lược công ty trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là một trong những hạn chế, thiếu sót của phần đa các doanh nghiệp. Chiến lược là cơ sở để phân bổ nguồn lực tiền mặt hiệu quả, có một kế chiến lược không hoàn hảo vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc không xây dựng chiến lược. Việc không xây dựng được một chiến lược rõ ràng, toàn diện khiến công ty thiếu đi cơ sở quan trọng nhất để phân bổ hiệu quả nguồn lực tiền mặt, nhân sự đi kèm.
Để xây dựng được một bản chiến lược chi tiết rõ ràng đòi hỏi người lập – chủ doanh cần nắm được số liệu, thực trạng doanh nghiệp, song song với đó là quá trình thu thập và phân tích thông tin đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra được những chiến lược khả thi, gia tăng lợi thế doanh nghiệp so với đối thủ.
Chưa xây dựng các chỉ tiêu đo lường chiến lược
Đa phần các doanh nghiệp mắc phải tình trạng: chưa xây dựng các chỉ tiêu đo lường chiến lược thông qua việc áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC). Chính yếu tố này tạo nên khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả của việc thực thi chiến lược
Trong các cuộc họp ban quản trị vẫn thường tập trung nhiều về các vấn đề tác nghiệp, ít đề cập/ bàn luận đến những vấn đề chiến lược.
Chưa có các chuyên viên tài chính chuyên nghiệp
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường không có vị trí chuyên viên tài chính chuyên nghiệp. Nếu có cũng chỉ là những người thuộc bộ phận kế toán kiêm nhiệm nhưng chủ yếu vẫn thực hiện các công việc kế toán.
Mặt khác, xét về năng lực và tầm quan trọng của bộ phận tài chính vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhiêm vụ. Ở một số số doanh nghiệp, mảng tài chính vẫn do ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị phụ trách.
Xây dựng kế hoạch dòng tiền dài hạn gắn với chiến lược vẫn còn hạn chế
Việc xây dựng kế hoạch dòng tiền dài hạn (3 năm, 5 năm, 7 năm) gắn với chiến lược doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Hoặc nếu có, việc lập kế hoạch dòng tiền đó cẫn chưa thực hiện phân tích độ nhạy, phân tích tình huống… chưa được kiểm nghiệm về sức chịu đựng trong từng bối cảnh kinh tế, thị trường lên xuống, suy giảm khác nhau.
Những hạn chế, yếu kém trong quản trị dòng tiền về mặt chiến lược kết hợp với việc thiếu các công cụ quản lý tài chính khiến cho việc quản trị trở nên khó khăn gấp bội.
Ứng dụng CRM trong quản lý tài chính cũng như quản trị doanh nghiệp
Trong thời đại 4.0 hiện nay, đầu tư vào công nghệ được xem là giải pháp đúng đắn cho doanh nghiệp. Sử dụng CRM trong quản lý tài chính, quản trị doanh nghiệp là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp thoát khỏi vòng luẩn quẩn về quản trị hay những vấn đề xoay quanh: chăm sóc khách hàng, đo lường hiệu quả từng chiến dịch marketing…
Nếu bạn cũng đang gặp phải những hạn chế trong quản trị như các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên, bạn đang tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó? Hãy liên hệ với chúng tôi – Getfly để được tư vấn và hỗ trợ!
Là một sản phẩm thuần Việt, được 3000+ doanh nghiệp thuộc 200+ ngành nghề tin tưởng lựa chọn, Giải pháp phần mềm Getfly CRM là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp:
– Đồng bộ dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất
– Thác tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
– Loại bỏ thao tác thừa trong quy trình
– Tiết kiệm 5-10 phút trong mỗi thao tác
– Nâng cao năng suất, tối ưu hiệu quả